Hai ngày sau, ba mẹ cháu biết nên không đồng ý cho bé bán tiếp và tỏ ra tiếc về 3 tờ vé số đó. Anh An trong xóm thấy vậy nên xúi giục ba mẹ cháu đòi anh Lành phải chia cho 1 tờ vé số vì cháu khi bán không có sự đồng ý của ba mẹ. Nếu anh Lành không đồng ý thì sẽ khởi kiện yêu cầu Tòa tuyên vô hiệu. Cho tôi hỏi trong trường hợp này có thể yêu cầu Tòa tuyên vô hiệu hay không?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật dân sự của công ty luật MINH KHUÊ.
Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Cơ sở pháp lý:
Nghị định số 30/2007/NĐ-CP của Chính phủ : Về kinh doanh xổ số
Nghị định 78/2012/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 30/2007/NĐ-CP.
Thông tư 75/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết về hoạt động kinh doanh xổ số
Nội dung tư vấn:
Điều 116 Bộ Luật Dân sự quy định: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Như vậy, giữa cháu Ngân và anh Lành đã xác lập và thực hiện một giao dịch dân sự.
Theo đó, để giao dịch dân sự có hiệu lực thì giao dịch đó phải thỏa mãn những điều kiện sau đây:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Trong trường hợp này, cháu Ngân là người chưa thành niên (người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi), chưa có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, vì vậy theo quy định tại Điều 21 Bộ luật dân sự thì: ”Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.”
Đại diện theo pháp luật của cá nhân gồm một trong các trường hợp được quy định tại Điều 136 Bộ luật dân sự như sau:
"Điều 136. Đại diện theo pháp luật của cá nhân
1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự."
Như vậy, cha, mẹ cháu Ngân là người đại diện theo pháp luật của cháu, việc cháu Ngân đi bán vé số phải được sự đồng ý của cha, mẹ cháu.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 1 Nghị định 78/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 30/2007/NĐ-CP:
"Điều 11. Phân phối vé số
1. Doanh nghiệp kinh doanh xổ số phải đảm bảo cung ứng đủ số lượng vé theo từng loại ký hiệu đã thông báo phát hành để khách hàng lựa chọn kết quả tham gia dự thưởng.
2. Vé số được doanh nghiệp kinh doanh xổ số phân phối tới khách hàng theo các phương thức:
a) Bán trực tiếp cho khách hàng;
b) Thông qua hệ thống đại lý xổ số;
c) Thông qua các thiết bị điện tử, phương tiện viễn thông, Internet.
3. Số lượng vé của từng đợt phát hành do doanh nghiệp kinh doanh xổ số quyết định cụ thể nhưng không được vuợt quá hạn mức số lượng, giá trị vé phát hành hoặc phải đảm bảo tỷ lệ tiêu thụ vé bình quân tối thiểu trong từng thời kỳ do Bộ Tài chính quy định"
Và tại Điểm a khoản 1 Điều 16 Thông tư 75/2013/TT-BTC:
"Điều 16. Đại lý xổ số
1. Điều kiện làm đại lý xổ số:
a) Đối với cá nhân:
- Là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, thường trú tại Việt Nam;
- Không phải là người đang có tiền án, tiền sự; không phải là người bị hạn chế về năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
- Không phải là người lao động, viên chức quản lý làm việc tại công ty xổ số kiến thiết đó hoặc công ty xổ số kiến thiết hoạt động trong cùng địa bàn khu vực;
- Không phải là vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột, anh, chị, em nuôi của Chủ tịch, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán, Kiểm soát viên và cấp trưởng, cấp phó các phòng, ban nghiệp vụ của công ty xổ số kiến thiết đó hoặc công ty xổ số kiến thiết hoạt động trong cùng địa bàn khu vực;
- Đáp ứng được yêu cầu về bảo đảm thanh toán theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh toán đối với công ty xổ số kiến thiết;
- Có văn bản cam kết tuân thủ đầy đủ các quy định của công ty xổ số kiến thiết khi trở thành đại lý xổ số."
Như vậy đối chiếu các quy định trên thì việc phân phối vé số sẽ được doanh nghiệp kinh doanh xổ số phân phối cho đại lý xổ số mà điều kiện làm đại lý vé số theo quy định là công dân từ đủ 18 tuổi trở lên. Hơn nữa nếu bà ngoại của cháu Ngân đủ điều kiện là đại lý xổ số thì việc ủy quyền của bà cho cháu bé cũng là vô hiệu vì cá nhân tham gia là người đại diện theo ủy quyền khi họ từ đủ 15 tuổi nên. Do đó giao dịch giữa cháu và anh Lành vô hiệu do việc tham gia giao dịch của cháu phải thông qua người đại diện hợp pháp. Do đó, gia đình có quyền khởi kiện giao dịch trên vô hiệu theo Điều 125 Bộ luật dân sự:
"Điều 125. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:
a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;
b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;
c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự."
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật, về luật đất đai và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email:lienhe@luatminhkhue.vnđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn pháp luật dân sự.