NỘI DUNG TƯ VẤN​

1. Giá trị thương mại của tri thức truyền thống trong các ngành công nghiệp văn hóa:

Giá trị thương mại của tri thức truyền thống trong công nghiệp văn hoá có khuynh hướng tập trung trong lĩnh vực nghệ thuật và nghề thủ công, du lịch văn hoá, âm nhạc, đa phương tiện và xuất bản, kiến trúc và thời trang. Đáng tiếc là hiện có rất ít dữ liệu kinh tế về giá trị đóng góp của tri thức truyền thống đối với các ngành công nghiệp này. Những thông tin và thí dụ thu thập được chủ yếu là ở Ôx-trây-li-a, Ca-na-đa, Niu-di-lân và Hoa Kỳ.

Các ngành nghệ thuật và thủ công nghiệp bao gồm ba khu vực lớn có tác động tới sự sống còn và sự bảo hộ của tri thức truyền thống. Ba khu vực đó là:

  • Hàng lưu niệm nghệ thuật và thủ công (đổ lưu niệm) chủ yếu cho công nghiệp du lịch;
  • Nghệ thuật truyền thống được tạo ra dưới dạng mỹ thuật dành cho hoạt động sưu tập công và sưu tập cá nhân;
  • Tài sản văn hoá, chủ yếu bao gồm vật dụng nghi lễ truyền thống được mua bán ở nhà đấu giá, dành cho những nhà sưu tầm và đầu tư sành sỏi.

Nghệ thuật lưu niệm truyền thống thường bao gồm vật lưu niệm không tinh xào, mang theo người được, giá rẻ và rất hay gặp ở sân bay cũng như khu mua sắm ở những địa điểm du lịch lớn. Trong khi một số vật phẩm này - tranh nhỏ, giỏ đan, hình chạm khắc - do những người thợ thủ công truyền thống làm, thì nhiều cái không phải như vậy. Nhiều vật phẩm du lịch được sản xuất hàng loạt, sử dụng phong cách nghệ thuật truyền thống chung trên những đổ vật không mang tính truyền thống như áo phòng, khăn lau dụng cụ ăn, khăn lót đĩa ăn, quân bài, xà-rông, bưu thiếp, khay và thùng giữ lạnh đổ uống, lịch, đệm chuột máy tính, và v.v. Đôi khi kiểu dáng truyền thống được sử dụng theo li xăng, nhưng hầu hết thì không.

Nhìn từ góc độ SHTT trong ba khu vực thị trường được xác định ở trên, chính thị trường hàng lưu niệm truyền thống là thị trường để ngỏ nhất cho hành vi lạm dụng. Vì kiểu dáng áp dụng cho những vật phẩm như khăn lau dụng cụ ăn là kiểu dáng chung trong hẩu hết mọi trường hợp nên chúng không cấu thành hành vi lạm dụng đối với tác phẩm của một nghệ nhân truyền thống cụ thể nào. Trong trường hợp sử dụng bức hoạ trên đá hoặc hang động, các hình ảnh này có thể có hàng nghìn năm tuổi nhưng vẫn là di sân thiêng liêng của riêng một dân tộc. Vì tuổi thọ của chúng và vì không có khả năng quy chúng thuộc về ai nên chúng không được bảo hộ, ví dụ theo luật quyền tác giả. Thêm vào đó, sự cạnh tranh bằng kỹ thuật làm hàng giã trong thị trường này tưóc đoạt mất của những người thợ thủ công truyền thống lợi ích kinh tế mà họ đáng lẽ có thể được hưởng thông qua việc bán các sản phẩm sáng tạo đích thực của chính họ.

Trong phạm vi liên quan đến mỹ thuật, trong những năm 1960 và 1970 ngành nghệ thuật truyền thống ở nhiều nước đã chuyển đổi từ đổ vật mỹ thuật sang nghệ thuật trong thế giới mỹ thuật chịu sự chi phối chủ yếu của châu Âu. Ngày nay nghệ thuật truyền thống là một hoạt động kinh doanh tầm cỡ triệu đô-la. Tác phẩm nghệ thuật truyền thống được coi là có giá trị trong các bộ sưu tập lâu dài của các bảo tảng mỹ thuật lớn ở các nước trên khắp thế giới, tạo nên giá cả tương xứng với vị thế mới có của chúng.

2. Nghệ thuật bản địa Ôx - trây - li - a trên thị trường hàng lưu niệm:

Cơ quan Chiến lược quốc gia về công nghiệp văn hoá bản địa và vùng Torres Strait Islander đã ước tính thị trường nghệ thuật và thủ công bản địa có giá trị gần 200 triệu USD mỗi năm.

Tỷ lệ phần trăm lợi nhuận dành cho người bản địa đang còn nhỏ. Năm 1989, Tạp chí Công nghiệp nghệ thuật và thủ công đã ưóc tính rằng người bản địa chỉ nhận được trên 7 triệu USD mỗi năm từ doanh thu nghệ thuật và thủ công. Cơ quan Chiến lược lưu ý rằng lợi ích kinh tế dành cho các nghệ nhân bản địa đã được cải thiện và hiện nay có thể khoảng 50 triệu USD mỗi năm, nhưng phần lớn lợi ích bán hàng lại thuộc về những thường nhân hơn là thuộc về bản thân các nghệ nhân.

Hơn nữa, không có số liệu thống kê chính xác nào được lập về những tác động tài chính của các hành vi như chiếm đoạt sản phẩm nghệ thuật và thủ công bản địa cũng như về sao chép trái phép sản phẩm nghệ thuật và thủ công bản địa ngoài biên giới quốc gia.

Âm nhạc là một phần sôi động và quan trọng của cuộc sống truyền thống. Trong những năm gần đây âm nhạc truyền thống đã thu hút được trí tưởng tượng của công chúng. Những bước đột phá về công nghệ trong kỹ thuật ghi âm, sự tăng trưởng của ngành công nghiệp âm nhạc và sự khao khát âm nhạc thế giới đang cùng tạo nên một thị trường rộng lớn dành cho những âm thanh mới, đa dạng. Bài hát Graceland của Paul Simon năm 1986 sử dụng âm nhạc châu Phi và tác phẩm Rhythm of the Saints năm 1990 sử dụng âm nhạc Mỹ La- tinh đã cho thấy những kết quả tuyệt vời có thể đạt được khi nhạc sỹ phương Tây đưa âm nhạc không có gốc phương Tây vào các bài hát của mình. Graceland có mặt trong 31 tuần trên danh sách album hàng đầu của Billboard và đã được bán với số lượng hơn 3,5 triệu bản sao trên khắp thế giới. Rhythm of the Saints đã bán được 1,3 triệu bản sao trong bốn tuần đầu tiên sau khi phát hành. Tuy nhiên, vì thường không được bảo hộ theo một hình thức SHTT nào nên âm nhạc truyền thống dễ bị xâm hại trong thế giới âm nhạc thương mại ngày nay.

3. Âm nhạc Tuva:

Tuva, một vùng thuộc nước Nga, mãi mới gần đây mới có chút ít nếu không muốn nói là không có sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Điều đó đã thay đổi khi âm nhạc dân gian Tuva được ghi âm và xuất khẩu vào năm 1990. Từ đó đến giờ đã có 23 đĩa com-pắc âm nhạc Tuva được phát hành. Không có bản ghi nào trong số đó được ghi ở chính Tuva và cũng không bản ghi nào có thể mua được ở đó. Đúng hơn là chúng phục vụ cho thị trường âm nhạc thế giới đang gia tăng.

4. Giá trị thương mại của tri thức truyền thống:

Việc ước lượng giá trị đầy đủ của tri thức truyền thống bằng tiền là điều khó khăn nếu không muốn nói là không thể. Trước hết, đó thưởng là một thành phần cơ bản trong việc phát triển những sản phẩm khác. Thứ hai, vì nhiều sản phẩm được tạo ra từ tri thức truyền thống chưa từng xâm nhập vào thị trường hiện đại nên chúng bị loại trừ khỏi các chỉ số ngành hoặc GNP. Tuy nhiên, nếu những người lệ thuộc vào sản phẩm được tạo ra từ tri thức truyền thống bị tước đoạt mất các sản phẩm đó (chẳng hạn thảo dược) thì chi phí để thay thế chúng bằng cách mua thế phẩm trên thị trường có thé khá cao, đặc biệt là khi xem đó là một phần trong thu nhập của họ. Thứ ba, rất nhiều tri thức truyền thống chắc hân là có giá trị văn hoá hoặc tinh thần không thể định lượng được.

Trong khi thương mại toàn cầu được tính bằng hàng nghìn tỷ USD thì sự đóng góp của tri thức truyền thống có lẽ ít nhất cũng tính được bằng hàng tỷ. Sự đóng góp lớn nhất được thực hiện trong các khu vực dựa trên nguồn lực tự nhiên liên quan đến nông nghiệp, dược phẩm, thuốc thực vật, sản phẩm tự nhiên, thực phẩm và đổ uống. Một ước tính chung về thương mại toàn cầu dựa trên những chủng loại sản phẩm được lựa chọn có xuất xứ từ nguồn gen do nhóm mười tác giả Kate và Laird cung cấp trong The Commecial Use of Biodiversit. Những ước tính về giá trị đóng góp kinh tế đối với các chủng loại sản phẩm này có sự khác nhau, vì số liệu thống kê không được tất cả các nước lưu giữ một cách thống nhất.

5. Những mối đe dọa đối với sự duy trì và sống còn của tri thức truyền thống:

Những người nắm giữ tri thức truyền thống đang đối mặt với một loạt khó khăn. Tuy nhiên, không phải tất cả những khó khăn đó đều có thể giải quyết bằng SHTT. Một vấn đề nghiêm trọng là sự do dự của thế hệ trẻ trong học hỏi các phương pháp cổ xưa. Việc giới trẻ bỏ qua các truyền thống và sự xâm lấn của lối sống hiện đại thường dẫn đến sự suy tàn của tri thức và cách hành nghề truyền thống. Hoặc là thông qua sự chấp nhận nền vãn hoá khác hoặc là thông qua sự phát tán mà nhiều cách hành nghề truyền thống bị mất đi. Bởi vậy, nhiều người nắm giữ tri thức truyền thống thể hiện rõ nhu cầu quan trọng là lập tư liệu và b tồn những tri thức do những người cao tuổi và các cộng đồng nắm giữ trên khắp thế giới. Sự thiểu vắng những người kế thừa tự nguyên đối với tri thức này đã dẫn đến tình trạng bấp bênh nếu sự qua đời của một người nắm giữ tri thức truyền thống có thể trở thành sự diệt vong của cả một hệ thống truyền thống và tri thức.

Khó khăn khác mà những người nắm giữ tri thức truyền thống gặp phải là thiếu sự tôn trọng và đánh giá. Sự hiểu biết đúng đắn về giá trị của tri thức truyền thống thường bị bỏ qua trong cách tiếp cận giản lược hiện đại đối với khoa học. Trừ khi được tạo ra trong các điều kiện lâm sàng vô trùng bằng các phương pháp khoa học, đôi khi thông tin bị coi là "hạ đẳng". Đây là hệ quả tất yếu của hội chứng "nih" hiện đang diễn ra ở những bộ phận nghiên cứu và phát triển của một số công ty nhằm loại bỏ những ý tưởng hoặc sáng chế "không được tạo ra tại đây". Ví dụ, khi một thầy lang cổ truyền cho một hỗn hợp thảo mộc để chữa một loại bệnh, người thầy lang đó không thể mô tả được các tác dụng trên cơ thể dưới hình thức tác động tương hỗ phân tử theo quan niệm hoá sinh hiện đại, nhưng người thầy lang đó kê "đơn thuốc"của mình dựa trên những thế hệ thử nghiệm lâm sàng được những thầy lang thực hiện trước đó.

Đôi khi xã hội hiện đại lại biểu thị định kiến chống lại tri thức truyền thống, vì nó không phù hợp với phương pháp học tập được chấp nhận. Một số tài liệu tham khảo viết bằng thổ ngữ nói về tri thức truyền thống còn mang những hàm ý tiêu cực, chê bai thuốc cổ truyền và những người làm nghề đó .

Còn một vấn đề khác mà những người nắm giữ tri thức truyền thống phải đương đầu là việc những người khác khai thác thương mại tri thức của họ, làm nãy sinh vấn đề bảo hộ pháp lý. Những vụ việc liên quan đến kiểu dáng nghệ thuật, chẳng hạn như Morning Star Pole ở Ôx-trây-li-a, và những sản phẩm tự nhiên, chẳng hạn như dầu của cây nêm ở những vùng rộng lớn thuộc châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh, tất cả đều minh chứng cho giá trị của tri thức truyền thống trong nền kinh tế toàn cầu hiện đại. Đáng tiếc là nhiều mới tương tác thương mại giữa những cộng đồng truyền thống với công ty tư nhân lại có thể dẫn đến những thỏa thuận làm phát sinh sự thiếu chắc chắn về pháp lý và sự không hoàn chỉnh gây hậu quả hoặc làm cả hai bên bị mất quyền. Sự thiếu kinh nghiệm về hệ thống thủ tục hiện hành, sự phụ thuộc về kinh tế, thiếu tiếng nói chung và trong nhiều trường hợp là thiếu chính sách quốc gia rõ ràng liên quan đến khai thác tri thức truyền thống dẫn đến việc các cộng đồng truyền thống bị đặt vào tình thế bất lợi đã định sân. Mặt khác, sự thiếu vắng quy tắc rõ ràng về bảo hộ tri thức truyền thống tạo ra sự rủi ro đối với lợi ích kinh doanh vốn thiên về thực hiện giao dịch theo quy tác được thiết lập chắc chắn, đáng tin cậy và có khả năng thực thi.

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật Minh Khuê, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật Minh Khuê 1900.6162 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật - Công ty Luật Minh Khuê