- Năm 1976-1984, ông công tác tại Bộ Giao thông Vận tải
- Năm 1985-1988, ông công tác tại Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.
- Ông là cử nhân luật của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Năm 1989, ông thành lập công ty Tư vấn và chuyển giao công nghệ InvestConsult Group và làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty cho đến nay.
- Năm 1995, ông tốt nhiệp khoa Luật trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội. Hiện nay, ông là Phó Chủ tịch Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam, thành viên của Hội Luật gia Việt nam, Hiệp hội Luật sư Sáng chế Châu Á (APAA) và Hiệp hội Nhãn hàng Quốc tế (INTA).
- Ông Bạt được coi là người đầu tiên xây dựng một công ty Việt Nam tư vấn chuyên nghiệp về đầu tư và kinh doanh ngay sau khi Việt Nam ban hành chính sách “Đổi mới” năm 1987 mở cửa nền kinh tế Việt Nam cho các hoạt động đầu tư nước ngoài. -Ông Bạt là tác giả của rất nhiều bài báo, sách và các công trình nghiên cứu tập trung vào nội dung làm thế nào Việt Nam phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá.
- Ông Bạt được nêu danh trong cuốn Barons Who's Who in Vietnam và Barons Who's Who in Asia Pacific như một luật sư và nhà tư vấn xuất sắc.
Quan điểm sáng tác
Tôi làm hết sức mình để "giải độc cho thế hệ trẻ". Tôi cũng là một người cha. Tôi đã nghĩ nhiều để thế hệ trẻ, thế hệ con tôi bước vào cuộc đời với tư cách những người tự do, những người không nhiễm độc, không định kiến, những người có tầm nhìn hình nan quạt chứ không phải cái nhìn trên một đường thẳng. Xét cho cùng, mục tiêu của con người là sống chứ không phải làm việc. Hiện nay ngành giáo dục đang dạy trẻ con sai, làm con cháu chúng ta thi rất giỏi, nhưng làm thì rất kém. Có những người làm rất giỏi, nhưng sống thì tồi.
Còn công việc sắp tới của tôi là thuyết phục các nhà lãnh đạo về những vấn đề sống còn của đất nước. Tôi không phải là người đối lập, nhưng đem những ý kiến của mình thuyết phục người khác thì tôi làm không mệt mỏi.
Tôi yêu cuộc đời một cách chân thật, yêu cả khuyết tật, nhược điểm của nó. Cuộc sống đối với tôi có những khía cạnh khó khăn, khổ sở nhưng cũng có cả những khía cạnh trìu mến, chứa đựng rất nhiều kỷ niệm tinh thần của tôi. Tôi viết sách là để thể hiện tình yêu của tôi đối với cuộc sống, để góp một phần nho nhỏ của tôi vào sự hợp lý hóa đời sống tinh thần của con người và tôi làm việc ấy một cách yên lặng, một cách âm thầm.
Phỏng vấn về tác giả
+ Nguyễn Trần Bạt: Viết vì sự tiến bộ (Lao động Xã hội)
+ Tận nhân lực, tri thiên mệnh (Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần)
+ Chúng ta buộc phải sắc sảo (Báo Doanh nghiệp)
+ Người xây chiếc cầu cho dòng vốn đầu tư (Hà Nội ngàn năm)
+ Từ cậu bé bán nước chè dạo đến ông chủ tập đoàn (Tiền Phong Chủ nhật)
+ Cảm hứng của sự phát triển (Diễn đàn doanh nghiệp)
+ Trò chuyện với giáo sư John Gillespie (Sách Suy tưởng)
+ Đam mê quan sát cuộc sống (Tạp chí Doanh nhân)
+ Ba yếu tố làm nên thành công của doanh nhân
+ Tranh cãi về học phí sẽ không đi tới đâu! (Tuần Việt Nam)
+ Văn hóa gia đình (O2TV)
+ Dù mưa, xin cứ ra đường! (Sinh viên Việt Nam)
+ Sự hình thành trong im lặng của văn hóa (VTV1)
+ Khủng hoảng kinh tế thế giới và những nhiệm vụ của năm 2009
Tác phẩm đã xuất bản
+ Văn hoá và Con người, NXB Hội nhà văn, 2005
Cuốn sách là một phần trong những cố gắng nhằm lý giải một số hiện tượng của cuộc sống xuất phát từ những đòi hỏi của chính nó. Ông không có tham vọng to tát mang tính triết học mà chỉ mongnhững nghiên cứu của mình như là kết quả của những suy tưởng khởi nguồn từ những ý niệm lắng lại trong tâm hồn mình, khi cuộc sống đã đi qua nó.
+ Suy tưởng, NXB Hội nhà văn, 2005
Đây là công trình khá công phu, phản ánh nghiệp suy ngẫm sâu sắc việc đất nước một cách chuyên nghiệp của ông. Ông cũng cho thấy không ngại đụng chạm đến cả những vấn đề nhạy cảm, không ngại đưa ra những chủ kiến, sẵn sàng chịu trách nhiệm về chúng mà không né tránh hoặc phụ hoạ. Nhưng có lẽ điều đáng nói hơn lại ở chỗ ông luôn tìm cách gắn những vấn đề như vậy với tiến trình mở cửa, hội nhập, phát triển để mục tiêu cuối cùng là thịnh vượng của Việt Nam; cố gắng đặt chúng trong những mối tương quan có thể nhằm tìm xem yếu tố nào là từ thuận lợi, yếu tố nào tác động tiêu cực trên tiến trình vươn lên của dân tộc.
+ Cải cách và sự phát triển, NXB Hội nhà văn, 2005
Động cơ thúc đẩy tác giả viết cuốn sách này là để giải quyết bài toán phát triển cho đất nước. Việt Nam không còn con đường nào khác lại buộc phải cải cách, buộc phải hội nhập vào hệ tiêu chuẩn phổ biến toàn cầu về tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá. Cải cách chính là để phát triển.
+ Cội nguồn cảm hứng, NXB Hội nhà văn, 2008
Cuốn sách là cảm hứng, là suy nghiệm và tiếp nối sự suy nghĩ về khái niệm cao quý nhất của con người, của nhân loại - đó là Tự Do. Tự do chính là khái niệm phát triển, tự do có thêm các ý nghĩa cùng với sự phát triển xã hội loài người. Ngày mai, ngày kia, tự do còn có thêm ý nghĩa gì nữa, chúng ta rất khó đoán định bởi tự do chính là đòi hỏi của con người. Vì thế, chúng ta phải suy nghĩ tiếp, mở rộng khái niệm tự do phù hợp với đòi hỏi của con người trong đời sống phát triển của mình...
Giao lưu với sinh viên
+ Giao lưu với sinh viên Đại học Luật Hà Nội về Việt Nam gia nhập WTO - Cơ hội và thách thức
+ Giao lưu với sinh viên Khoa quản lý đào tạo Quốc tế, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
Văn hóa - Con người
- Chúng ta chưa có con ngựa văn hóa để cưỡi
- Hiện đại hóa lối sống
- Sự hình thành trong im lặng của văn hóa
- Dù mưa, xin cứ ra đường!
- Cơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
- Những khuyết tật của đời sống hiện đại: Lộng hành
- Những khuyết tật của đời sống hiện đại: Bóc lột
- Trạng thái bình thường của doanh nhân
- Cải cách văn hóa
- Cảm giác bất an
- Toàn cầu hóa về văn hoá
- Không có sự phát triển nào đi trước tự do
- Khái niệm và bản chất của văn hóa
- Biện chứng của quá khứ
- Hạnh phúc
- Minh bạch - một tiêu chí văn hóa
- Hội nhập những giá trị cá nhân
- Không gian tinh thần
- Vai trò và khả năng hợp tác trong đời sống hiện đại
- Xây dựng nền văn hóa kinh doanh
- Doanh nhân dưới lăng kính văn hóa
- Xây dựng hệ tiêu chuẩn văn hoá chính trị toàn cầu
- Lối sống
- Văn hoá và Quá khứ
- Văn hoá và Hiện tại
- Văn hoá và Tương lai
Khoa học - Giáo dục
- Cải cách giáo dục Việt Nam
- Sự tha hoá của cái Tôi
- Phẩm hạnh là giá trị quan trọng nhất của nhân lực
- Cải cách giáo dục
- Thêm một số suy nghĩ về cải cách giáo dục
- Sống chủ động trong thông tin toàn cầu
- Tự do sinh ra con người
- Con người - Tiền đề của sự phát triển
- Toàn cầu hóa và xã hội tri thức
- Tự chủ - chìa khóa cất cánh cho giáo dục
- Hạnh phúc
- Nhận thức thế giới trong thời đại thông tin
- Biện chứng của tự do
- Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị
- Toàn Cầu Hoá như một xu thế văn hoá
- Về sự suy thoái của khoa học
Chính trị - Xã hội
- Hồ Chí Minh - cuộc đời như một thông điệp
- Phong cách lãnh đạo độc đáo của Hồ Chí Minh
- Việt Nam với chiến lược xây dựng hai nền kinh tế
- Sân golf và bài toán yên dân
- Khủng hoảng kinh tế thế giới và những nhiệm vụ của năm 2009
- Báo chí cần làm gì cho nền kinh tế?
- Về việc Nhật dừng cấp ODA cho Việt Nam
- Những khuyết tật của đời sống hiện đại: Tham nhũng
- Địa vị của nền kinh tế Hoa Kỳ và các chính sách kinh tế của tân Tổng thống Obama
- Xây dựng Cộng đồng Doanh nhân
- Võ Văn Kiệt - Người mang khát vọng lắng nghe
- Trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành
- Tính minh bạch
- Toàn cầu hóa chênh lệch giàu nghèo
- Đổi mới, cải cách và cách mạng
- Những thay đổi trong quan niệm về phát triển
- Xây dựng hệ tiêu chuẩn cải cách
- Toàn cầu hóa và những thay đổi của thế giới hiện đại
- Toàn cầu hoá, kinh tế thị trường và sự nghèo đói
- Thế giới thứ ba và tự do thương mại
- Cải cách kinh tế
- Xã hội học Tham nhũng
- Tham nhũng và tham nhũng tinh thần
- Phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam
- Những di sản của một cuộc giải phóng nửa vời
- Thể chế lạc hậu và căn bệnh thành tích
- Bàn về xã hội dân sự
- Nhân loại: Tổ chức và rèn luyện các nền dân chủ
- Hai chính sách đối ngoại
- Phản biện xã hội
- Để Việt Nam cất cánh
- Thúc đẩy sự thịnh vượng
- Con đường dẫn đến sự thịnh vượng
- Giá trị chân chính của kinh tế tư nhân
- Cảm hứng của sự phát triển
- Tư duy địa kinh tế - địa chính trị
- Đồng thuận xã hội
- Luận bàn về Pháp luật
- Tự do - Điểm khởi đầu của mọi sự phát triển
- Tự do - Sản phẩm của cải cách hay cách mạng?
- Dân chủ và những sắc thái của nó ở phương Đông và phương Tây
- Toàn cầu hoá
LUẬT MINH KHUÊ sưu tầm giới thiệu