1. Vài nét về Joseph Alois Schumpeter
Joseph Alois Schumpeter (8 tháng 2 năm 1883 - 8 tháng 1 năm 1950) là một nhà kinh tế chính trị người Áo. Ông sinh ra ở Moravia, và có thời gian ngắn giữ chức Bộ trưởng Tài chính của Đức-Áo vào năm 1919. Năm 1932, ông di cư đến Hoa Kỳ để trở thành giáo sư tại Đại học Harvard, nơi ông ở lại cho đến khi kết thúc sự nghiệp của mình, và vào năm 1939. Ông có quốc tịch Mỹ.
Joseph Schumpeter thuộc thế hệ các nhà kinh tế học thứ ba của Áo. Ông nổi bật trong cương vị bộ trưởng tài chính trong chính phủ Áo. Vốn là học trò của Bohm-Bawerk ở đại học Vienna, sau này ông di cư sang Mỹ để tránh sự tấn công quyết liệt của Hitler. Mặc dù đi theo truyền thống Áo, nhưng Schumpeter mở lại chương nghiên cứu kinh tế cổ Điển - chủ đề phát triển kinh tế. Năm 1911, ông xuất bản tác phẩm Theory of Economic Development, được giới phê bình hoan nghênh nhưng ít có tác động trong số các nhà kinh tế nói tiếng Anh cho đến khi được dịch sang tiếng Anh năm 1934. Tác phẩm quan trọng thứ hai của ông là Business Cycles, xuất bản năm 1939.
2. Tư tưởng của Schumpeter
Tư tưởng của Schumpeter pha trộn các quan điểm từ Marx, Walras và sử gia kiêm nhà xã hội học Đức, Max Weber, cùng với tầm nhìn sáng suốt từ những bậc tiền bối người Áo như Menger, Wieser và thầy ông - Böhm-Bawerk. Như Marx - người ông rất kính phục, Schumpeter không gì hơn là một người bắt chước thuần túy - ông vay mượn quan điểm từ những vị anh hùng trí tuệ này nhưng pha trộn chúng thành một quan điểm độc đáo của riêng mình. Ông chia sẻ quan điểm của Marx rằng quá trình kinh tế mang tính hữu cơ và sự thay đổi đến từ bèn trong hệ thống kinh tế, không chỉ đơn thuần từ không có gi. Ông thán phục sự pha trộn giữa xã hội học và kinh tế học hình thành lý thuyết của Marx lẫn Weber. Ông vay mượn khái niệm nhà doanh nghiệp từ Walras, nhưng thay cho con số thụ động trong hệ thống cân bằng tổng quát của Walras, Schumpeter lại thay bằng tác nhân chủ động quá trình kinh tế. Phản ánh quan tâm của các nhà kinh tế học Ao trong quá trình mất cân bằng, Schumpeter biến nhà doanh nghiệp thành tác nhân chính gây ra sự mất cân bằng (nghĩa là thay đổi) trong một hệ thống cạnh tranh.
Đối với Schumpeter, phát triển là một tiến trình động lực học, sự xáo trộn hiện trạng kinh tế. Ông xét quá trình kinh tế không phải đơn thuần là điều thêm vào một khối lượng lý thuyết kinh tế trọng tâm, mà xem như là nền tảng giải thích lại quá trình sống còn đã bị xua đuổi khỏi trào lưu phân tích kinh tế bằng tiếp cận tĩnh, cân bằng tổng quát. Nhà doanh nghiệp là nhân vật trọng tâm đối với Schumpeter bởi lẽ hoàn toàn đơn giản, nhà doanh nghiệp là người tạo ra sự phát triển kinh tế.
3. Nhà doanh nghiệp
Như Menger và những người theo trường phái kinh tế Áo thế hệ thứ hai, Schumpeter mô tả sự cạnh tranh như một quá trình chủ yếu gồm những cách tân động lực học của nhà doanh nghiệp. Schumpeter sử dụng khái niệm cân bằng như Weber sử dụng tình trạng tĩnh - như một cấu trúc lý thuyết, một xuất phát điểm. Ông đưa ra nhóm từ mô tả tình trạng cân bằng này “sự lưu chuyển tuần hoàn các hoạt động kinh tế”. Đặc điểm chính là hoạt động kinh tế thông thường tiến hành trên cơ sở kinh nghiệm đã qua, không có tác động nào rõ ràng đối với sự thay đổi hiện trạng bất kỳ. Schumpeter phác họa tính chất sản xuất và phân phối trong sự lưu chuyển tuần hoàn như sau:
“Trong mỗi giai đoạn chỉ các sản phẩm được tạo ra trong giai đoạn trước đều được tiêu dùng... và chỉ các sản phẩm sẽ được tiêu dùng trong giai đoạn tiếp theo được sản xuất ra. Vì thế công nhân và chủ đất luôn trao đổi dịch vụ sản xuất của mình chỉ đổi lấy hàng tiêu dùng hiện tại, cho dù dịch vụ sản xuất của họ có được sản xuất trực tiếp hay gián tiếp trong sản xuất hàng tiêu dùng hay không. Đối với họ không nhất thiết phải trao đổi dịch vụ lao động và đất với hàng kỳ hạn hay sự hứa hẹn của hàng tiêu dùng trong tương lai hay để áp dụng vào bất kỳ “tán tỉnh” nào của hàng tiêu dùng hiện tại. Đơn thuần chỉ là vấn đề trao đổi chứ không phải giao dịch tín dụng. Yếu tố thời gian không có phần. Mọi sản phẩm đều là sản phẩm duy nhất và không có gì khác nữa. Đối với doanh nghiệp cá biệt, đây là vấn đề hoàn toàn không quan trọng cho dù nó có tạo ra phương tiện sản xuất hay hàng tiêu dùng hay không. Trong cả hai trường hợp sản phẩm được trả giá ngay lập tức với đầy đủ giá trị của nó” (Economic Development, trang 42-43).
Trong hệ thống giả thuyết này, hàm sản xuất bất biến, mặc dù sự thay thế yếu tố có thể có trong phạm vi giới hạn hiểu biết công nghệ. Hoạt động thực sự duy nhất phải được thực hiện trong trình trạng này là:
“Hoạt động kết hợp hai yếu tố nguyên thủy của sản xuất, và hàm này được thực hiện trong mỗi giai đoạn một cách máy móc như có thể, với sự phù hợp của riêng nó, không phải cần đến yếu tố riêng có thể phân biệt với sự quản lý đơn thuần...”. (Economic Development, trang 45).
Trong tình huống giả tạo này, nhà doanh nghiệp là con số không. Đối với anh ta không có gì để làm vì sự cân bằng diễn ra tự động và thường xuyên. Nhưng một tình trạng như thê không áp dụng cho thế giới năng động mà chúng ta đang sống.
4. "Phá hủy sáng tạo"
Cấu trúc hiện có ra sao, mà đúng ra chủ nghĩa này hình thành và phá hủy các cấu trúc ấy như thế nào. Ông gọi quá trình này là “phá hủy sáng tạo” và cho rằng đây là bản chất của sự phát triển kinh tế. Nói cách khác, phát triển là sự xáo trộn lưu chuyển tuần hoàn, xảy ra trong hoạt động kinh tế, thương mại, chứ không phải trong tiêu dùng. Đây là quá trình xác định bằng việc thực hiện những kết hợp mới trong sản xuất, và do nhà doanh nghiệp tiến hành.
Schumpeter rút gọn lý thuyết của ông thành ba đôi yếu tố đối lập và tương ứng: (1) lưu chuyển tuần hoàn (nghĩa là khuynh hướng cân bằng) so với sự thay đổi trong thông lệ hay dữ liệu kinh tế, (2) tĩnh học so với động học, và (3) tư cách doanh nghiệp so với quản lý. Đôi thứ nhất gồm hai quá trình thực tế, đôi thứ hai là hai công cụ lý thuyết, còn đôi thứ ba là hai cách tiến hành khác biệt. Lý thuyết cho rằng chức năng cơ bản của nhà doanh nghiệp khác với chức năng của nhà tư bản, chủ đất, người lao động, nhà đầu tư. Theo Schumpeter, nhà doanh nghiệp có thể là một trong số bất kỳ các chức năng này, nhưng nếu anh ta hoặc bà ta như thế, thì chính là do trùng hợp ngẫu nhiên hơn là tính chất của chức năng, về nguyên tắc chức năng của nhà doanh nghiệp không kết hợp với sự sở hữu của cải, cho dù:
“Thực tế ngẫu nhiên sở hữu của cải thay thế lợi thế thực tế”. (Economic Development, trang 101).
Ngoài ra, nhà doanh nghiệp không hình thành một giai cấp xã hội, theo nghĩa kỹ thuật, mặc dù họ được kính trọng vì khả năng của mình trong xã hội tư bản.
Schumpeter thừa nhận chức năng cơ bản của nhà doanh nghiệp hầu như luôn pha trộn với các chức năng khác. Tư cách doanh nghiệp “thuần túy” rất khó cách biệt với hoạt động kinh tế khác. Nhưng “quản lý” không mô tả vai trò thực sự khác biệt của nhà doanh nghiệp. Schumpeter viết:
“Tự thân chức năng quản lý không hình thành sự khác biệt kinh tế quan trọng”. (Economic Development, trang 20).
Chức năng ra quyết định lại là vấn đề khác. Theo lý thuyết Schumpeter, nhà doanh nghiệp năng động là người đổi mới, tạo ra “những kết hợp mới” trong sản xuất.
5. Sự đổi mới
Schumpeter mô tả sự đổi mới bằng nhiều cách. Trước tiên ông giải thích rõ ràng nhiều loại kết hợp mới làm nền tảng phát triển kinh tế, như sau: (1) tạo ra hàng hóa mới hay chất lượng hàng hóa mới, (2) tạo ra phương pháp sản xuất mới, (3) mở ra thị trường mới, (4) nắm bắt nguồn cung cấp mới, và (5) tổ chức công nghiệp mới (nghĩa là hình thành hay phá hủy độc quyền). Dĩ nhiên, qua thời gian, tác động của những kết hợp mới này không còn nữa, khi “cái mới” trở thành một bộ phận của “cái cũ trong lưu chuyển tuần hoàn hoạt động kinh tế. Nhưng điều này không thay đổi bản chất chức năng doanh nghiệp. Theo Schumpeter, con người hành động như nhà doanh nghiệp chỉ khi nào họ thực sự tiến hành những kết hợp mới, và đánh mất tính chất của nhà doanh nghiệp ngay sau khi họ xây dựng dần quan hệ kinh doanh của mình, sau khi họ ổn định điều hành như người khác.
Về sau, thiên về kỹ thuật hơn, Schumpeter định nghĩa đổi mới bằng phương tiện hàm sản xuất:
“Mô tả cách thức trong đó số lượng sản phẩm thay đổi nếu số lượng các yếu tố thay đổi. Nếu, thay vì số lượng yếu tố, chúng ta thay đổi hình dạng của hàm, thì có được sự đổi mới”. (Business Cycles, trang 62).
Việc hiểu biết thích nghi giảm phí tổn đơn thuần chỉ dẫn đến bảng kê phân tích mới của hàng hóa hiện có, vì thế loại đổi mới này phải bao gồm hàng hóa mới, hoặc hàng có chất lượng cao hơn. Schumpeter thừa nhận hiểu biết phía sau nhu cầu đổi mới không phải là mới. Trái lại, sự hiểu biết đã và đang tồn tại nhưng trước đây chưa hề vận dụng. Theo Schumpeter:
“Vào một thời điểm bất kỳ không hề có chuyện khi nào sự tích lũy kiến thức khoa học có thể sinh lợi trong biện pháp cải thiện công nghiệp, mặt khác, không phải hiểu biết mang ý nghĩa quan trọng, mà chính giải quyết nhiệm vụ riêng thành công khi áp dụng một phương pháp chưa thử nghiệm vào thực tế - xét cho cùng có thể và thường không mang tính mới lạ về khoa học, và thậm chí nếu bao gồm, thì sự mới lạ này không tạo sự khác biệt với tính chất của quá trình”. {The Instability of Capitalism, trang 378).
Trong lý thuyết của Schumpeter, đổi mới thành công đòi hỏi hành động quyết tâm chứ không phải sự hiểu biết. Vì thế, đổi mới chỉ phụ thuộc vào khả năng lãnh đạo chứ trong phải sự hiểu biết, và luôn nhầm lẫn với đổi mới. Schumpeter giải thích minh bạch vấn đề này:
“Muôn tiến hành một cải thiện bất kỳ có hiệu quả là nhiệm vụ hoàn toàn khác với việc đổi mới nó, vả lại, nhiệm vụ đòi hỏi những loại khả năng hoàn toàn khác hẳn. Dĩ nhiên, mặc dù nhà doanh nghiệp có thể là nhà đầu tư nhưng cũng là nhà tư bản, thì họ là nhà đầu tư không phải bằng tính chết chức năng mà bằng sự trùng hợp ngẫu nhiên và ngược lại. Ngoài ra, đổi mới vốn là chức năng của nhà doanh nghiệp phải thực hiện xét cho cùng không nhất thiết phải là sự đổi mới bất kỳ”. (Economic Development, trang 88-89).
LUẬT MINH kHUÊ (Sưu tầm)