1. Khái niệm bí mật nhà nước là gì?
Căn cứ theo Luật bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định như sau :
Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác.
Bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước.
Nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước
- Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Bảo vệ bí mật nhà nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước bảo đảm đúng mục đích, thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Chủ động phòng ngừa; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
- Bí mật nhà nước được bảo vệ theo thời hạn quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của pháp luật.
Các hành vi liên quan đến bí mật nhà nước có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao gồm:
Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước
Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
- Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì có thể bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
- Có tổ chức;
- Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước; tội làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước
Người nào vô ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật, tuyệt mật;
- Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa, chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
>> Xem thêm: Công trình bí mật nhà nước có được xem là công trình xây dựng đặc thù?
2. Khái niệm công trình bí mật nhà nước là gì?
Công trình bí mật nhà nước là những công trình xây dựng thuộc các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác thuộc danh mục bí mật nhà nước, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về bí mật nhà nước.
Quy định về bí mật Nhà nước độ tối mật bao gồm:
Căn cứ theo điều 1 Quyết định số 1494/2020 quy định :
Kế hoạch sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng đặc biệt phục vụ các công trình phòng thủ quốc phòng, công trình quân sự phục vụ trực tiếp chiến đấu, phòng thủ biên giới, vùng trời, vùng biển, hải đảo của Tổ quốc chưa công khai.
Và căn cứ theo điều 2 về bí mật Nhà nước độ mật gồm :
1. Kết quả kiểm định, xác minh sự cố đối với công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia, công trình xây dựng có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ chưa công khai.
2. Báo cáo định kỳ, đột xuất gửi Thủ tướng Chính phủ về chất lượng các công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp do Thủ tướng Chính phủ giao Hội đông nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu.
3. Quy định về ban quản lý dự án xây dựng
Nắm rõ, phân tích và đánh giá tình trạng hiện tại của việc thực hiện dự án đồng thời nắm được các quy trình thực hiện dự án để lập kế hoạch quản lý, kiểm soát dự án.
Xem xét, đánh giá những thay đổi trong thiết kế, thi công xây dựng, mua sắm vật tư, trang thiết bị, an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng cháy chữa cháy, chạy thử nghiệm thu và bàn giao công trình, đào tạo vận hành,…Đảm bảo cho các thay đổi trên không ảnh tới an toàn, chất lượng cũng như tiến độ thực hiện dự án.
Lập hồ sơ mời thầu, lựa chọn nhà thầu
Giám sát, điều hành tiến độ và chất lượng thực hiện hợp đồng của các nhà thầu
Xem xét, kiểm tra các tài liệu của các nhà thầu theo hợp đồng đã ký kết với Chủ đầu tư.
Giám sát và điều hành các nhà thầu thực hiện tiến độ do các nhà thầu khác lập và hiệu chỉnh. Lập lại tiến độ thực hiện dự án phù hợp với tổng tiến độ và các mốc quan trọng đã được duyệt.
Theo dõi, đánh giá, báo cáo mức độ thực hiện và hoàn thành tiến độ thi công của các nhà thầu. Đưa ra các biện pháp xử lý và điều chỉnh kịp thời khi có sự chậm trễ nhằm đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ đề ra.
Lập, kiểm tra, điều hành kế hoạch và các điều kiện để tiến hành thí nghiệm, kiểm định, chạy thử, nghiệm thu cho phù hợp với tổng tiến độ công trình.
Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc lập và thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy, nổ của các nhà thầu
Kiểm tra kế hoạch, điều hành quá trình đào tạo của các nhà thầu đào tạo, hướng dẫn vận hành và chuyển giao công nghệ của các nhà thầu.
Giám sát và điều hành các nhà thầu nhằm đảm bảo việc thực hiện các công việc phù hợp với các mốc và khoảng thời gian quan trọng của dự án.
Xem xét, kiểm tra biện pháp tổ chức thi công, kế hoạch chất lượng của nhà thầu
Quản lý các rủi ro liên quan đến dự án.
4. Quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình bí mật nhà nước
Căn cứ theo điều 57, Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định như sau :
- Các công trình bí mật nhà nước được xác định theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và pháp luật có liên quan.
- Do vậy việc tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng từ chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác và sử dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, pháp luật về đầu tư xây dựng và được quy định cụ thể trong quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện việc quản lý hồ sơ, tài liệu và các thông tin liên quan trong quá trình đầu tư xây dựng công trình bí mật nhà nước tuân thủ theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Chính phủ thống nhất quản lí và chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, địa phương, ngành gắn với việc xây dựng, bảo vệ công trình bí mật nhà nước.
Quy hoạch xây dựng công trình quốc phòng và khu quân sự do Bộ Quốc phòng lập và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo qui định tại Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
Quy hoạch xây dựng công trình an ninh và khu vực an ninh do Bộ Công an lập và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo qui định tại Pháp lệnh về lực lượng an ninh nhân dân.
Các ngành có hình thành mạng lưới các công trình bí mật nhà nước thuộc ngành trong phạm vi cả nước và các địa phương (cấp tỉnh) có hình thành hệ thống các công trình bí mật nhà nước, cần lập quy hoạch xây dựng các công trình bí mật, phối hợp với Bộ Công an thẩm định độ mật trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để định hướng đầu tư và phát triển dự án theo kế hoạch.
Trường hợp chỉ đầu tư các công trình riêng lẻ, không có tính hệ thống, mạng lưới thì không cần lập qui hoạch xây dựng các công trình bí mật nhà nước.
5. Lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình bí mật nhà nước
Lập dự án đầu tư xây dựng công trình bí mật nhà nước:
- Dự án đầu tư xây dựng công trình bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh được lập phù hợp với qui hoạch xây dựng quốc phòng, an ninh đã được duyệt.
- Dự án đầu tư xây dựng công trình bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực khác của các ngành và địa phương được lập phù hợp với qui hoạch xây dựng công trình bí mật (nếu có) hoặc qui hoạch xây dựng của ngành và địa phương.
Trường hợp chưa có qui hoạch được duyệt phải giải trình rõ trong Báo cáo đầu tư xây dựng công trình để được Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép đầu tư.
- Dự án đầu tư xây dựng công trình bí mật nhà nước được mã hoá tên dự án và các thông tin phải giữ bí mật và được giải mật theo qui định về bí mật nhà nước.
Người được Thủ tướng Chính phủ giao quản lí, thực hiện xây dựng công trình bí mật là chủ đầu tư, có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh dự án phù hợp với nội dung được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư, bao gồm cả thiết kế cơ sở công trình bí mật nhà nước.
>> Tham khảo thêm: Gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước được thực hiện theo hình thức đấu thầu nào?