Mục lục bài viết
1. Kinh tế là gì?
Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội - liên qua trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực có giới hạn. Kinh tế dùng để chỉ phương pháp sản xuất bao gồm cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, chỉ tổng hợp quan hệ vật chất trong xã hội phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Kinh tế tạo ra doanh thu và lợi nhuận, đáp ứng nhu cầu của con người.
Kinh tế với nghĩa rộng bao gồm nhiều ngành nghề kinh doanh trong những lĩnh vực khác nhau được nhà nước thừa nhận như: công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, tài chính ngân hàng, dịch vụ....
Ngày nay phát triển song song với nền kinh tế truyền thống, cùng với sự bùng nổ của khoa học kĩ thuật mọi thứ dều diễn ra trên nền tảng công nghệ thông tin. Từ đó, cũng dần hình thành khái niệm mới về "nền kinh tế số". Đúng như tên gọi, về bản chất kinh tế số chính là mô hình tổ chức và thực hiện hoạt động dựa trên nền tảng các ứng dụng công nghệ điện tử. Mô hình kinh tế số phổ biến trong đời sống hàng ngày điển hình ở các trang mạng xã hôi, sàn thương mại điện tử, video quảng cáo sản phẩm.... Sự ra đời của kinh tê số giúp con người tối đa hóa tiện ích sử dụng, đồng thời mở rộng quy mô kinh doanh.
>> Xem thêm: Phân tích mô hình kinh tế five forces để đưa ra chiến lược trên thị trường
2. Các loại mô hình kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Kinh tế diễn ra dưới nhiều loại mô hình khác nhau, đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn đề ra, phù hợp với hướng đi, mục đích định hướng của từng chủ thể nhất định. Dưới đây là một số mô hình kinh tế mà Việt Nam hiện nay đang áp dụng;
2.1. Mô hình kinh tế thị trường
Đây là mô hình kinh tế phổ biến trên thế giới được nhiều quốc gia áp dụng. Tất cả các sản phẩm, dịch vụ được pháp luật ủy quyền cho các công ty đều có thể phân phối trên thị trường. Nền kinh tế phụ thuộc vào yếu tố cung, cầu và tự cân đối, điều tiết, tự xác định giá cả và số lượng hàng hóa và dịch vụ trên th. Đặc điểm của nền kinh tế thị trường là nhà nước không can thiệp quá sâu vào nền kinh tế; ở Việt Nam hiện nay đang tập trung đi theo hướng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng phát triển chủ nghĩa xã hội. Đây là kiểu kinh tế thị trường mới, hoạt động dựa trên sự dẫn dắt và chi phối bởi nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, người nào có cơ chế sản xuất hiệu quả hơn thì có tỷ suất lợi nhuận cao hơn, cho phép tăng quy mô sản xuất và nguồn lực lao động và ngược lại. Do đó, nền kinh tế thị trường tạo ra động lực để các doanh nghiệp có thể đổi mới, phát triển mình, bởi các doanh nghiệp muốn cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì đòi hỏi họ phải đổi mới về công nghệ, về quy trình sản xuất, quản lý về các sản phẩm của mình. Kinh tế thị trường sẽ là nơi để sàng lọc nhân sự đóng góp vào nền kinh tế; nơi đây còn tạo ra xu thể liên doanh, liên kết đẩy mạnh giao lưu kinh tế, trao đổi công nghệ hiện đại.
Bên cạnh những ưu điểm, thì nền kinh tế thị trường vẫn còn tồn tại những nhược điểm như là cơ chế phân bổ nguồn lực có thể dẫn tới bất bình đẳng trong xã hội. Gây ra tình trạng "nước chảy chỗ trũng" có thể hiểu là người giàu sẽ tận dụng lợi thế về tài sản để chiếm hữu ngày càng nhiều của cải và vật chất; trong khi đó người nghèo thì càng nghèo hơn. Từ đây gây ra tình trạng phân chia giai cấp, người giàu gần như thâu tóm toàn bộ quyền lực, người nghèo chịu đựng cuộc sống khó khăn. Đây chính là những mầm mống gây lên bất ổn xã hội. Tình trạng "cá lớn nuốt cá bé" còn kéo dài thì sẽ dẫn tới hệ lụy trở thành nền kinh tế độc quyền chi phối. Ngoài ra, khi chạy theo lợi nhuận, doanh nghiệp còn sễ rơi vào mất cân đối cung, cầu gây ra tình trạng hàng ứ đọng, giá cả sụt giảm, trong lịch sử đã từng có cuộc "Khủng hoảng thừa" ở Mỹ năm 1929 - 1930.
Mặc dù là nền kinh tế thị trường, Nhà nước không can thiệp sâu tuy nhiên việc quá đề cao tính thị trường mà thiếu điều tiết có thể tạo cơ hội cho sự ích kỉ của cá nhân, một nhóm lợi ích nào đó. Việt Nam hiện nay đang trong quá trình đi lên xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều non trẻ cần phải tìm cách khắc phục những hạn chế này.
2.2. Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung
Loại mô hình này Chính phủ và Nhà nước kiểm soát toàn bộ các yếu tố sản xuất và giữ quyền quyết định việc sử dụng toàn bộ các yếu tố sản xuất cũng như trong việc điều tiết và phân phối giá sản phẩm. Theo đó trong mô hình kinh tế này thì yếu tố cung - cầu không được chú trọng và cũng không được diễn ra theo tự nhiên do có sự can thiệp quá nhiều phía từ nhà nước vào hoạt động kinh tế. Trên thực tế không có một nêng kinh tế kế hoạch hóa tập trung thuần túy. Ví dụ, với khoản tiền lương mà mình nhận được, người lao động vẫn có thể tự do lựa chọn hàng hóa cụ thể để tiêu dùng.
Ưu điểm của mô hình kinh tế kế hoạch hóa là nhà nước có thể nhanh chóng huy động một lượng lớn tài nguyên vốn, con người.... đặc biệt trong thời kì khó khăn (chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai) nhà nước có thể nhanh chóng huy động nguồn lực cho các lĩnh vực thiết yếu. Ngược lại với mô hình kinh tế thị trường, nền kinh tế do Nhà nước hoạch định ít xảy ra chênh lệch giàu - nghèo và các hiện tượng xã hội cực đoan do ham muốn đồng tiền gây ra.
Nhược điểm của mô hình kinh tế phi tập trung là ít tạo lập ra được giá trị kinh tế cho khách hàng và thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra, mô hình này cũng không tạo ra động lực để thúc đẩy sự phát triển. Do sự kiểm soát của nhà nước làm mất đi động lực để tạo ra công nghệ, chu trình sản xuất mới.... Không đạt được mức phát triển như mong muốn cũng như khó làm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Mức sống của người tiêu dùng ở những nước kinh tế kế hoạch hóa có mức thấp hơn nhiều so với các quốc gia phát triển. Nguyên nhân do chính sự phân chia tài sản, của cải còn cứng nhắc, chậm thay đổi.
2.3. Mô hình kinh tế xanh
Đây là nền kinh tế nhằm cải thiện đời sống con người và tài sản xã hội đồng thời chú trọng giảm thiểu những hiểm họa của môi trường và sự khan hiếm của nguồn tài nguyên. Kinh tế xanh được thể hiện trên các lĩnh vực kinh tế: Nông nghiệp - Ngư nghiệp, sản xuất, giao thông vận tải, kiến trúc xây dựng, tài nguyên môi trường, du lịch sinh thái và các lĩnh vực đời sống khác. Hoạt động kinh tế xanh là hoạt động tạo ra giá trị lợi nhuận hướng đến sự phát triển của cộng đồng, xã hội, con người; thân thiện với môi trường. Một nền kinh tế xanh là một nền kinh tế dựa trên sự phát triển bền vững và kiến thức về kinh tế học sinh thái. Ưu điểm lớn nhất của mô hình kinh tế này chính là tạo ra việc làm, bảo đảm tăng cường kinh tế bền vững và ngăn chặn ô nhiễm môi trường, nóng lên toàn cầu, cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường tự nhiên. Vừa phát triển kinh tế vừa nghiên cứu để tạo ra các nguồn năng lượng mới thay thế cho nguồn năng lượng truyền thống có nguy cơ bị cạn kiệt. Mô hình kinh tế xanh ở Việt Nam hoạt động hiệu quả trong các giai đoạn thời gian khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng sinh thái của chúng ta.
>> Xem thêm Kinh tế phi chính thức là gì? Tổng quan về nền kinh tế phi chính thức tại Việt Nam
3. Câu hỏi thường gặp về mô hình kinh tế
3.1 Mô hình kinh tế (economic model) là gì?
Mô hình kinh tế (economic model) là mô hình liên kết hai hay nhiều biến số kinh tế để: (a) mô tả mối quan hệ tồn tại giữa chúng với nhau, (b) xác định kết cục kinh tế rut ra từ các mối liên hệ giữa chúng và (c) dự báo ảnh hưởng của những thay đổi trong các biến số kinh tế đối với kết cục kinh tế. Cuốn sách này ghi lại nhiều mô hình kinh tế khác nhau, ví dụ mô hình về giá cân bằng thị trường, về những thay đổi trong giá cân bằng thị trường, về mức cân bằng của thu nhập quốc dân và nhân từ.
3.2 Mô hình kinh tế lượng (econometric model) là gì?
Mô hình kinh tế lượng (econometric model) là mô hình toán có các tham số xác định về một bộ phận hoặc toàn bộ nền kinh tế, trong đó các tham số được ước lượng bằng phương pháp kinh tế lượng.
Trên đây là toàn bộ thông tin bài viết về kinh tế và các loại mô hình kinh tế ở Việt Nam hiện nay của công ty Luật Minh Khuê. Cảm ơn quý bạn đọc đã đón đọc!