1. Tiền phúng điếu có phải là di sản thừa kế hay không?

Trong Bộ luật Dân sự 2015 thì có quy định về di sản thì theo Điều 612 thì di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung của người khác. Và thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật Dân sự 2015

Theo đó thì di sản chính là tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung của người khác và được xác định như sau:

- Tài sản riêng của người chết gồm phần tài sản của vợ, chồng có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân,.. (đối với người có vợ, chồng) hoặc tài sản thuộc sở hữu riêng của một người (mà người đó không có vợ, chồng).

- Phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác gồm: Phần tài sản chung theo phần trong khối tài sản chung với vợ, chồng hoặc với người khác.

Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết bao gồm thời điểm chết sinh học hoặc chết về mặt pháp lý (theo quyết định của Tòa án nhân dân).

Theo đó thì tiền phúng điếu là tiền sau khi người chết mới có, vậy thì không được xác định là di sản nên không thể đem ra chia di sản thừa kế được. Như vậy thì khi muốn phân chia phần tiền phúng điếu này thì những người trong gia đình tự thỏa thuận phân chia với nhau. 

 

2. Phân chia di sản thừa kế như thế nào?

Quy định về phân chi di dản thì hiện nay có hai hình thức phân chia đó là phân chia di sản theo di chúc và phân chia di sản theo pháp luật. 

Phân chia di sản theo di chúc thì căn cứ theo quy định tại Điều 659 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể như sau: 

- Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc. Theo đó thì di chúc sẽ quy định cụ thể những người được hưởng di sản bao gồm những ai và phần di sản mà họ được hưởng là như thế nào. Nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản. Tuy nhiên nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

- Đối với những trường hợp mà di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản. Như vậy thì khi mà di chúc chỉ được xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị di sản thì tỷ lệ này sẽ được tính trên giá trị khối lượng di sản đang còn vào cái thời điểm mà được phân chia di sản. 

Như vậy thì việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Phân chia di sản theo pháp luật được quy định tại Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:

Trong trường hợp mà có sự phân chia di sản mà có người cùng hàng thừa kế đã thành thai nhưng chưa được sinh ra thì cần phải để giành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng, theo đó thì nếu như người thừa kế đó còn sống sau khi được sinh ra thì được hưởng. Ngược lại nếu như người đó chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác sẽ được hưởng phần di sản đó. 

Theo quy định thì những người thừa kế sẽ có quyền là yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật. Nếu như mà không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có quyền thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật. Nếu như không thể thỏa thuận được thì hiện vật đó sẽ được bán để chia theo quy định

3. Lấy tiền phúng điếu của anh trai có bị xử lý hình sự hay không?

Như chúng ta đã biết thì tiền phúng điếu không phải là di sản do người chết để lại và không thể đem ra chia di sản thừa kế, và việc phân chia số tiền phúng điếu này là do những người thân trong gia đình người chết tự thỏa thuận phân chia với nhau. 

Ở đây câu hỏi được đặt ra giải quyết là lấy tiền phúng điếu của anh trai có bị xử lý hình sự hay không? Để trả lời cho câu hỏi này thì chúng ta cần phải xác định rõ rằng lấy tiền phúng điếu như thế nào, hành vi được thực hiện ra sao, công khai hay lén lút hay là thực hiện thủ đoạn lừa dối để lấy số tiền này. Bên cạnh đó thì lấy số tiền tổng là bao nhiêu, hành vi lấy nhằm mục đích gì? Từ đó mới có căn cứ để giải quyết vụ việc một cách cụ thể và chính xác nhất. 

Trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có rất nhiều những quy định pháp luật về tội xâm phạm sở hữu. Tại chương XVI có quy định một số tội xâm phạm sở hữu như tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cương đoạt tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tôi chiếm giữ tài sản trái phép...

Như vậy thì trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có rất nhiều quy định về tội xâm phạm sở hữu theo quy định của pháp luật. Theo đó thì chúng ta cần phân tích hành vi phạm tội từ đó mới kết luận được người đó có vi phạm pháp luật hay không và có đủ điều kiện để khởi tố vụ án hình sự hay không. 

Ví dụ như trong trường hợp mà người anh này có sử dụng những thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt số tiền phúng điếu như là đưa ra những thông tin giải sai sự thật nhưng mà làm cho người khác tin đó là sự thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa thông tin giả có thể là qua lời nói, chữ viết hành động hoặc là giả vờ vay mượn... thì trong trường hợp đó người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở tội chiếm đoạt tài sản. 

Tuy nhiên thì cũng ở hành vi đó mà người phạm tội thực hiện hành vi như là lén lút, lợi dụng lúc sơ hở, mất cảnh giác của cá nhân quản lý tài sản hoặc là lợi dụng vào hoàn cảnh khách q quan như là chen lấn, xô đẩy... nhằm tiếp cận cá nhân, tổ chức để thực hiện hành vi thì được xem là trộm cắp tài sản. Tuy nhiên thì đối với tội trộm cắp tài sản thì chỉ những giá trị tài sản bị trộm cắp từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm tội trộm cắp tài sản; còn nếu tài sản trộm cắp có trị giá dưới 2.000.000 đồng thì phải kèm theo các điều kiện khác.

Như vậy thì hành vi lấy tiền phúng điếu của anh trai có thể bị xử lý hình sự theo quy định pháp luật. Tuy nhiên thì bị xử lý ở tội danh nào và mức xử phạt ra sao thì còn phụ thuộc vào người vi phạm thực hiện hành vi như thế nào. Từ đó theo kết quả điều tra xác minh của cơ quan công an mà có đưa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hay không. 

Các bạn còn có thể tham khảo thêm một số bài viết sau của công ty Luật Minh Khuê. 

Tiền phúng viếng trong đám tang, tiền nhà nước truy tặng có phải là di sản thừa kế không ?

Làm gì để lấy lại di sản thừa kế khi đã bị bán cho người khác?

Vui lòng liên hệ qua điện thoại của tổng đài tư vấn 19006162 hoặc lienhe@luatminhkhue.vn để được tư vấn hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất.