Mục lục bài viết
1. Hoàn cảnh hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm 1858 thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược Việt Nam, chúng từng bước thiết lập chế độ cai trị tàn bạo, vơ vét tài sản, tài nguyên về cho đế quốc. Chúng cũng thi hành chính sách cai trị chuyên chế, trực tiếp cai trị nước ta kết hợp với tay sai, địa chủ phong kiến. Chúng cũng thẳng tay đàn áp các phong trào yêu nước, đòi quyền tự do, độc lập của nhân dân ta.
Việc bị thực dân Pháp xâm lược đã ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế nước ta, vốn là nền kinh tế thuần nông nghiệp. Chúng thi hành hàng loạt các chính sách độc quyền, kìm hãm sự phát triển kinh tế ngoài ra còn đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý đã góp phần đẩy nhân dân vào cảnh bần cùng, lệ thuộc vào chúng.
Về văn hóa - xã hội thì thực dân Pháp thi hành chính sách "ngu dân", khuyến khích văn hóa nô dịch, mê tín, dị đoan khiến cho nhân dân ta đã nghèo đói, lạc hậu nay lại còn dốt nát và đau khổ hơn.
Nhưng cũng chính vì sự khai thác thuộc địa một cách triệt để của thực dân Pháp đã gián tiếp giúp cho xã hội Việt Nam có thêm giai cấp mới, mà sau này giai cấp này đóng vai trò chủ chốt, quan trọng trong cuộc thắng lợi của nhân dân ta. Giai cấp công nhân một bộ phận giai cấp đông đảo đã góp phần vào cuộc đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ ở nước ta.
Về bối cảnh quốc tế với sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế Cộng sản đã góp phần trong việc lan tỏa chủ nghĩa Mác - Lênin và sau này Bác Hồ của chúng ta đã vận dụng nó để tìm ra còn đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
Trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam được hình thành đã có rất nhiều tổ chức, hội được thành lập và hoạt động với mục đích chung là giành lại độc lập cho đất nước. Nhưng do còn chưa xác định được phương hướng và sự tự phát còn nhiều nên đa phần các tổ chức này nhanh chóng tan rã. Nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò của các tổ chức, hội yêu nước đã góp phần thúc đẩy phong trào yêu nước, cứu quốc của nhân dân ta.
Hồ Chí Minh lãnh tụ vĩ đại của dân tộc người đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Sau khi Người gia nhập Đảng Cộng sản Pháp đã truyền bá, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin và vạch ra phương hướng chuẩn bị nhưng điều kiện đầu tiên để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Người nhấn mạnh rất rõ ràng "Cách mạng muốn thành công phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo" và đảng đó không đảng nào khác chính là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cuối năm 1929, Hồ Chí Minh đã tổ chức và chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng tại Hương Cảng - Trung Quốc. Sau này Hội nghị này được coi như là Đại hội thành lập Đảng vì thông qua tại hội nghị một trong những văn kiện quan trọng của Đảng là Cương lĩnh chính trị đã được thông qua.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã quyết định lấy ngày 03 tháng 2 dương lịch hằng năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Quá trình phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự kết hợp có chọn lọc của chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân, phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam. Đây là sự kết hợp giữa giai cấp và dân tộc, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập Đảng ta đã trải qua quá trình phát triển vượt bậc để đến đỉnh cao là các sự kiện thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945, thắng lợi chống thực dân Pháp năm 1954 và cuối cùng là cuộc kháng chiến chống Mỹ vẻ vang năm 1975.
- Giai đoạn đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945): Mở đầu cho giai đoạn này là phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh đã làm rung chuyển chế độ thống trị của thực dân Pháp và tay sai. Dưới sự lãnh đạo của Đảng quần chúng nhân dân đã vùng lên chống lại thực dân Pháp và bọn tay sai lập chính quyền cách mạng ở một số nơi theo hình thức Xô Viết. Phong trào này bước đầu để lại nền móng về việc xây dựng liên minh công - nông và phát động phong trào quần chúng đấu tranh giành và bảo vệ chính quyền.
Tiếp theo là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đập tan sự thống trị của thực dân Pháp trong gần một thập kỷ và lật đổ được chế độ phong kiến bóc lột nhân dân ta mấy mươi thế ký qua. Cách mạng tháng Tám mở ra một kỹ nguyên mới cho dân tộc, kỷ nguyên của độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đưa nhân dân ta từ nô lệ trở thành những người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của chính mình.
- Giai đoạn xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp của Mỹ (1945 - 1954): Dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện thành công cuộc bầu cử đầu tiên, sau đó thông qua Hiến pháp đầu tiên (1946) đã góp phần bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, bảo vệ thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám.
Đỉnh cao của giai đoạn này chính là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam giành thắng lợi lịch sự là chiến thắng Điện Biên phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" buộc Chính phủ Pháp phải vào bàn ký kết Hiệp định Giơnevo về chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam.
- Giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975): Sau khi chiến thắng được thực dân Pháp càng làm dấy lên tham vọng của đế quốc Mỹ. Nhận biết được tình thế cấp thiết và vai trò của cuộc kháng chiến mà đảng ta đã thực hiện đường lối chiến tranh nhân dân lần lượt đánh tan các cuộc tiến công, chiến lược của lính Mỹ. Tại giai đoạn này, Đảng Cộng sản Việt Nam càng thể hiện rõ vai trò lãnh đạo của mình trực tiếp lãnh đạo, chiến thắng về quân sự kết hợp với đường lối đối ngoại khôn khéo, mềm mỏng đã tạo ra sự đồng thuận của nhân dân trong nước và của bạn bè yêu chuộng hòa bình quốc tế. Kết thúc giai đoạn này là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Kết hợp vào đó dưới sự lãnh đạo của Đảng miền Bắc ta cũng đã khắc phục phần nào hậu quả của chiến tranh, khôi phục kinh tế - xã hội.
- Giai đoạn tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công cuộc đổi mới đất nước (1975 đến nay): Trong giai đoạn này Đảng ta đã lần lượt ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa V đã thay đổi quan điểm của đảng ta về phát triển kinh tế trong tình hình mới. Điển hình là tại Đại hội VI của Đảng (1986) đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, mở ra bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trải qua gần 30 năm thực hiện Cưỡng lĩnh 1991 và 35 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị kết hợp với sự quyết tâm của quần chúng nhân dân đã đưa nước ta từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu trở thành một trong các quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình - khá. Tiến tới năm 2045 nước ta sẽ đứng trong hàng ngũ các nước có thu nhập cao trên thế giới.
Hiện nay, không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam từ một Đảng non trẻ đến nay Đảng ta đã có gần 5 triệu Đảng viên. Các các bộ, đảng viên là hạt nhân lãnh đạo, gương mẫu trong các phong trào sản xuất, thi đua tạo động lực, khích lệ các tầng lớp nhân dân lao động vào công cuộc đổi mới và phát triển của đất nước./.
Để làm rõ hơn vấn đề trên, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau: Ý nghĩa lịch sử của sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2/1930