Mục lục bài viết
1. Giới thiệu chung về bằng lái xe máy A1:
Bằng lái xe A1 là một trong các loại giấy phép lái xe cơ bản và phổ biến nhất tại Việt Nam. Đây là loại giấy phép lái xe dành cho các phương tiện gắn máy với dung tích xilanh không vượt quá 175 cm3, như xe máy và xe tay ga. Giấy phép lái xe A1 thường được gọi là GPLX A1, và đây là loại giấy phép lái xe thấp nhất trong hệ thống phân hạng bằng lái xe tại nước ta.
Điều kiện cấp bằng lái xe A1
Để được cấp giấy phép lái xe A1, người xin cấp phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Người xin cấp GPLX A1 phải từ đủ 18 tuổi trở lên. Đây là điều kiện cơ bản để đảm bảo rằng người lái xe đã đủ trưởng thành và có đủ khả năng nhận thức khi tham gia giao thông.
- Cần phải có sức khỏe tốt, đảm bảo khả năng điều khiển xe an toàn. Điều này bao gồm thị lực, thính lực và các chỉ số sức khỏe khác liên quan đến việc lái xe.
- Phải có khả năng nhận thức và hiểu biết về các quy định giao thông, cũng như các quy tắc và luật lệ liên quan đến việc điều khiển phương tiện.
Chất liệu và đặc điểm của bằng lái xe A1
Hiện nay, giấy phép lái xe A1 được làm từ nhựa PET, một loại vật liệu có nhiều ưu điểm vượt trội:
- Nhựa PET có khả năng chống thấm nước, giúp giấy phép lái xe không bị hư hỏng khi tiếp xúc với nước.
- Giấy phép lái xe A1 có thể chịu được nhiệt độ lên đến 200 độ C, đảm bảo độ bền cao ngay cả trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.
- Với chất liệu nhựa PET, giấy phép lái xe A1 có độ bền rất tốt, không dễ bị rách hay biến dạng sau thời gian dài sử dụng.
- GPLX A1 có hình dáng tương tự như một chiếc thẻ ATM, giúp việc bảo quản và mang theo trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể dễ dàng bỏ GPLX A1 vào ví hoặc túi xách mà không lo bị cồng kềnh hay chiếm nhiều diện tích.
Bằng lái xe A1 không chỉ là một chứng nhận quan trọng để hợp pháp hóa quyền điều khiển phương tiện giao thông mà còn là một phần thiết yếu trong việc đảm bảo an toàn giao thông. Việc nắm vững thông tin về giấy phép lái xe A1 sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông.
2. Lý thuyết thi bằng lái xe máy A1 có đáp án chi tiết
Câu hỏi 1: Phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại là gì?
1. Phần mặt đường và lề đường.
2. Phần đường xe chạy.
3. Phần đường xe cơ giới.
Giải thích: Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại.
Câu hỏi 2: “Làn đường” là gì?
1. Là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, sử dụng cho xe chạy.
2. Là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.
3. Là đường cho xe ô tô chạy, dừng, đỗ an toàn.
Giải thích: Làn đường có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.
Câu hỏi 3: Trong các khái niệm dưới đây, “dải phân cách” được hiểu như thế nào là đúng?
1. Là bộ phận của đường để ngăn cách không cho các loại xe vào những nơi không được phép.
2. Là bộ phận của đường để phân tách phần đường xe chạy và hành lang an toàn giao thông.
3. Là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ.
Giải thích: Dải phân cách phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt.
Câu hỏi 4: “Dải phân cách” trên đường bộ gồm những loại nào?
1. Dải phân cách gồm loại cố định và loại di động.
2. Dải phân cách gồm tường chống ồn, hộ lan cứng và hộ lan mềm.
3. Dải phân cách gồm giá long môn và biển báo hiệu đường bộ.
Giải thích: Dải phân cách gồm cố định và di động.
Câu hỏi 5: Người lái xe được hiểu như thế nào trong các khái niệm dưới đây?
1. Là người điều khiển xe cơ giới.
2. Là người điều khiển xe thô sơ.
3. Là người điều khiển xe có súc vật kéo.
Giải thích: Người lái xe là người điều khiển xe cơ giới.
Câu hỏi 6: Đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông được các phương tiện giao thông đến từ các hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên là loại đường gì?
1. Đường không ưu tiên
2. Đường tỉnh lộ.
3. Đường quốc lộ.
4. Đường ưu tiên.
Giải thích: Đường ưu tiên được nhường đường khi qua nơi giao nhau.
Câu hỏi 7: Khái niệm “phương tiện giao thông cơ giới đường bộ” được hiểu như thế nào là đúng?
1. Gồm xe ô tô; máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy; xe cơ giới dùng cho người khuyết tật và xe máy chuyên dùng.
2. Gồm ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
Giải thích: Phương tiện giao thông cơ giới không có xe máy chuyên dùng.
Câu hỏi 8: Khái niệm “phương tiện giao thông thô sơ đường bộ” được hiểu như thế nào là đúng?
1. Gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy, xe đạp điện), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
2. Gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy, xe đạp điện), xe gắn máy, xe cơ giới dùng cho người khuyết tật và xe máy chuyên dùng.
3. Gồm xe ô tô, máy kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo.
Giải thích: Phương tiện giao thông thô sơ không có xe máy chuyên dùng; xe ô tô.
Câu hỏi 9: “Phương tiện tham gia giao thông đường bộ” gồm những loại nào?
1. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
2. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ và xe máy chuyên dùng.
3. Cả ý 1 và ý 2.
Giải thích: Phương tiện giao thông gồm tất cả các loại phương tiện.
Câu hỏi 10: “Người tham gia giao thông đường bộ” gồm những đối tượng nào?
1. Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
2. Người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.
3. Cả ý 1 và ý 2.
Giải thích: Người tham gia giao thông gồm người sử dụng phương tiện và người đi bộ.
Câu hỏi 11: “Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ” gồm những đối tượng nào dưới đây?
1. Người điều khiển xe cơ giới, người điều khiển xe thô sơ.
2. Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
3. Cả ý 1 và ý 2.
Giải thích: Người điều khiển phương tiện gồm cả xe cơ giới và xe máy chuyên dùng.
Câu hỏi 12: Khái niệm “người điều khiển giao thông” được hiểu như thế nào là đúng?
1. Là người điều khiển phương tiện tham gia giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.
2. Là cảnh sát giao thông, người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.
3. Là người tham gia giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.
Giải thích: Người điều khiển giao thông là cảnh sát giao thông.
Câu hỏi 13: Trong các khái niệm dưới đây khái niệm “dừng xe” được hiểu như thế nào là đúng?
1. Là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
2. Là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
3. Là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian giữa 02 lần vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách.
Giải thích: Dừng xe là đứng yên tạm thời.
Câu hỏi 14: Khái niệm “đỗ xe” được hiểu như thế nào là đúng?
1. Là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông có thời hạn trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
2. Là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.
Giải thích: Đỗ xe là đứng yên không giới hạn thời gian.
Câu hỏi liệt 15: Cuộc đua xe chỉ được thực hiện khi nào?
1. Diễn ra trên đường phố không có người qua lại.
2. Được người dân ủng hộ.
3. Được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Giải thích: Cuộc đua xe cần cấp phép.
Câu hỏi liệt 16: Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy có bị nghiêm cấm hay không?
1. Bị nghiêm cấm.
2. Không bị nghiêm cấm.
3. Không bị nghiêm cấm, nếu có chất ma túy ở mức nhẹ, có thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Giải thích: Có ma tuý bị nghiêm cấm.
Câu hỏi liệt 17: Sử dụng rượu, bia khi lái xe, nếu bị phát hiện thì bị xử lý như thế nào?
1. Chỉ bị nhắc nhở.
2. Bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị xử lý hình sự tùy theo mức độ vi phạm.
3. Không bị xử lý hình sự.
Giải thích: Sử dụng rượu, bia khi lái xe bị phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.
Câu hỏi liệt 18: Theo luật phòng chống tác hại của rượu, bia, đối tượng nào dưới đây bị cấm sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông?
1. Người điều khiển: Xe ô tô, xe mô tô, xe đạp, xe gắn máy.
2. Người ngồi phía sau người điều khiển xe cơ giới.
3. Người đi bộ.
4. Cả ý 1 và ý 2.
Giải thích: Người điều khiển bị cấm sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông.
Câu hỏi liệt 19: Hành vi điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu có bị nghiêm cấm hay không?
1. Bị nghiêm cấm tùy trường hợp.
2. Không bị nghiêm cấm.
3. Bị nghiêm cấm.
Câu hỏi 20: Khi lái xe trong khu đô thị và đông dân cư trừ các khu vực có biển cấm sử dụng còi, người lái xe được sử dụng còi như thế nào trong các trường hợp dưới đây?
1. Từ 22 giờ đêm đến 5 giờ sáng.
2. Từ 5 giờ sáng đến 22 giờ tối.
3. Từ 23 giờ đêm đến 5 giờ sáng hôm sau.
Giải thích: Chỉ sử dụng còi từ 5 giời sáng đến 22 giờ tối.
Câu hỏi 21: Người lái xe sử dụng đèn như thế nào khi lái xe trong khu đô thị và đông dân cư vào ban đêm?
1. Bất cứ đèn nào miễn là mắt nhìn rõ phía trước.
2. Chỉ bật đèn chiếu xa (đèn pha) khi không nhìn rõ đường.
3. Đèn chiếu xa (đèn pha) khi đường vắng, đèn pha chiếu gần (đèn cốt) khi có xe đi ngược chiều.
4. Đèn chiếu gần (đèn cốt).
Giải thích: Trong đô thị sử dụng đèn chiếu gần.
Câu hỏi 22: Trong trường hợp đặc biệt, để được lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng với thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới bạn phải đảm bảo yêu cầu nào dưới đây?
1. Phải đảm bảo phụ tùng do đúng nhà sản xuất đó cung cấp.
2. Phải được chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
3. Phải là xe đăng ký và hoạt động tại các khu vực có địa hình phức tạp.
Giải thích: Lắp đặt còi đèn không đúng thiết kế phải được chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
Câu hỏi liệt 23: Ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, đường cao tốc, đường hẹp, đường dốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có được quay đầu xe hay không?
1. Được phép.
2. Không được phép.
3. Tùy từng trường hợp.
Giải thích: Không được phép quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường.
Câu hỏi 24: Bạn đang lái xe phía trước có một xe cảnh sát giao thông không phát tín hiệu ưu tiên bạn có được phép vượt hay không?
1. Không được vượt.
2. Được vượt khi đang đi trên cầu.
3. Được phép vượt khi đi qua nơi giao nhau có ít phương tiện cùng tham gia giao thông.
4. Được vượt khi đảm bảo an toàn.
Giải thích: Được vượt khi xe không phát tín hiệu ưu tiên.
Câu hỏi 25: Bạn đang lái xe phía trước có một xe cứu thương đang phát tín hiệu ưu tiên bạn có được phép vượt hay không?
1. Không được vượt.
2. Được vượt khi đang đi trên cầu.
3. Được phép vượt khi đi qua nơi giao nhau có ít phương tiện cùng tham gia giao thông.
4. Được vượt khi đảm bảo an toàn.
Giải thích: Không được vượt khi đang phát tín hiệu ưu tiên.
Câu hỏi liệt 26: Người điều khiển xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy có được phép sử dụng xe để kéo hoặc đẩy các phương tiện khác khi tham gia giao thông không?
1. Được phép.
2. Nếu phương tiện được kéo, đẩy có khối lượng nhỏ hơn phương tiện của mình.
3. Tùy trường hợp.
4. Không được phép.
Câu hỏi liệt 27: Khi điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, những hành vi buông cả hai tay; sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác; sử dụng chân chống của xe quệt xuống đường khi xe đang chạy có được phép hay không?
1. Được phép.
2. Tùy trường hợp.
3. Không được phép.
Câu hỏi liệt 28: Khi điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, những hành vi nào không được phép?
1. Buông cả hai tay; sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác; sử dụng chân chống của xe quệt xuống đường khi xe đang chạy.
2. Buông một tay; sử dụng xe để chở người hoặc hàng hóa; để chân chạm xuống đất khi khởi hành.
3. Đội mũ bảo hiểm; chạy xe đúng tốc độ quy định và chấp hành đúng quy tắc giao thông đường bộ.
4. Chở người ngồi sau dưới 16 tuổi.
Câu hỏi liệt 29: Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được mang, vác vật cồng kềnh hay không?
1. Được mang, vác tùy trường hợp cụ thể.
2. Không được mang, vác.
3. Được mang, vác nhưng phải đảm bảo an toàn.
4. Được mang, vác tùy theo sức khỏe của bản thân.
Giải thích: Xe mô tô không được mang vác vật cồng kềnh.
Câu hỏi liệt 30: Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác không?
1. Được phép.
2. Được bám trong trường hợp phương tiện của mình bị hỏng.
3. Được kéo, đẩy trong trường hợp phương tiện khác bị hỏng.
Không được phép.
Giải thích: Xe mô tô không được kéo xe khác.
3. Tầm quan trọng của việc nắm vững lý thuyết thi bằng lái xe máy
Việc nắm vững lý thuyết thi bằng lái xe máy không chỉ quan trọng trong việc đạt được giấy phép lái xe mà còn là yếu tố thiết yếu để đảm bảo an toàn và tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông. Dưới đây là những lý do chính cho thấy tầm quan trọng của việc nắm vững lý thuyết thi bằng lái xe máy:
- Lý thuyết thi bằng lái xe máy bao gồm các quy định về luật giao thông, biển báo, và kỹ năng xử lý tình huống. Nắm vững những kiến thức này giúp người lái xe hiểu rõ các quy tắc giao thông, từ đó có thể điều khiển phương tiện một cách an toàn và tránh được các tai nạn không đáng có. Việc hiểu và thực hiện đúng các quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn, và các tín hiệu giao thông là cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự an toàn cho bản thân và các phương tiện khác trên đường.
- Khi thi lấy bằng lái xe máy, việc nắm vững lý thuyết giúp bạn hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan đến việc điều khiển phương tiện. Đây là yêu cầu bắt buộc để bạn có thể đạt được giấy phép lái xe hợp pháp. Nếu không nắm rõ các quy định này, bạn có thể dễ dàng vi phạm pháp luật, dẫn đến các hình phạt như phạt tiền, tước quyền lái xe, hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự trong những trường hợp nghiêm trọng.
- Lý thuyết không chỉ cung cấp kiến thức về luật giao thông mà còn giúp cải thiện kỹ năng lái xe thông qua việc hiểu rõ các tình huống giao thông thường gặp và cách xử lý chúng. Các bài học lý thuyết giúp bạn làm quen với các tình huống như giao cắt, vòng xoay, và các điều kiện thời tiết bất lợi, từ đó chuẩn bị tốt hơn cho việc điều khiển xe trong thực tế.
- Việc nắm vững lý thuyết giúp bạn nhận biết và phòng ngừa các rủi ro tiềm ẩn khi tham gia giao thông. Hiểu rõ về các biển báo giao thông và quy tắc xử lý tình huống sẽ giúp bạn phản ứng nhanh chóng và chính xác trong các tình huống khẩn cấp, từ đó giảm thiểu nguy cơ tai nạn và đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác.
- Lý thuyết thi bằng lái xe máy chiếm một phần quan trọng trong bài kiểm tra cấp giấy phép lái xe. Nắm vững lý thuyết sẽ giúp bạn trả lời đúng các câu hỏi trong kỳ thi, từ đó tăng khả năng đạt được giấy phép một cách dễ dàng hơn. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn giảm thiểu chi phí cho việc thi lại hoặc học lại.
- Việc học và hiểu rõ lý thuyết thi bằng lái xe máy cũng giúp nâng cao ý thức về trách nhiệm của mỗi người lái xe đối với cộng đồng. Khi hiểu biết sâu rộng về luật lệ và quy định giao thông, bạn sẽ có ý thức hơn trong việc tuân thủ và thực hiện đúng các quy tắc, góp phần vào việc xây dựng một môi trường giao thông an toàn và văn minh.
Xem thêm: Thi lý thuyết bằng lái xe hạng A1 bao nhiêu câu là đậu?