1. Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là gì?

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ hay còn gọi là Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là tên gọi mới thay thế cho tên gọi cũ, là một hình thức đánh giá chất lượng ngắn hạn môi trường tại cơ sở và báo cáo định kỳ về cơ quan có thẩm quyền như các chi cục bảo vệ môi trường, Phòng, Sở Tài nguyên và Môi trường.

Mục đích của việc báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là theo dõi quan trắc số liệu của mỗi công ty. Đánh giá được tác động ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm phát sinh giúp công ty ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm. Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp.

Nguồn phát sinh gây ô nhiễm có thể là nước thải, khí thải, các chất thải rắn nguy hại, định kỳ sẽ được lấy mẫu phân tích tra cứu mức độ ô nhiễm theo quy định của nhà nước. 

 

2. Mẫu báo cáo giám sát môi trường định kỳ để làm gì?

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là loại văn bản mà các tổ chức phải thực hiện theo quy định của luật pháp trong thời kỳ hoạt động. Nội dung chính của Báo cáo sẽ thể hiện chất lượng môi trường qua mỗi kỳ Thống kê và phương hướng khắc phục các vấn đề cạnh tranh trong thời kỳ bảo kê môi trường tại những doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Lập Thống kê giám sát môi trường định kỳ giúp doanh nghiệp có thể theo dõi quan trắc số liệu của tổ chức mình, thẩm định được ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm đối với môi trường, giúp cho mỗi doanh nghiệp hiểu rõ hơn về việc kiểm soát an ninh môi trường và góp phần ngăn chặn được những khó khăn ô nhiễm, xây dựng những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và đưa ra những biện pháp xử lý môi trường phù hợp.

Mục đích chính của việc lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ là theo dõi số liệu quan trắc các chỉ tiêu phân tích chất lượng môi trường nước, đất, không khí,… của mỗi dự án đã đi vào hoạt động. Điều đó giúp cho doanh nghiệp của bạn nắm rõ được tình hình tác động môi trường xung quanh đối với hoạt động của khu sản xuất, kinh doanh, nhà máy, khu công nghiệp. Từ đó có thể đánh giá tác động của nguồn ô nhiễm tới môi trường xung quanh và sức khỏe của những người đang sống và làm việc tại cơ sở. Đồng thời là cơ sở để đề ra các biện pháp xử lý thích hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả và đạt các Tiêu chuẩn môi trường theo quy định.

Hơn nữa kết quả giám sát chất lượng môi trường sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đánh giá về công tác bảo vệ môi trường của mỗi dự án, doanh nghiệp…

 

3. Đối tượng nào phải nộp báo cáo giám sát môi trường định kỳ

Tất cả các tổ chức sản xuất, thương nghiệp dịch vụ, doanh nghiệp, xí nghiệp kinh doanh sản xuất, khu thương mại dịch vụ, công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, khu bệnh viện, khách sạn, các nhà máy, nhà xưởng, nhà kho… có phát sinh chất thải sẽ đều phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ gửi lên cơ quan đánh giá môi trường có thẩm quyền theo luật định.

Trong trường hợp, nhà máy xí nghiệp không phải một trong các đối tượng nêu trên nhưng các cơ quan chức năng ra yêu cầu thì vẫn phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ.

 

4. Mẫu báo cáo giám sát môi trường định kỳ

MẪU BÁO CÁO GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ

06 tháng đầu năm (cuối năm)…..

I. THÔNG TIN CHUNG

Tên đơn vị:….

Địa chỉ: (địa chỉ vị trí xưởng sản xuất)….

Điện thoại:…

Giám đốc:……

Tên nhân viên phụ trách môi trường:……..

Điện thoại: (ghi số điện thoại cố định và số di động liên hệ trực tiếp với nhân viên phụ trách môi trường trong trường hợp cần thiết).

Ngành nghề: (nêu ngành nghề sản xuất chính).

Nguyên liệu sản xuất:

STT Nguyên liệu Số lượng (kg/tháng)
1    
2    
...    

Hóa chất:

STT Hóa chất Số lượng (kg/tháng)
1    
2    
...    

Nhiên liệu: (thống kê loại nhiên liệu sử dụng trong sản xuất (điện, than, củi, dầu ….), nêu rõ số lượng sử dụng trong một tháng)

STT Nhiên liệu Số lượng (kg/tháng)
1    
2    
...    

Công suất thiết kế: (sản phẩm/tháng).

Sản lượng sản xuất trung bình/tháng trong kỳ báo cáo 06 tháng:

Nhu cầu sử dụng nước: (gồm nước máy (tính theo hóa đơn); nước ngầm, nước mặt (tính theo đồng hồ đo lưu lượng nước khai thác).

Lưu lượng xả thải: (dựa vào đồng hồ đo lưu lượng xả thải hoặc doanh nghiệp tự lập sổ theo dõi định kỳ (ngày/tháng..).

Biện pháp xử lý nước thải: (ghi rõ công nghệ xử lý, công suất đầu tư trạm xử lý nước thải).

Nguồn phát sinh khí thải và biện pháp xử lý: (ghi rõ số cửa xả thải ra môi trường).

Thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường: (Nguồn phát sinh, số lượng phát sinh và biện pháp xử lý).

Quản lý chất thải nguy hại: (Nguồn phát sinh, số lượng phát sinh và biện pháp quản lý, xử lý).

II. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH.

Tên và địa chỉ liên hệ của cơ quan, đơn vị thực hiện việc đo đạc, lấy mẫu phân tích về môi trường: (Cung cấp thêm thông tin đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định).

Về thông số phân tích:

A. Nước thải

– Vị trí lấy mẫu nước thải: (Là điểm xả thải cuối cùng trước khi thải ra môi trường bên ngoài hoặc điểm xả thải sau khi qua hệ thống xử lý nước thải)

– Thời điểm lấy mẫu: (ngày, giờ lấy mẫu)

– Số lượng mẫu: (Để đảm bảo tính chính xác và đại diện, nên lấy mẫu theo phương pháp tổ hợp, lấy ở 03 thời điểm khác nhau trong 01 ca sản xuất).

– Kết quả: (Trình bày dạng bảng biểu, so sánh và đánh giá với Quy chuẩn Việt Nam tương ứng).

1. Khí thải

– Vị trí ống khói xả thải: (bổ sung sơ đồ nhà máy, chấm điểm lấy mẫu ống khói);

– Thời điểm lấy mẫu: (ngày, giờ lấy mẫu)

– Kết quả: (Trình bày dạng bảng biểu, so sánh và đánh giá với Quy chuẩn Việt Nam tương ứng).

III. KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT.

1. Kiến nghị: (Nêu các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện)

2. Cam kết:

– Chủ cơ sở cam kết thường xuyên vận hành các công trình xử lý đảm bảo đạt theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

– Chủ cơ sở cam kết số liệu báo cáo trên đây là đầy đủ và chính xác. Quá trình tự quan trắc giám sát của doanh nghiệp thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước về chế độ tự quan trắc, giám sát.

Trường hợp kết quả không đạt yêu cầu, cam kết thời gian và biện pháp khắc phục.

  ….….., ngày … tháng …… năm …..
 

Người có thẩm quyền ký

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

5. Quy trình chuẩn lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo các bước sau:

  • Bước 1: Nhận những yêu cầu, tìm hiểu và thu tập thông tin tài liệu có xác thực của dự án từ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,… của bạn trong thời gian chỉ 1 ngày.
  • Bước 2: Trong vòng 1 ngày để chuẩn bị và tiến hành lấy các mẫu nguồn gây ô nhiễm cũng như triển khai công việc đo đạc.
  • Bước 3: Chờ kết quả phân tích và trực tiếp nghiệm thu, ghi nhận vào báo cáo với 1 tuần
  • Bước 4: Hoàn thành báo cáo giám sát môi trường nhanh chóng trong 2 ngày.
  • Bước 5: Gửi báo cáo đã hoàn thành cho chủ đầu tư doanh nghiệp xem và ký kết với thời gian khoảng 1 ngày.
  • Bước 6: Khi báo cáo đã hoàn thiện thì tiến hành nộp trực tiếp báo cáo đến cơ quan chức năng và gửi cho chủ đầu tư doanh nghiệp trong vòng 1 ngày. Sau đó bàn giao cho khách hàng.

Ngoài ra, quý khách hàng có thể tham khảo thêm bài viết về chủ đề: Quy định mới nhất về báo cáo quan trắc môi trường định kỳ của Luật Minh Khuê.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về chủ đề mẫu báo cáo giám sát môi trường định kỳ mới nhất mà Luật Minh Khuê cung cấp tới quý khách hàng. Còn bất kỳ điều gì vướng mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7. Gọi số 1900.6162 hoặc gửi email đến địa chỉ: Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ tốt nhất từ Luật Minh Khuê. Chúng tôi rất hân hạnh nhận được sự hợp tác từ quý khách hàng. Trân trọng./.