Mục lục bài viết
Việc tổng kết, đánh giá tính hiệu quả của công việc sau một năm đóng vai trò quyết định đến định hướng trong tương lai của cá nhân và doanh nghiệp. Vì vậy, để tiện cho công tác định kỳ ấy các doanh nghiệp sẽ soạn thảo báo cáo tổng kết cuối năm.
1. Hiểu như thế nào về báo cáo tổng kết cuối năm?
Báo cáo là một loại văn bản hành chính của cơ quan, tổ chức, cá nhân thể hiện tình hình, kết quả thực hiện công việc nhằm giúp cho cơ quan, người có thẩm quyền có thông tin phục vụ việc phân tích, đánh giá, điều hành và ban hành các quyết định quản lý phù hợp.
Vậy ta hiểu cơ bản báo cáo tổng kết là sự tổng hợp khách quan về tình hình doanh nghiệp, về sự hiệu quả của dự án và năng suất làm việc của các nhân viên. Qua đó, giúp ban Giám đốc doanh nghiệp có thể đánh giá chất lượng nhân sự và hình thành phương hướng hoạt động cho doanh nghiệp vào những năm sau.
Tuy nhiên, mục đích soạn thảo của mỗi doanh nghiệp là khác nhau nên nội dung báo cáo tổng kết cuối năm sẽ thay đổi dựa trên các yếu tố ban quản trị doanh nghiệp hướng đến để đánh giá.
2. Đặc điểm của báo cáo tổng kết cuối năm
Vì là một loại của văn bản hành chính, nên báo cáo tổng kết cuối năm sẽ có những đặc điểm của văn bản nói chung như:
- Nội dung truyền đạt của văn bản hành chính chủ yếu là thông tin quản lý mang tính hai chiều: theo chiều dọc từ trên xuống (các văn bản cấp trên chuyển xuống cấp dưới) và từ dưới lên (các văn bản từ cấp dưới chuyển lên cấp trên); theo chiều ngành gồm các văn bản trao đổi giữa các cơ quan ngang cấp, ngang quyền.
- Dùng để giải quyết các công việc cụ thể, phản ánh tình hình, giao dịch, trao đổi, ghi chép công việc trong cơ quan, tổ chức.
3. Cách soạn thảo báo cáo tổng kết cuối năm
Khi soạn thảo báo cáo tổng kết cuối năm cần chú ý sử dụng ngôn ngữ và văn phong có tính chất khách quan, trực tiếp, cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn, chính xác và đầy đủ. Đồng thời, nội dung báo cáo cần đảm bảo đầy đủ các thông tin sau:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam/ Độc lập- Tự do- Hạnh phúc.
- Địa điểm và ngày tháng soạn báo cáo.
- Tên công ty
- Tên người làm báo cáo, các phòng ban, tổ.
- Kết quả, thành tựu của những nhiệm vụ, khối lượng công việc đã hoàn thành xong.
- Chi tiết các việc quan trọng đã xử lý và có kết quả trong năm.
- Nhận xét đánh giá cá nhân cùng với các giải pháp đề xuất giúp tháo gỡ những vướng mắc còn tồn tại.
- Tên báo cáo và nội dung báo cáo: ghi rõ ràng nội dung và trình bày bố cục khoa học.
- Chữ ký và họ tên người gửi văn bản: người đứng đầu ký tên và đòng dấu vào báo cáo.
* Các bước để soạn thảo báo cáo tổng kết cuối năm được thực hiện theo trình tự sau:
- Xác định nội dung báo cáo: Hay còn gọi là bước định hướng bố cục và nội dung trong báo cáo.
- Vạch ra đề cương chi tiết: Lập nội dung từ tổng quan đến chi tiết cho các nội dung sẽ xuất hiện trong bài
- Liệt kê và đánh giá: Bằng cách liệt kê những nhiệm vụ, thành tựu và hạng mục công việc; người soạn thảo đưa ra những đánh giá khách quan về mức độ hoàn thành của dự án cũng như sự phá triển của công ty.
- Hướng khắc phục và phát triển: Đưa ra các đề xuất và giải pháp trong từng dự án và phương hướng hoạt động trong những năm sắp tới
>> Tham khảo: Mẫu báo cáo tổng kết công tác mặt trận thôn, bản, khu phố
4. Mẫu báo cáo tổng kết cuối năm
Luật Minh Khuê xin giới thiệu đến quý bạn đọc một số mẫu báo cáo tổng kết cuối năm sau đây:
4.1 Mẫu báo cáo tổng kết cuối năm đối với lớp học
Quý khách có thể tải mẫu báo cáo tổng kết cuối năm đối với lớp học dưới đây hoặc soạn thảo trực tuyến, in ra và sử dụng trong từng trường hợp cụ thể:
TRƯỜNG TIỂU HỌC A Số: ...../BCSK |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độ lập - Tự do - Hạnh Phúc ........, ngày ... tháng ... năm 20........ |
BÁO CÁO TỔNG KẾT CUỐI NĂM CÁ NHÂN GIÁO VIÊN VÀ LỚP CHỦ NHIỆM
NĂM HỌC 20..... - 20 ......
Lớp: ........ GVCN: ....................................
I. Duy trì sĩ số
KH giao đầu năm |
Thực hiện ..../.../..... |
Tăng, giảm so với đầu năm |
Phân theo độ tuổi |
Con TB |
GĐKK |
K.tật nhẹ |
|||||
Số Hs |
Nữ |
Số HS |
Nữ |
Đến |
Đi |
2007 |
..... |
..... |
0 |
1 |
0 |
34 |
12 |
34 |
12 |
|
34 |
|
|
|
|
|
Số HS than gia bán trú: 34 em
II. Đánh giá nhận xét ưu, nhược điểm quá trình hoạt động lớp:
1. Các môn học và hoạt động giáo dục: Nhìn chung tất cả học sinh trong lớp hoàn thành các kiến thức, kĩ năng cơ bản của môn học. Một số học sinh biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng cơ bản để giải quyết các tình huống, vấn đề mới trong học tập và trong cuộc sống. Bên cạnh đó, một số em còn lúng túng khi vận dụng kiến thức và kĩ năng trong quá trình học tập.
2. Năng lực: Học sinh thực hiện được một số việc phục vụ cho sinh hoạt của bản thân như vệ sinh thân thể, ăn mặc; một số việc phục vụ cho học tập như chuẩn bị đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà; mạnh dạn khi giao tiếp, trình bày rõ ràng, ngắn gọn; nói đúng nội dung cần trao đổi. Tuy nhiên, một số em còn chưa có sự chuẩn bị tốt khi đến lớp.
3. Phẩm chất: Học sinh đến lớp đầy đủ và đúng giờ; tích cực trao đổi nội dung học tập với bạn bè và thầy cô. Hăng hái tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh và làm đẹp trường lớp; giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ và kính trọng người lớn tuổi và thầy cô.
4. Các hội thi: Lớp tích cực tham gia các hội thi và đạt được các kết quả như sau:
- Cuộc thi tiếng hát giáo viên - học sinh: 1 giải nhất
- Cuộc thi giải toán qua mạng: 7 giải nhất, 5 giải nhì, 2 giải ba
- Cuộc thi kể chuyện về Bác cấp trường: 1 giải nhì
- Cuộc thi Tiếng anh phonic cấp Thị xã: 3 giải nhất
5. Đi học chuyên cần: Tổng số buổi học sinh nghỉ học:...................
Học sinh nghỉ số buổi nhiều nhất: ..........................................
6. Đánh giá các hoạt động ngoại khóa, các phong trào thi đua của lớp, Đội so với trong khối, tổ, trưởng. Lớp tham gia đầy đủ các hoạt động ngoại khóa của trường tổ chức. Các phong trào thi đua của lớp, Đội đạt kết quả tương đối cao của trường, gtoor, khối.
III. Kết quả hoạt động của cá nhân:
*Các công việc được giao:
1. Thực hiện quy chế chuyên môn: Thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy chế chuyên môn của ngành, trường, tổ quy định.
2. Tham gia hưởng ứng các phong trào thi đua do tổ, trường, ngành phát động: Tôi luôn có ý thức hưởng ứng, tham gia các phong trào thi đua của tổ, trường, ngành... phát động và đạt kết quả tương đối cao.
3. Kết quả thực hiện:
Nội dung |
Số tiết |
Xếp loại |
Số buổi nghỉ |
Ghi chú |
||
|
|
Tốt |
Khá |
TB |
|
|
Dự giờ thăm lớp |
30 |
20 |
10 |
0 |
|
|
Được dự giờ đột xuất |
1 |
1 |
0 |
0 |
|
|
Tham gia hội giảng |
2 |
2 |
0 |
0 |
|
|
Kết quả kiểm tra CM NV |
3 |
3 |
|
|
|
|
Thực hiện ngày giờ công |
|
|
|
|
0 |
|
4. Công tác chủ nhiệm lớp:
- Quản lý giáo dục học sinh: kết hợp và cải thiện các biện pháp quản lý khác nhau để phù hợp với đa số học sinh, tiếp cận và giáo dục học sinh theo hướng đổi mới tư duy theo khuynh hướng hiện đại.
- Thực hiện XHHGD: phối hợp giữ phụ huynh và các đoàn thể để thực hiện tốt công tác XHHGD.
- Công tác thu nộp: đảm bảo thu đúng và đủ mức thu do nhà trường và cấp trên quy định. Luôn hoàn thành đúng và đầy đủ theo thời gian quy định.
6. Các thành tích điển hình của lớp và cá nhân:
a. Giáo viên giỏi các cấp: đạt GVG cấp trường.
b. Học sinh: cuộc thi giải toán qua mạng: đạt 7 giải nhất, 5 giải nhì, 2 giải ba.
c. Thành tích các hội thi: tập thể lớp đạt giải nhất hội thi văn nghệ cấp trường.
d. Thành tích hoạt động đoàn đội: cuộc thi kể chuyện vè Bác cấp trường: 1 giải nhì.
Cuộc thi tiếng Anh phonic cấp Thị xã: 3 giải nhất.
IV. Đánh giá ưu, nhược điểm về các mặt:
1. Việc thực hiện nề nếp, kỉ cương chuyên môn: Thực hiện nghiêm túc các nền nếp, kỉ cương chuyên môn.
2. Hoạt động giáo dục- năng lực và phẩm chất của học sinh: học sinh có ý thức thực hiện tốt các hoạt động học tập và tu dưỡng rèn luyện năng lực, phẩm chất. Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh ý thức học tập và tu dưỡng năng lực, phẩm chất chưa cao.
3. Việc tổ chức giảng dạy 2 buổi/ngày; bán trú:
- Việc dạy học 2 buổi/ ngày luôn được thực hiện, tổ chức một cách nghiêm túc và có hiệu quả.
- Công tác bán trú được duy trì đều đặn, luôn phối kết hợp với giáo viên trông ăn, ngủ duy trì tốt các nền nếp bán trú của lớp.
4. Việc thực hiện bồi dưỡng học sinh theo năng lực, sở trường, năng khiếu: việc bồi dưỡng theo năng lực, sở trường, năng khiếu tôi luôn thực hiện lồng ghép trong mỗi tiết học và luôn phát động, hướng dẫn học sinh hưởng ứng tham gia nhiệt tình các hội thi, phong trào mà tổ, lớp, nhà trường, ngành ... phát động.
5. Công tác tự học - bồi dưỡng: Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch tự học cho mình và thực hiện theo đúng kế hoạch, xong một số nội dung học tập chưa nghiên cứu được kĩ.
6. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy- học: Tôi luôn có ý thức học tập để đổi mới phương pháp dạy học. Cụ thể tôi luôn tự học tập, tìm tòi, học hỏi ở đồng nghiệp và tham dự đầy đủ các chuyên đề, hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học,...
7. Việc tham gia sinh hoạt và đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn: là một tổ trưởng tôi luôn tổ chức và tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn và đã có sự đổi mới trong sinh hoạt tổ chuyên môn cụ thể, nội dung đa dạng, phong phú, thiết thực, kịp thời nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
8. Thực hiện theo QĐ 14 (chuẩn GV tiểu học) - thực hiện xây dựng: "Trường học thân thiện học sinh tích cực".
- Thực hiện nghiêm túc các quy định của quyết định 14.
- Có kế hoạch và thực hiện tương đối tốt việc xây dựng: "Trường học thân thiện - học sinh tích cực".
9. Thực hiện đánh giá học sinh theo thông tư 30: Ngay từ khi có thông tư 30 tôi đã tiến hành nghiên cứu và học tập sau đó tổ chức cho các giáo viên trong tổ học tập, thảo luận và triển khai thực hiện nghiêm túc việc đánh giá học sinh theo thông tư 30 trong giảng dạy.
10. Thực hiện cuộc vận đồng hai không với 4 nội dung: tôi thực hiện nghiêm túc cuộc vận động hai không với 4 nội dung.
11. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: tôi thực hiện nghiêm túc việc xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL, chỉ đạo giáo viên trong tổ phối hợp tốt với đồng chí Tổng phụ trách và thực hiện chỉ đạo học sinh trong lớp mình phụ trách và thực hiện chỉ đạo học sinh trong lớp mình phụ trách thực hiện tốt HĐGDNGLL theo kế hoạch.
12. Tự đánh giá xếp loại:
a. Xếp loại thi đua của lớp: ............. b. Xếp loại lao động của GV: ...................
13. Đề nghị, kiến nghị; (với tổ, trường, các đoàn thể, với ngành):
...............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
...............................................................................................................
Người làm báo cáo
4.2 Mẫu báo cáo tổng kết cuối năm đối với doanh nghiệp
Quý khách có thể tải mẫu báo cáo tổng kết cuối năm đối với doanh nghiệp dưới đây hoặc soạn thảo trực tuyến, in ra và sử dụng trong từng trường hợp cụ thể:
CÔNG TY ............... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ..........., ngày .......... tháng ......... năm .............. |
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM ................
VÀ PHƯƠNG HƯỚNG - NHIỆM VỤ NĂM .........
I. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ..............
1. Đặc điểm tình hình:
Công ty ........................................
Bước vào thực hiện kế hoạch năm ........ vào thời điểm nền kinh tế trong nước và thế giới bị suy thoái và ảnh hưởng nặng nề sau đại dịch kéo theo những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Song với sự nỗ lực của Ban Giám đốc cùng toàn thể công nhân lao động của công ty, sự quan tâm, hỗ trợ thường xuyên của Quận ủy, UBND ........ sự hỗ trợ mãnh mẽ của các Ban ngành đoàn thể quận, cùng với việc củng cố và giữ mối quan hệ với các khách hàng thân thiết đã giúp công ty tận dụng được cơ hội thuận lợi để khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm ..........
2. Kết quả hoạt động kinh doanh:
Tổng kết kết quả đạt được trong năm ..........., Ban Giám đốc Công ty và tập thể người lao động phấn đấu cượt định mức các chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch sản xuất kinh năm năm ....... mà công ty đề ra, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để xây dựng mực tiêu phấn đấu cho năm ......, cụ thể như sau:
+ Kết quả sản xuất kinh doanh:
- Doanh thu đạt: ............ đồng (tăng ..........% so với kế hoạch).
- Lợi nhuận đạt: ............. đồng ( tăng ........% so với kế hoạch)
- Lợi nhuận sau thuế và trích quỹ đạt: ................. đồng (tăng .........% so với kế hoạch).
Kết quả nêu trên tạo ra vị thế của công ty trên thị trường, tiếp tục khẳng định được uy tín và thương hiệu.
Mặc dù các kết quả trên là đáng khích lệ và tự hào. Nhưng để công ty tiếp tục phát triển vững chắc, chúng ta cần phải tập trung và phấn đấu hơn nữa trong khâu tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề, quản lý chất lượng cao.
II. PHƯƠNG HƯỚNG CHỦ TIÊU NHIỆM VỤ NĂM ......:
1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm ..........:
STT |
CHỈ TIÊU |
KẾ HOẠCH NĂM ......... |
1 |
Tổng doanh thu |
......................................đ |
2 |
Tổng chi phí |
...................................... đ |
3 |
Lợi nhuận trước thuế |
......................................đ |
Để thực hiện được các chỉ tiêu đề ra, cần có sự chỉ đạo trong mọi hoạt động của Công ty một cách đồng bộ, đồng thời tập trung vào các công tác trọng tâm .
2. Công tác tổ chức lao động:
Tập trung xây dựng và sớm thực hiện các chính sách thu hút lao động có hàm lượng chất xám cao, bổ sung vào các vị trí còn thiếu và yếu tại công ty.
Tiếp tục hoàn thiện việc tổ chức, tuyển dụng nhân sự lao động đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty.
Đồng thời tiếp tục hoàn thiện bộ máy điều hành công ty, ban hành các quyết định, quy chế, quy định .... đề ra hàng loạt biện pháp đồng bộ cụ thể như : tiếp tục sắp xếp lại bộ máy tổ chức và nhân sự tại một số phòng ban, phân xưởng, xây dựng quy định chấm điểm thi đua hàng tháng, các biện pháp nhàm hạn chế tranh chấp lao động và ngừng việc tập thể của công nhân lao động.
3. Công tác kỹ thuật:
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm, giảm thiểu tối đa các sản phẩm hư hại, lãng phí, tiết kiệm điện nước.... Kiểm tra chặt chẽ chất lượng sản phẩm đầu vào và đầu ra.
Rà soát lại toàn bộ định mức công, phù hợp với công nghệ và tây nghề người lao động, nhằm phát huy hết khả năng của người lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
III. KẾT LUẬN
Năm ...... đã qua, công ty đã đạt được nhiều thành tựu và kết quả đáng tự hào. Nhưng cũng còn rất nhiều vấn đề đặt ra và giải quyết cho mỗi người lao động trong công ty. Khắc phục được những hạn chế là tiền đề để công ty phát triển hơn mỗi ngày.
Trên đây là báo cáo tổng kết hoạt động cơ bản của công ty năm ......... và phương hướng nhiệm vụ năm ...........
Tôi mong rằng tập thể công ty cùng nhau quyết tâm, đoàn kết gắn bó, nỗ lực nhiều hơn nữa giúp cho công ty chúng ta hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh năm ..........
GIÁM ĐỐC
(Ký tên và đóng dấu)
>> Xem thêm: Tổng hợp các bài phát biểu tổng kết cuối năm học ý nghĩa
Mọi vướng mắc bạn xin vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài 24/7 gọi số : 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác. Trân trọng cảm ơn!