1. Thương thảo hợp đồng là gì?

Thương thảo hợp đồng là một hoạt động được thực hiện trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Sau khí có quyết định phê duyệt danh sách sắp xếp nhà thầu, cơ quan thực hiện thương thảo hợp đồng sẽ tiến hành thương thảo hợp đồng với nhà thầu.

Biên bản thương thảo hợp đồng là văn bản pháp lý được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu, sau khi bên mời thầu đã đánh giá các hồ sơ đề xuất và chọn lựa 1 nhà thầu đến để thương thảo hợp đồng và lập thành văn bản.

Điều 19 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có quy định như sau về thương thảo hợp đồng. Theo đó thì :  Nhà thầu xếp hạng thứ nhất được mời đến thương thảo hợp đồng. Trường hợp nhà thầu được mời đến thương thảo hợp đồng nhưng không đến thương thảo hoặc từ chối thương thảo hợp đồng thì nhà thầu sẽ không được nhận lại bảo đảm dự thầu.

Việc thương thảo hợp đồng phải dựa trên cơ sở sau đây:

- Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu

- Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu nếu có của nhà thầu

- Hồ sơ mời thầu

Nguyên tắc thương thảo hợp đồng

- Không tiến hành thương thảo đối với các nội dung mà nhà thầu đã chào thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

- Việc thương thảo hợp đồng không được làm thay đổi đơn giá dự thầu của nhà thầu sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và trừ đi giá trị giảm giá (nếu có). Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng, nếu phát hiện khối lượng mời thầu nêu trong bảng tiên lượng mời thầu thiếu so với hồ sơ thiết kế thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu phải bổ sung khối lượng công việc thiếu đó trên cơ sở đơn giá đã chào; trường hợp trong hồ sơ dự thầu chưa có đơn giá thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc áp đơn giá nêu trong dự toán đã phê duyệt đối với khối lượng công việc thiếu so với hồ sơ thiết kế hoặc đơn giá của nhà thầu khác đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật nếu đơn giá này thấp hơn đơn giá đã phê duyệt trong dự toán gói thầu

- Việc thương thảo đối với phần sai lệch, thiếu được thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 2 điều 17 của nghị định 63/2014/NĐ-CP.

>> Xem thêm: Chữ ký người đại diện của nhà thầu trong biên bản thương thảo hợp đồng?

 

2. Nội dung thương thảo hợp đồng.

Thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, giữa các nội dung khác nhau trong hồ sơ dự thầu có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;

Thương thảo về các sai lệch do nhà thầu đã phát hiện và đề xuất trong hồ sơ dự thầu (nếu có), bao gồm cả các đề xuất thay đổi hoặc phương án thay thế của nhà thầu nếu trong hồ sơ mời thầu có quy định cho phép nhà thầu chào phương án thay thế;


Thương thảo về nhân sự đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp: Trong quá trình thương thảo, nhà thầu không được thay đổi nhân sự chủ chốt đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu để đảm nhiệm các vị trí chủ nhiệm thiết kế, chủ nhiệm khảo sát (đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có yêu cầu nhà thầu phải thực hiện một hoặc hai bước thiết kế trước khi thi công), vị trí chỉ huy trưởng công trường, trừ trường hợp do thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu kéo dài hơn so với quy định hoặc vì lý do bất khả kháng mà các vị trí nhân sự chủ chốt do nhà thầu đã đề xuất không thể tham gia thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp đó, nhà thầu được quyền thay đổi nhân sự khác nhưng phải bảo đảm nhân sự dự kiến thay thế có trình độ, kinh nghiệm và năng lực tương đương hoặc cao hơn với nhân sự đã đề xuất và nhà thầu không được thay đổi giá dự thầu;

Thương thảo về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu;

Thương thảo về các nội dung cần thiết khác.

Trong quá trình thương thảo hợp đồng, các bên tham gia thương thảo tiến hành hoàn thiện dự thảo văn bản hợp đồng; điều kiện cụ thể của hợp đồng, phụ lục hợp đồng gồm danh mục chi tiết về phạm vi công việc, biểu giá, tiến độ thực hiện (nếu có).

Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, bên mời thầu phải đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này; gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu cho các nhà thầu tham dự thầu trong thời hạn quy định tại Điểm n  khoản 1 điều 12 của Luật đấu thầu.  Nội dung thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm:

- Thông tin quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 4 Điều này;

- Danh sách nhà thầu không được lựa chọn và tóm tắt về lý do không được lựa chọn của từng nhà thầu;

- Kế hoạch hoàn thiện, ký kết/hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn.

 

3. Mẫu biên bản thương thảo hợp đồng.

Mẫu biên bản thương thảo hợp đồng được ban hành kèm theo Thông tư số 23/2015/TT-BKHĐT

>> Tải ngay mẫu: Mẫu biên bản thương thảo hợp đồng

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội , ngày 2  tháng 04 năm 2023

BIÊN BẢN THƯƠNG THẢO HỢP ĐỒNG

(đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp)

Gói thầu: …… [ghi tên gói thầu]

Số: 2020/ xxx

– Căn cứ pháp lý: (nêu các căn cứ pháp lý liên quan đến gói thầu như: Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức; văn bản phê duyệt dự án, KHLCNT; các văn bản liên quan đến gói thầu…).

Hôm nay, ngày 02 tháng 04 năm 2023  tại địa chỉ: tại công ty TNHH MKI  chúng tôi, đại diện cho các bên thương thảo hợp đồng, gồm có:

BÊN MỜI THẦU:  Công ty TNHH MKI (ghi tên Bên mời thầu)

  • Đại diện: Ông Lê Văn K 
  • Chức vụ: Giám đốc
  • Địa chỉ: Số nhà 21 a, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm , Hà Nội
  • Điện thoại: 090022000. Fax: ……………..

NHÀ THẦU: Công ty TNHH BS (ghi tên nhà thầu)

  • Đại diện: Ông Lê Văn B
  • Chức vụ: Giám đốc
  • Địa chỉ: 31 cầu giấy, hà nội
  • Điện thoại: 092220208 Fax: ……………..

Hai bên đã thương thảo (1) và thống nhất những nội dung trong hợp đồng như sau:

- Thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa HSMT và HSDT, giữa các nội dung khác nhau trong HSDT có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;

– Thương thảo về các sai lệch do nhà thầu phát hiện và đề xuất trong HSDT (nếu có), bao gồm cả các đề xuất thay đổi hoặc phương án kỹ thuật thay thế của nhà thầu nếu trong HSMT có quy định cho phép nhà thầu chào phương án kỹ thuật thay thế;

– Thương thảo về nhân sự:

– Thương thảo về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu;

– Thương thảo về các sai sót không nghiêm trọng;

– Thương thảo về các nội dung cần thiết khác.

Việc thương thảo hợp đồng kết thúc vào …………… ngày … / … / ……… Biên bản thương thảo hợp đồng được lập thành …….. bản, bên A giữ ……….. bản, bên B giữ ………. bản, các biên bản có giá trị pháp lý như nhau./.

Bên mời thầu

( ký và ghi rõ họ tên) 

Bên nhà thầu

( Ký và ghi rõ họ tên) 

Lưu ý: Những nội dung chúng tôi tiến hành bôi đỏ là nội dung mà mang tính chất gợi ý, các bạn có thể thay thế bằng những nội dung sao cho phù hợp với nhu cầu của mình. Tham khảo ngay: Các bên vi phạm quy định về thương thảo hợp đồng sẽ bị xử lý như thế nào?

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn có liên quan đến biên bản thương thảo hợp đồng. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp ích cho các bạn. Ngoài ra nếu các bạn còn có những câu hỏi khác thắc mắc thì có thể liên hệ với chúng tôi thông qua số điện thoại tổng đài 19006162 để được hỗ trợ.