Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin nhập hộ khẩu là gì?
– Hộ khẩu là một phương pháp quản lý dân số chủ yếu dựa vào hộ gia đình. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam. Chế độ hộ khẩu ở Việt Nam được hình thành nhằm mục đích kiểm soát trật tự xã hội và quản lí kinh tế của đất nước.
– Mẫu đơn xin nhập khẩu là mẫu đơn được cá nhân lập ra để xin được nhập khẩu tại địa phương nào đó, thuận tiện cho việc nhập khẩu được rõ ràng và không bị vướng mắc về mặt pháp lý.
Mẫu đơn xin nhập hộ khẩu là mẫu đơn được cá nhân lập ra và gửi tới cơ quan có thẩm quyền để xin được nhập hộ khẩu. Mẫu đơn nêu rõ thông tin người làm đơn, nội dung xin nhập hộ khẩu, thành viên xin nhập khẩu…
>> Xem thêm: Nhập hộ khẩu cho con cần giấy tờ gì theo quy định mới?
2. Mẫu đơn xin nhập hộ khẩu:
>>Tải về: Mẫu đơn xin nhập hộ khẩu
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————————
ĐƠN XIN NHẬP HỘ KHẨU
Kính gửi
– Phòng CA phụ trách công việc ĐKHK của CA huyện
– Đồng kính gửi ông trưởng công an xã …..
Tôi tên là: …….
Sinh ngày: ………
Nghề nghiệp: ………
Hiện đang công tác tại ……..
Nơi ĐKHK thường trú: …….
Hôm nay tôi viết đơn này kính chuyển đến quý cấp xin trình bày một việc như sau: Tôi về nhận công tác tại trường THPT …. từ năm …….
Hiện nay tôi đã có vợ và 2 con nhỏ đang tạm trú tại thôn …….. Trong thời gian tạm trú gia đình tôi luôn thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ công dân nơi cư trú. Nay tôi có nguyện vọng được nhập hộ khẩu tại xã để yên tâm công tác lâu dài. Vì vậy, tôi viết đơn này kính chuyển đến quý cấp mong được xem xét, giải quyết.
Trong khi chờ đợi, tôi xin chân thành cảm ơn!
……, ngày… tháng … năm ....
Ý kiến của trưởng Công an xã
Người làm đơn
3. Mẫu đơn đồng ý cho nhập hộ khẩu
>>Tải về: Mẫu đơn đồng ý cho nhập hộ khẩu
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY CHẤP THUẬN CHO ĐĂNG KÍ THƯỜNG TRÚ
VÀO NHÀ Ở THUỘC SỞ HỮU HỢP PHÁP CỦA CÁ NHÂN
1- Họ và tên: ……………………………………………
– Ngày, tháng, năm sinh: ………………… Giới tính: …………
– Số CMND: ……… Ngày cấp: ……… Nơi cấp: ……………
– Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú: ………………………………
– Số điện thoại: ………… Số Fax: …………… E-mail: …………
2- Hiện tôi đang có nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp tại địa chỉ: ……………
Tôi đồng ý cho những người có tên dưới đây đang thuê/mượn/ở nhờ được đăng kí thường trú vào địa chỉ nói trên:
STT | Họ và tên | Ngày sinh | Số giấy tờ nhân thân | Nơi cấp | Chỗ ở hiện nay | Quan hệ với người có chỗ ở hợp pháp |
Tôi xin cam đoan những nội dung trên là đúng sự thật./.
Xác nhận của UBND phường, xã về các nội dung ghi tại điểm 1 | ........ tại ……, ngày …. tháng …….. năm ……. Người viết giấy (Ký, ghi rõ họ tên) |
* Hướng dẫn làm mẫu đơn xin nhập hộ khẩu:
Phần trình bày các thông tin về cá nhân, địa chỉ thường trú, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, nội dung, lí do và xin xác nhận chưa nhập khẩu,
– Phần xác nhận của cơ quan Công an, chữ ký và họ tên của Thủ trưởng cơ quan xác nhận.
Người dân khi điền vào mẫu này không cần điền vào nội dung ở phần xác nhận cơ quan Công an mà chỉ cần viết chi tiết, rõ ràng các thông tin ở phần đầu. Ngoài ra:
+ Kính gửi: viết tên công an phường (xã), quận (huyện), thành phố (tỉnh) nơi người làm đơn cần xin xác nhận hộ khẩu.
+ Họ tên, giới tính: ghi đầy đủ họ tên và giới tính của người làm đơn.
+ Sinh ngày…tại…: ghi theo giấy khai sinh.
+ Mục CMND/CCCD: ghi rõ số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc số hộ chiếu của người làm đơn, ngày cấp và nơi cấp trùng với thông tin trên giấy tờ đó.
+ Mục có hộ khẩu thường trú tại: ghi rõ địa chỉ nơi đăng ký thường trú của cá nhân.
+ Mục đích xin xác nhận chưa nhập hộ khẩu: ghi chính xác mục đích xin giấy xác nhận chưa nhập hộ khẩu của người yêu cầu.
+ Người làm đơn ghi địa chỉ, ngày, tháng, năm làm đơn, ký và ghi rõ họ tên.
– Sau đó nộp lên Công an phường (xã) để xin xác nhận.
– Mặc dù không có quy định nào yêu cầu người làm Đơn xin xác nhận hộ khẩu phải tuân thủ quy định về văn phong, chữ viết… Tuy nhiên, cần lưu ý một số nội dung sau:
+ Viết cùng một loại mực, không viết tắt, nội dung viết rõ ràng, mạch lạc;
+ Không tẩy xóa, sửa chữa nội dung trong mẫu Đơn xác nhận chưa nhập hộ khẩu. Nếu viết sai nên in lại mẫu mới để điền.
>> Tham khảo thêm: Đăng ký nhập hộ khẩu tại thành phố Hà Nội theo quy định mới
4. Quy định về chỗ ở hợp pháp như thế nào?
Công dân khi đăng ký thường trú, tạm trú cần chứng minh chỗ ở hợp pháp thì tùy trường hợp mà xuất trình một trong các loại giấy tờ sau đây theo quy định tại Điều 5 Nghị định 62/2021/NĐ-CP gồm:
- Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp (trong đó có thông tin về nhà ở);
- Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp công trình phải cấp giấy phép xây dựng và đã xây dựng xong);
- Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
- Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
- Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;
- Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình;
- Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;
- Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;
- Giấy tờ chứng minh về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuộc quyền sở hữu. Trường hợp phương tiện không phải đăng ký, đăng kiểm thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về việc phương tiện được sử dụng để ở; Giấy xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện nếu nơi đăng ký cư trú không phải nơi đăng ký phương tiện hoặc phương tiện đó không phải đăng ký, đăng kiểm;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;
- Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức).
Mọi thắc mắc chưa rõ hay có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách hàng vui lòng liên hệ với bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline: 1900.6162 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời. Xin trân trọng cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Minh Khuê.