Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy thi tự luận là gì?
Mẫu giấy thi tự luận là mẫu giấy dùng để thi tự luận cho các thí sinh. Mẫu được dùng nhiều trong các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Mẫu có đầy đủ nội dung thông tin của thí sinh, hội đồng coi thi, chấm thi và số phách...
2. Mẫu giấy thi tự luận A4, A3 file Word mới
>>> Tải ngay: Mẫu giấy thi tự luận A4, A3 file Word tại đây.
Mẫu giấy thi tự luận: Kích thước giấy A3
Mặt trước:
Mặt sau:
Mẫu giấy thi tự luận: Khổ giấy A4
Mặt trang đầu tiên:
Mặt các trang tiếp theo:
>> Xem thêm: Mẫu giấy thi A4: Tải mẫu giấy thi A4 file Word
2. Ưu điểm và nhược điểm của đề thi tự luận
2.1. Các ưu điểm của đề thi tự luận:
Thi tự luận tuy có tốn kém hơn về chi phí và nhân lực cho công tác chấm thi nhưng có ưu điểm rất lớn là đánh giá được đúng năng lực của thí sinh, thể hiện ở cách họ trình bày lời giải của bài toán chứ không phải chỉ ở đáp số. Ngay cả ở các nước phát triển như Pháp, Đức thì việc thi tốt nghiệp vẫn được tổ chức theo hình thức tự luận.
Các ưu điểm của đề thi tự luận như sau:
- Dễ làm và ít gây sai sót hơn so với các đề thi trắc nghiệm.
- Có thể làm trong một thời gian ngắn và dễ rà soát (vì số câu hỏi không nhiều).
- Công tác in và sao đề nhẹ nhàng vì đề chỉ trong khuôn khổ không quá 1 trang giấy.
- Thí sinh không thể đoán được câu trả lời.
- Thuận lợi cho mục đích đánh giá các kỹ năng ở bậc cao của học sinh như tổng hợp, phân tích và sáng tạo …
2.2. Các nhược điểm của đề thi tự luận:
Ai cũng biết ưu điểm của thi tự luận là đo được tốt năng lực tư duy, lập luận, sáng tạo của thí sinh. Tuy nhiên nhiều năm qua, ở các môn thi tự luận vẫn có tình trạng thí sinh sử dụng phao quay cóp. Điều này chứng tỏ đề thi chưa khuyến khích được thí sinh phát huy năng lực tư duy, sáng tạo. Những thí sinh chỉ biết sao chép máy móc vẫn đạt điểm để vượt qua kỳ thi. Như vậy, ưu điểm đã biến thành nhược điểm.
Các nhược điểm của đề thi tự luận như sau:
- Không thể làm trước quá sớm vì dễ bị lộ
- Khó bao phủ toàn bộ chương trình
- Thí sinh dễ dùng ‘phao’ để quay cóp
- Rất phức tạp khi chấm vì tính chủ quan và tiêu cực
- Khó phân tích đánh giá các câu hỏi thi để rút kinh nghiệm
2.3. Một số đề xuất để hạn chế nhược điểm của đề thi tự luận
- Thiết kế mục đích của các kỳ thi: không nhằm kiểm tra kiến thức học thuộc mà chỉ nhằm đánh giá năng lực tổng hợp, phân tích và sáng tạo của thí sinh. Với mục đích như thế, có thể sử dụng kỳ thi mở sách (Open-book exams), cho phép thí sinh dùng tài liệu trong các kỳ thi.
- Các câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, đi thẳng vào vấn đề cần hỏi.
- Tăng số câu hỏi trong mỗi đề đến mức tối đa để bao phủ chương trình được nhiều hơn, nhưng không quá nhiều vì tốc độ viết của thí sinh.
- Gắn điểm cho mỗi câu hỏi và tổng thời gian làm bài cho cả bài để thí sinh sử dụng thời gian có hiệu quả nhất.
- Đối với các môn khoa học xã hội nên giới hạn trang viết cho mỗi câu hỏi hoặc gợi ý thời gian thích hợp cho mỗi câu để tăng hiệu quả làm bài của thí sinh.
- Đề thi chỉ nên có 1 phương án đúng.
* Một số đề xuất khi chấm bài thi tự luận:
- Đánh giá bài làm của học sinh theo mục đích của bài thi, chú trọng theo sát nội dung và yêu cầu của chương trình đã được học.
- Với những câu hỏi tự luận ngắn, đáp án nên có câu trả lời mẫu cho mỗi câu hỏi và phân bố điểm cho những ý mà thí sinh có thể đạt được (ví dụ: nội dung trả lời đúng: ý 1, ý 2, ý 3…, lập luận logic, giải thích rõ ràng…).
- Với những câu hỏi tự luận mở, thí sinh có thể viết rất nhiều trang để trả lời một câu hỏi, không thể chấm từng câu, từng ý, do đó nên sử dụng phương pháp chính thể luận (Holistic method) để chấm.
- Đáp án là một bảng các tiêu chí đánh giá được soạn cho từng câu hỏi. Người chấm đánh giá chất lượng câu trả lời của thí sinh theo các tiêu chí trong đáp án. Các tiêu chí được xác lập căn cứ vào yêu cầu của câu hỏi và nội dung, yêu cầu của chương trình đã được học.
- Các tiêu chí đánh giá cần được chia thành một số mức chất lượng trả lời (ví dụ: 5 mức), nếu có thể thì xác định yêu cầu của mỗi mức, để người chấm dễ ước lượng.
- Chấm lần lượt từng câu hỏi cho tất cả các thí sinh. Mỗi câu trả lời của thí sinh cần được đọc 2 lần. Sau lần đọc thứ nhất, phân loại theo một số nhóm (có thể là 5 nhóm) từ tốt nhất đến kém nhất. Lần thứ hai, kiểm tra tính đồng nhất của mỗi nhóm, và có thể điểu chỉnh lại.
- Sau khi chấm từng câu trả lời theo các tiêu chí thì qui thành điểm trả lời cho câu hỏi đó. Nên dành một phần điểm cho việc đánh giá chất lượng tổng thể câu trả lời của thí sinh.
- Để đảm bảo công bằng khi chấm, cần chấm câu hỏi theo câu hỏi (question by question) cho tất cả các thí sinh, không chấm cả bài của thí sinh theo thí sinh (examinee by examinee).
- Để kết quả chấm câu sau không bị chi phối bởi kết quả chấm câu trước, không nên nhìn vào kết quả của câu trước. Có thể làm cho mỗi câu hỏi một phiếu chấm (chung cho tất cả các thí sinh) để ghi kết quả chấm vào đó. Sau đó cất đi trước khi bắt đầu chấm câu tiếp theo.
- Giáo viên chấm cần xem lại bài lần cuối trước khi chuyển cho người khác.
- Để tránh sai sót ngẫu nhiên khi chấm, hai người chấm phải hoàn toàn độc lập.
>> Tham khảo ngay: Mẫu giấy thi viết chữ đẹp cấp tiểu học File Word
3. Một số điểm chưa phù hợp về giấy thi tự luận
Mẫu giấy thi tự luận chưa tiện ích, khoa học
Nhiều năm nay, các thầy cô giáo làm công tác coi thi, chấm thi tốt nghiệp trung học phổ thông trước đây, thi trung học phổ thông quốc gia 4 năm qua, đều không hài lòng về mẫu thiết kế tờ giấy thi đối với các môn thi tự luận của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nếu như mẫu tờ giấy thi từ năm 2008 trở về trước luôn có phần ô, chừa ra để ghi số phách phúc khảo, chữ ký của cán bộ chấm thi 1, 2, điểm bài thi bằng số, bằng chữ... dành cho những trường hợp thí sinh phúc khảo bài thi, thì tờ giấy thi theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 2009 đến nay lại không hề có phần ô như trên.
Nguyên tắc chấm bài phúc khảo thì bộ phận làm phách, đánh mã phải cắt đi phần số phách, chữ ký, họ tên các cán bộ chấm thi, tổng điểm bài thi... lần đầu.
Cán bộ chấm phúc khảo coi như chấm mới lại bài hoàn toàn, không biết được những người chấm đầu là ai, đã cho bao nhiêu điểm bài ấy.
Như vậy, theo mẫu giấy thi dành cho Ngữ văn, môn thi tự luận duy nhất của năm nay, đối với các trường hợp thí sinh phúc khảo bài thi, Ban chấm thi phúc khảo của từng địa phương vẫn phải tiếp tục dùng cách dán giấy chồng lên phần ô đã cho điểm, chữ ký và họ tên các giám khảo chấm lần đầu.
Có loại giấy dán và cách xử lý đặc biệt thì người chấm phúc khảo mới không nhận ra cái phần chấm trước. Còn dùng cách thông thường, nếu cố tình muốn biết thì chẳng khó. Lúc đó sẽ sớm lộ ra người chấm trước là ai, cho mấy điểm. Khi đã biết được là ai chấm trước rồi sẽ khó mà chấm phúc khảo một cách khách quan, nghiêm túc được.
Theo nhiều quan điểm hiện nay cho rằng cách mà Bộ qui định: Không chừa phần ô cho phúc khảo, khi có phúc khảo thì dùng giấy dán lên, che lại, vừa thô sơ, mất công, vừa không bảo mật, khó độc lập, khách quan trong chấm phúc khảo.
Vì vậy nếu năm tới nếu còn thi trung học phổ thông quốc gia, có môn thi tự luận Ngữ văn cũng như kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 (mà nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo từng “học” theo mẫu giấy thi của Bộ những năm qua), Bộ và các Sở Giáo dục nên thiết kế lại mẫu giấy thi môn tự luận, có chỗ cho các ô chấm phúc khảo (theo hàng ngang thay vì theo hàng dọc bất tiện lâu nay).
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Minh Khuê về vấn đề trên. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số điện thoại 1900.6162 để được hỗ trợ. Xin trân trọng cảm ơn!