1. Mẫu sơ yếu lý lịch (dùng để cấp chứng chỉ hành nghề luật sư)

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tại Bộ Tư Pháp phải có mẫu sơ yếu lý lịch (Kèm theo Giấy đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư). Công ty luật Minh Khuê cung cấp mẫu này để các luật sư tham khảo. Mọi vướng mắc pháp lý liên quan vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162 để được hỗ trợ nhanh nhất.

TP-LS-02

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

SƠ YẾU LÝ LỊCH

(Kèm theo Giấy đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư)

Họ và tên: .................................................... nam/nữ ……….....…

Tên thường gọi: ............................................................................ 

Sinh ngày: ...../..../............ Nơi sinh: ................................................ 

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ................................................... 

Chứng minh nhân dân số: .............. ngày ...... tháng ...... năm ......... 

Nơi cấp: .......................................................................................... 

Dân tộc: ................................... Tôn giáo: ........................................ 

Ngày kết nạp vào Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: ....../....../....... 

Ngày kết nạp và Đảng Cộng sản Việt Nam: ......./...../.......... ngày chính thức: ....../....../.........

Là người tập sự hành nghề luật sư của Đoàn luật sư: ...................... 

Bằng cử nhân luật số: ..................  ngày ....... tháng ....... năm ...........

Nơi cấp: ............................................................................................. 

Giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo nghề luật sư số: ............... 

ngày ....... tháng ...... năm ....... nơi cấp: ................................. 

Được miễn đào tạo nghề luật sư (ghi rõ lý do): .................................... 

Thời gian tập sự hành nghề luật sư từ ......./........./....... đến ....../....../.............. 

Nơi tập sự: ........................................................................................... 

Được miễn tập sự hành nghề luật sư (ghi rõ lý do): ............................. 

Giấy Chứng nhận kiểm tra kết quả hết tập sự hành nghề luật sư số: …... ngày ……. tháng …… năm ...…..

HOÀN CẢNH GIA ĐÌNH

1/ Họ tên bố: ....................................................  năm sinh: .................... 

Nghề nghiệp: ............................................................................................ 

2/ Họ tên mẹ: ........................................................ năm sinh: ................. 

Nghề nghiệp: ......................................................................................... 

3/ Họ tên vợ hoặc chồng: ............................... năm sinh: .......................... 

Nghề nghiệp: ........................................................................................... 

Nơi làm việc hiện nay: ............................................................................ 

Hộ khẩu thường trú: .................................................................................. 

QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA BẢN THÂN

Từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm

Làm gì

Ở đâu

Ghi rõ

KHEN THƯỞNG KỶ LUẬT

(ghi rõ hình thức khen thưởng, kỷ luật)

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Xác nhận của Đoàn luật sư hoặc Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn

Nam định, ngày.......tháng .... năm 20....

Người khai

(ký và ghi rõ họ tên)

-----------------------------------------

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan: Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

 

2. Điều kiện, tiêu chuẩn trở thành Luật sư ?

Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).

Căn cứ Điều 10 Luật luật sư 2006 quy định tiêu chuẩn của Luật sư như sau:

Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân Luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.

Một người muốn hành nghề luật sư thì phải có chứng chỉ hành nghề luật sư và phải gia nhập một Đoàn luật sư.

Trình tự, thủ tục để trở thành luật sư và hành nghề luật sư như sau:

- Người có bằng cử nhân luật đăng ký đào tạo tại một khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư. Thời gian đào tạo nghề luật sư là mười hai tháng trừ các trường hợp được miễn đào tạo theo Điều 13 Luật luật sư 2006 ;

- Sau khi hoàn thành khóa đào tạo và được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư thì đăng ký tập sự tại một tổ chức hành nghề luật sư trong thời hạn là mười 12 tháng. Thời gian tập sự hành nghề luật sư được tính từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư.

- Sau khi hết thời hạn tập sự, luật sư hướng dẫn nhận xét và gửi kết quả tập sự đến đoàn luật sư nơi người tập sự hành nghề luật sư đăng ký tập sự.

- Liên đoàn luật sư Việt Nam tổ chức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

- Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư được Hội đồng kiểm tra cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

- Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.

Hồ sơ gồm có:

+ Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;

+ Phiếu lý lịch tư pháp;

+ Giấy chứng nhận sức khỏe;

+ Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật;

+ Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định của Luật luật sư 2006 .

Như thế, trong suốt cả quá trình để trở thành luật sư, không có quá trình nào xét lý lịch trong phạm vi ba đời để xét điều kiện có thể trở thành Luật sư và hành nghề Luật sư mà chỉ xét đến lý lịch của chính bản thân người muốn trở thành luật sư.

Do vậy, bên ngoại bạn tham gia đạo Thiên chúa giáo không ảnh hưởng gì tới việc bạn có thể trở thành Luật sư hay không.

 

3. Chế độ nộp lệ phí trong lĩnh vực hoạt động hành nghề luật sư

Căn cứ Điều 2, Thông tư 02/2012/TT-BTC Và nghị định 118/2015, mức thu lệ phí được quy định như sau:

Stt

Nội dung thu

Mức thu

(đồng/hồ sơ)

1

Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề luật sư đối với người phải tham gia kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

1.500.000

2

Lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư đối với người không phải tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư

400.000

3

Lệ phí cấp Giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam

20.000.000

4

Lệ phí thay đổi nội dung Giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam

4.000.000

5

Lệ phí cấp Giấy phép thành lập chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam

1.000.000

6

Lệ phí cấp Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam

400.000

7

Lệ phí cấp Giấy phép hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam

2.000.000

8

Lệ phí gia hạn Giấy phép hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam

1.000.000

 

4. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam

Căn cứ Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ

Theo đó, Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam gồm Lời nói đầu, 06 Chương và 32 Quy tắc, cụ thể như sau:

- Quy tắc 1: Sứ mệnh của luật sư.

- Quy tắc 2: Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.

- Quy tắc 3: Giữ gìn danh dự, uy tín và phát huy truyền thống của luật sư.

- Quy tắc 4: Tham gia hoạt động cộng đồng.

- Quy tắc 5: Bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

- Quy tắc 6: Tôn trọng khách hàng.

- Quy tắc 7: Giữ bí mật thông tin.

- Quy tắc 8: Thù lao.

- Quy tắc 9: Những việc luật sư không được làm trong quan hệ khách hàng.

- Quy tắc 10: Tiếp nhận vụ việc của khách hàng.

- Quy tắc 11: Những trường hợp luật sư phải từ chối khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng.

- Quy tắc 12: Thực hiện vụ việc của khách hàng.

- Quy tắc 13: Từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc của khách hàng.

- Quy tắc 14: Giải quyết khi luật sư đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý.

- Quy tắc 15: Xung đột về lợi ích.

- Quy tắc 16: Thông báo kết quả thực hiện vụ việc.

- Quy tắc 17: Tình đồng nghiệp của luật sư.

- Quy tắc 18: Tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp.

- Quy tắc 19: Cạnh tranh nghề nghiệp.

- Quy tắc 20: Ứng xử khi có tranh chấp quyền lợi với đồng nghiệp.

- Quy tắc 21: Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp.

- Quy tắc 22: Ứng xử của luật sư trong tổ chức hành nghề luật sư.

- Quy tắc 23: Ứng xử của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân.

- Quy tắc 24: Quan hệ với người tập sự hành nghề luật sư.

- Quy tắc 25: Quan hệ của luật sư với tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư.

- Quy tắc 26: Quy tắc chung khi tham gia tố tụng.

- Quy tắc 27: Ứng xử tại phiên tòa.

- Quy tắc 28: Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng.

- Quy tắc 29: Ứng xử của luật sư trong quan hệ với các cơ quan nhà nước khác.

- Quy tắc 30: Ứng xử trong quan hệ với các tổ chức, cá nhân khác.

- Quy tắc 31: Thông tin, truyền thông.

- Quy tắc 32: Quảng cáo.

Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13/12/2019 có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 

5. Phân biệt Luật sư và Luật gia

So sánh

Luật gia

Luật sư

Khái niệm

Luật gia là những người đã và đang làm công tác pháp luật trong cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức văn hoá, tổ chức giáo dục, đơn vị vũ trang nhân dân

Căn cứ Điều 2 Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 (sau đây viết tắt là Luật Luật sư)

Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức

Điều kiện Căn cứ Điều 4 Điều lệ Hội Luật gia:

Công dân Việt Nam có phẩm chất đạo đức tốt, đã hoặc đang làm công tác pháp luật trong cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 1 của Điều lệ này với thời gian từ ba năm trở lên, tán thành điều lệ Hội đều có thể được gia nhập Hội

Căn cứ Điều 10, Điều 11 Luật Luật sư:

Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư, có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư. thì có thể trở thành luật sư và hành nghề luật sư

Tổ chức Hội Luật gia Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức thống nhất, tự nguyện của các luật gia trong cả nước

Hội Luật gia Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức thống nhất, tự nguyện của các luật gia trong cả nước

Đoàn Luật sư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Liên Đoàn Luật sư Việt Nam là tổ chức xã hội – nghề nghiệp

Không được Nhà nước hỗ trợ mà hoạt động dựa trên nguyên tắc tự trang trải bằng nguồn thu từ phí thành viên, các khoản đóng góp của thành viên và các nguồn thu hợp pháp khác theo Khoản 1 Điều 60 Luật Luật sư

Hoạt động, phạm vi hành nghề Không được thành lập các tổ chức hành nghề luật

Các nhiệm vụ, quyền hạn căn cứ điều 3 Điều lệ Hội Luật gia:Tham gia xây dựng pháp luật, nghiên cứu khoa học pháp lý; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật, kiến nghị với cơ quan nhà nước những vấn đề về xây dựng và thi hành pháp luật; Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho hội viên, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân;Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật;…

Căn cứ Điều 2 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 nguyên tắc của trợ giúp pháp lý: Không thu tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý. Do vậy, luật gia cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý. Hoạt động dựa trên sự tự nguyện hoạt động cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quyền tự do, dân chủ của nhân dân, góp phần xây dựng nền khoa học pháp lý, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Được thành lập tổ chức hành nghề luật sư

Căn cứ Điều 22 Luật Luật sư, phạm vi hành nghề luật sư: Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự; Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật; Thực hiện tư vấn pháp luật; Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật; Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này

Căn cứ Điều 54 Luật Luật sư: Khách hàng phải trả thù lao khi sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư. Việc nhận thù lao được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan

Luật sư khi cung cấp dịch vụ pháp lý được nhận thù lao

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi: 1900.6162 hoặc gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: lienhe@luatminhkhue.vn. Rất mong nhận được phục vụ Quý khách hàng! Trân trọng./.