Mục lục bài viết
Theo đó, việc trả lời đơn kiến nghị của công dân là trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội có thẩm quyền. Vậy, quy định pháp luật về quy trình trả lời, xử lý đơn khiến nghị như thế nào? Người tiếp công dân có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến người đã phản ánh, kiến nghị trong vòng bao nhiêu ngày làm việc? Bài viết sau đây sẽ cùng các bạn làm rõ vấn đề này.
1. Mẫu trả lời đơn kiến nghị của công dân là gì?
Kiến nghị, phản ánh là việc công dân cung cấp những thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền. Theo đó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền này có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý đơn kiến nghị của công dân theo đúng thủ tục pháp luật. Trong đó, việc trả lời đơn kiến nghị của công dân là một trong những thủ tục không thể thiếu đối với trình tự giải quyết đơn kiến nghị.
Mẫu đơn trả lời kiến nghị của công dân được hiểu là mẫu văn bản phản hồi, trả lời cho kiến nghị bằng văn bản của công dân trước đó.
2. Nguồn tiếp nhận đơn kiến nghị của công dân
Theo Điều 5 Thông tư số 05/2021/TT-TTCP quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh thì đơn kiến nghị được tiếp nhận từ các nguồn sau:
Điều 5. Tiếp nhận đơn
Đơn được tiếp nhận từ các nguồn sau:
1. Đơn gửi qua dịch vụ bưu chính.
2. Đơn do cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trực tiếp gửi đến qua bộ phận tiếp nhận đơn của cơ quan, tổ chức, đơn vị; qua hộp thư góp ý của cơ quan, tổ chức, đơn vị, Ban Tiếp công dân, địa diểm tiếp công dân.
3. Đơn do đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan báo chí và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển đến theo quy định của pháp luật.
4. Đơn do lãnh đạo (người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu) cơ quan Đảng và Nhà nước tiếp nhận và chuyển đến bộ phận xử lý đơn thư để xử lý theo thẩm quyền.
Khi có đơn kiến nghị của công dân được gửi đến thì cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cần xử lý nhanh chóng và kịp thời, đảm bảo sự tin tưởng của người dân.
>> Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị, đơn kiến nghị giải quyết mới nhất
3. Điều kiện tiếp nhận và quy trình xử lý đơn kiến nghị của công dân
Trước hết, muốn tiếp nhận xử lý đơn kiến nghị của công dân thì các Cơ quan, đơn vị, tổ chức cần phải xác định được đơn nào đủ điều kiện xử lý và đơn nào không đủ điều kiện xử lý.
Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 05/2021/TT-TTCP quy định về việc phân loại đơn đủ điều kiện xử lý và không đủ điều kiện xử lý như sau:
+ Đơn kiến nghị đủ điều kiện xử lý là đơn đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Đơn dùng chữ viết là tiếng Việt. Trường hợp đơn được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm bản dịch được công chứng; Đơn được ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn; họ, tên, địa chỉ của người viết đơn; có chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn;
- Đơn kiến nghị, phản ánh ghi rõ nội dung kiến nghị, phản ánh;
+ Đơn kiến nghị không đủ điều kiện xử lý bao gồm:
- Đơn không đáp ứng được các yêu cầu đối với đơn đủ điều kiện xử lý;
- Đơn được gửi cho nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong đó có cơ quan , tổ chức, đơn vị hoặc người có thẩm quyền giải quyết;
- Đơn đã được hướng dẫn theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này;
- Đơn có nội dung chống đối đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đơn có nội dung chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo; đơn có lời lẽ thô tục, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, uy tín của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Đơn rách nát, chữ viết bị tẩy xóa, không rõ, không thể đọc được
Bên cạnh đó, Điều 20 Thông tư số 05/2021/TT-TTCP quy định về việc tiếp nhận xử lý đơn kiến nghị của công dân như sau:
"Điều 20. Xử lý đơn kiến nghị, phản ánh
1. Đơn kiến nghị, phản ánh về những nội dung thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì người xử lý đơn báo cáo, đề xuất người đứng đầu giải quyết, trả lời theo quy định của pháp luật.
2. Đơn kiến nghị, phản ánh mà nội dung không thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì người xử lý đơn báo cáo, đề xuất người đứng đầu quyết định việc chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giải quyết và thông báo cho người gửi đơn."
Như vậy, nếu đơn kiến nghị của công dân thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thụ lý giải quyết. Nếu nhận thấy đơn kiến nghị của công dân không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì người xử lý đơn đề xuất thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét việc chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền để giải quyết.
Do tính chất đặc thù của loại đơn kiến nghị, phản ánh nên không thể áp dụng trình tự, thủ tục như đối với đơn khiếu nại, tố cáo để xử lý được mà các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và càn xử lý trực tiếp.
>> Tham khảo: Mẫu đơn kiến nghị gửi Ủy ban nhân dân (UBND) xã mới nhất
4. Nội dung mẫu trả lời đơn kiến nghị của công dân
Khi soạn mẫu trả lời đơn kiến nghị của công dân, các Cơ quan tổ chức cần phải đảm bảo nội dung trả lời đơn kiến nghị phải bao gồm đầy đủ các nội dung:
Phần mở đầu:
- Tên cơ quan ban hành văn bản
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Số hiệu văn bản và khái quát nội dung văn bản Về việc trả lời đơn đề nghị của ... (... là chủ thể đã có đơn kiến nghị)
- Địa điểm, thời gian ban hành văn bản
- Kính gửi chủ thể đã có đơn kiến nghị
Phần nội dung:
- Tóm tắt nội dung kiến nghị được trả lời
- Nội dung trả lời kiến nghị cụ thể
Phần kết thúc:
- Nơi nhận, lưu văn bản
- Người đại diện cơ quan có văn bản trả lời ký và ghi rõ họ tên.
5. Mẫu trả lời đơn kiến nghị của công dân
>> Quý khách hàng có thể tải ngay: Mẫu trả lời đơn kiến nghị của công dân mới nhất hoặc có thể soạn thảo trực tuyến, in ra và sử dụng trong những trường hợp cần thiết:
TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH (1) Số:......../........-........ Về việc trả lời đơn kiến nghị của công dân | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ............, ngày ...., tháng ......, năm 20.... |
Kính gửi: Ông/ Bà .................................. (2)
Ngày.....tháng.....năm.........(3),..................................(1) nhận được đơn thư kiến nghị của Ông/Bà .................. (2)
Nội dung chính của đơn: ....................................................................... (4)
Sau khi xem xét nội dung đơn và các quy định liên quan đến việc giải quyết, ..........(1)............ trả lời như sau:
"................................................................................................................
.................................................................................................................
..................................................................................................................
................................................................................................................. "
Trên đây là ý kiến trả lời của ........................(1) đối với đơn thư kiến nghị của ông/bà.......................................(2).................../.
Nơi nhận: - Như trên; - ..........................; -...........................; - Lưu: VT, NV. | ....................(5) CHỨC DANH (Ký và ghi rõ họ tên) |
Ghi chú về việc viết Mẫu trả lời đơn kiến nghị của công dân:
(1) Tên cơ quan, đơn vị trả lời kiến nghị;
(2) Họ và tên người có đơn kiến nghị;
(3) Ngày/tháng/năm mà cơ quan nhận được đơn kiến nghị từ công dân;
(4) Tóm tắt nội dung đơn kiến nghị;
(5) Chức vụ của người ký.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về Mẫu trả lời đơn kiến nghị của công dân cũng như một số vấn đề pháp lý liên quan. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7. Gọi số 1900.6162 hoặc gửi email chi tiết tại: Tư vấn pháp luật qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác của quý khách hàng!