Mục lục bài viết
1. Nhận thức là gì?
Nhận thức là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan và bản thân con người thông qua các giác quan và dựa trên kinh nghiệm hiểu biết của bản thân. Nhận thức ở mức độ thấp là nhận thức cảm tính, ở mức độ cao hơn là nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính và nhận thức cảm tính có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau trong cùng một hoạt động thống nhất của con người.
Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức đầu tiên, thấp nhất của con người. Trong đó con người phản ánh những thuộc tính bên ngoài, những cái đang trực tiếp tác động đến giác quan của họ. Nhận thức cảm tính bao gồm: cảm giác tri giác.
Nhận thức lý tính là mức độ nhận thức cao ở con người, trong đó con người phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối quan hệ có tính quy luật của hiện thức khách quan một cách gián tiếp. Nhận thức lý tín bao gồm tư duy và tượng.
Nhận thức là quá trình phản ánh năng động và sáng tạo hiện thực khách quan vào bộ não con người. Nhờ hoạt động nhận thức, không chỉ “cái bên ngoài mà cả bản chất bên trong, các mối quan hệ mang tính qui luật chi phối sự vận động, phát triển các sự vật hiện tượng, không chỉ phản ánh cái hiện tại mà cả cái đã qua và cái sẽ tới. Hoạt động này bao gồm nhiều quá trình khác nhau, thể hiện nhiều mức độ phản ánh hiện thực khách quan và mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan. Căn cứ vào tính chất phản ánh có thể chia toàn bộ hoạt động nhận thức thành hai mức độ: – Nhận thức cảm tính: phản ánh thuộc tính bên ngoài (cảm giác và tri giác).
Ví dụ: khi nhìn thấy một chiếc máy tính xách tay thì nhận thức cảm tính cho chúng ta thấy được màu sắc, kích thước, nhãn hiệu của chiếc máy tính. – Nhận thức lí tính: phản ánh thuộc tính bên trong, bản chất của sự vật. Ví dụ: khi nhìn thấy chiếc máy tính xách tay, bằng nhận thức lí tính ta biết được chất lượng của chiếc máy tính.
2. Tình cảm là gì?
Tình cảm là thái độ cảm xúc man tính ổn định của con người đối với hiện thực khách quan, nó phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ. Tình cảm là sản phẩm cáo cấp của sự phát triển xúc cảm trong điều kiện xã hội.
Tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm tòi chân lí. Ngược lại, nhận thức là cơ sở, là cái lí của tình cảm, chỉ đạo tình cảm, lí và tình là hai mặt của một vấn đề nhân sinh quan thống nhất trong một con người.
Ví dụ: Bác Hồ, chính vì lòng yêu nước là động lực mạnh mẽ thôi thúc Bác ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc ta.
Đối với hoạt động: Tình cảm chiếm vị trí dặc biệt quan trọng trong số những động lực và nhân tố điều chỉnh hành vi của con người. Tình cảm nảy sinh và biểu hiện trong hoạt động; đồng thời tình cảm thúc đẩy con người hoạt động giúp con người vượt qua nhũng khó khăn trở ngại gặp phải. Ví dụ: Edixơn chính vì niềm đam mê phát minh mà ông đã trải qua hơn 2000 lần thử nghiệm để phát minh ra bóng đèn.
Đối với đời sống: Xúc cảm, tình cảm có vai trò to lớn trong đời sống con người, con người không có cảm xúc thì không thể tồn tại được. Khi con người bị đói tình cảm thì đời sống con người bị rơi vào tình trạng rối loạn và con người không thể phát triển bình thường về mặt tâm lí.
Đối với công tác giáo dục con người: Xúc cảm, tình cảm giữ một vị trí vô cùng quan trọng vừa là điều kiện, vừa là phương tiện giáo dục, đồng thời cũng là nội dung và mục đích của giáo dục. Tài năng của nhà giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào lòng yêu nghề và tình thương yêu tuổi trẻ, thiếu lòng yêu nghề, yêu học sinh thì người thầy khó trở thành người thầy tốt.
Ví dụ: những đứa trẻ trong thời kì phát triển mà thiếu sự chăm sóc, giúp đỡ của cha mẹ, thày cô, bạn bè sẽ rất dễ bị trầm cảm và cũng rất dễ sa vào các tệ nạn xã hội.
3. Ý chí là gì?
Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn.
Ý chí là một thuộc tính tâm lý cá nhân. Nó không được sinh ra mà hình thành, tôi luyện trong quá trình con người đấu tranh với khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống. Do vậy không phải ai cũng là người có ý chí.
4. Mối quan hệ giữa ý chí với nhận thức và xúc cảm – tình cảm.
Nói về nhận thức và hành động của con người ta không thể không nói đến ý chí. Nói về ý chí chúng ta hay nghe thấy những cụm từ như: ý chí - nghị lực, ý chí vượt qua thử thách hay ý chí vươn lên,… Ngay ở phần đầu của bài viết chúng ta đã tìm hiểu qua khái niệm của ý chí, nhưng đến đây vẫn xin được trích dẫn lại khái niệm này.
Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn.
Cũng chính từ khái niệm trên chúng ta phần nào hiểu được ý chí là một thuộc tính tâm lí cá nhân, nó không có sẵn trong mỗi con người mà được hình thành, tôi luyện trong quá trình nhận thức và tìm cách vượt qua khó khăn. Vì thế chúng ta khoogn thể phủ nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa ý chí và nhận thức, cũng như giữa ý chí và xúc cảm - tình cảm.
Ý chí có mối quan hệ chặt chẽ với nhận thức. Trên con đường nhận thức và tìm hiểu thế giới xung quanh gặp không ít những khó khăn, thử thách, và ý chí là một người bạn tuyệt vời giúp chúng ta chinh phục, vượt qua những khó khăn đó để đi tới đỉnh cao của sự thành công trong các lĩnh vực của đời sống. Ngay như sinh viên chúng ta, một khi bạn có ý chí vươn lên trong học tập thì bạn sẽ có được thành công và ngược lại, khi bạn không đủ ý chí để vượt qua khó khăn trong sự nghiệp học hành của mình thì chắc chắn bạn sẽ là một người thất bại.
Nhận thức và ý chí có sự tác động qua laị lẫn nhau, khi ý chí tác động lên nhận thức thì nhận thức cũng có tác động trở lại lên ý chí, làm cho ý chí hướng đúng đối tượng giúp con người biết nỗ lực đúng lúc đúng chỗ.
Tuy nhiên không phải lúc nào ý chí và nhận thức cũng có sự thống nhất Có những người nhận thức đúng đắn, sáng suốt nhưng lại không đủ ý chí để thực hiện công việc nhưng cũng có những người dùng ý chí sắt đá của mình vào những mục đích không tốt đẹp như trả thù hay làm hại người khác.
Ý chí cũng có mối quan hệ chặt chẽ với xúc cảm - tình cảm. Ta có thể nhận thấy rằng ý chí và xúc cảm - tình cảm đều là động lực của hành động, thúc đẩy hoặc kìm hãm hành động. Khi xúc cảm - cảm xúc ủng hộ cho quyết định của ý chí thì nó sẽ làm tăng sức mạnh của ý chí, điều đó làm cho chúng ta dễ dẫn đến thành công, dễ dàng đạt được mục tiêu mình đã đề ra. Nhưng một khi xúc cảm - tình cảm đi ngược lại ý chí thì nó sẽ kìm hãm, làm cản trở hành động của chủ thể thì chúng ta cần phải dùng ý chí để kìm chế sự ảnh hưởng của xúc cảm -tình cảm, hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với hành động.
5. So sánh tình cảm và nhận thức
a) Giống nhau:
Đều phản ánh hiện thực khách quan: nghĩa là chỉ khi có hiện thực khách quan tác động vào mới có tình cảm và nhận thức. – Đều mang tính chủ thể: nghĩa là tình cảm và nhận thức đều mang những đặc điểm riêng của mỗi người: Cùng một vấn đề nhưng trong những hoàn cảnh khác nhau thì cũng có những nhận thức và bộc lộ những tình cảm khác nhau. – Đều mang bản chất xã hội: ví dụ trong thời kì phong kiến qui định cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, cấm đoán đôi lứa yêu nhau. Vì vậy mọi người đều nhận thức như vậy và tuân theo, những đôi lứa yêu nhau được cho là sai và bị mọi người kì thị, cấm đoán.
b) Sự khác nhau:
Tiêu chí Tình cảm Nhận thức Nội dung phản ánh Tình cảm phản ánh các sự vật hiện tượng gắn liền với nhu cầu và động cơ của con người. Ví dụ: khi bạn đang ngồi trên lớp học, nhận được tin máy tính của bạn bị mất. Ngay lúc đó bạn sẽ giật mình, rất buồn, lo lắng, hoang mang, ngồi học không yên, đầu óc bạn lúc đó chỉ nghỉ về chiếc máy tính bị mất, bạn không thể tập trung học Phản ánh thuộc tính và các mối quan hệ của bản thân sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan.
Ví dụ: Khi nhận tin máy tính của bạn bị mất, về nhận thức bạn biết được rằng máy tính của bạn đã không còn, nó mất khi nào, mất ở đâu, tại sao nó mất, và trong đầu bạn nghĩ ai là người lấy cái máy tính của mình. Phạm vi phản ánh Mang tính lựa chọn, chỉ phản ánh những sự vật có liên quan đến sự thỏa mãn nhu cầu hoặc động cơ của con người mới gây nên tình cảm. Ít tính lựa chọn hơn, rộng hơn. Bất cứ sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan tác động vào các giác quan của ta đều được phản ánh với những mức độ sáng tỏ, đầy đủ, chính xác khác nhau. Phương thức phản ánh Thể hiện tình cảm bằng những rung cảm, bằng những trải nghiệm. Ví dụ: khi chiếc máy tính của bạn bị mất thì bạn rất buồn: nó thể hiện trên khuôn mặt lo lắng, hoang mang… Phản ánh thế giới bằng những hình ảnh (cảm giác, tri giác) bằng những khái niệm (tư duy).
Ví dụ: khi bạn mất cái máy tính thì bạn biết trằng cái máy tính của bạn đã bị mất rồi, nó không còn nữa. Con đường hình thành Khó hình thành, ổn định. Bền vững, khó mất đi.
Ví dụ: để hình thành trong con người lòng yêu nước thì rất khó. Nhưng khi đã hình thành lòng yêu nước thì nó rất khó bị phá bỏ, Hồ Chí Minh đã đúc kết chân lí:” Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn nó vượt qua mọi sự hiểm nguy, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước”. Dễ hình thành nhưng cũng dễ bị phá bỏ. Ví dụ: để cho mọi người hiểu được thế nào là lòng yêu nước thì rất dễ chỉ cần đưa ra khái niêm: lòng yêu nước xuất phát từ lòng yêu thương gia đình, bạn bè, người thân đến việc lớn lao hơn như tình yêu quê hương, tổ quốc.
Luật Minh Khuê (tổng hợp)