Mỗi chúng ta khi nghe một bản nhạc hay, xem một bộ phim hay, khi đứng trước một sự việc... chúng ta đều bộc lộ ra những thái độ khác nhau. Những thái độ đó có thể là vui, buồn, thích thú hay chán ghét....liệu đây có phải là xúc cảm? Để hiểu rõ hơn về xúc cảm mời bạn theo dõi nội dung bài viết của Luật Minh Khuê ngay sau đây.

 

1. Xúc cảm là gì?

Xúc cảm là những rung động của một con người đối với một người khác, hoặc một sự kiện, hiện tượng nào đó bất kỳ trong cuộc sống.

Không có một định nghĩa cụ thể nào về xúc cảm, theo từ điển Tiếng Việt định nghĩa: xúc cảm là sự phản ánh tâm lý dưới dạng một trải nghiệm trực tiếp về ý nghĩa đời sống của các hiện tượng và tình huống được quy định bởi quan hệ giữa các thuộc tính khách quan của chúng đối với nhu cầu của chủ thể. Trong quá trình tiến hoá, xúc cảm nảy sinh như một phương tiện chó phép sinh vật xác định được ý nghĩa sinh học của các trạng thái cơ thể và những tác động bên ngoài.

Theo nhà tâm lí học Feht Russel "Xúc cảm là thứ mà mọi người đều biết những không thế định nghĩa được". Theo như nhận định của nhà tâm lý này thì tất cả mỗi chúng ta đều biết và đều biết thể hiện xúc cảm của bản thân, tuy nhiên không thể định nghĩa được nó một cách chính xác và khái quát nhất.

 

2. Các yếu tố phản ánh xúc cảm

Ta có thể thấy được xúc cảm hiện hữu ở bất kì đâu vào bất kì thời điểm nào. Trong mỗi chúng ta chắc hẳn đều dễ dàng gặp được những việc, những hiện tượng và chúng ta sẽ bày tỏ thái độ đối với những hiện tượng đó. Mỗi trạng thái cảm xú, mỗi thời điểm lại mang đến xúc cảm riêng. Thái độ đó có thể là yêu, thích hoặc thì ghét tuỳ thuộc vào những hiện tượng mà chúng ta thấy. Mức độ xúc cảm có thể thay đổi tuỳ thuộc vào thời gian, không gian, địa điểm.

Xúc xảm mang tơus những tính tích cực hoặc tiêu cực từ đó mang tới cho con người các trạng thái tình cảm, làm đa dạng đời sống tinh thần của con người. Tất cả những thái độ đó với những hiện tượng diễn ra xung quanh ta được gọi là xúc cảm.

>> Xem thêm: Mối quan hệ giữa ý chí với nhận thức và xúc cảm – tình cảm

 

3. Các mức độ của xúc cảm

Tuỳ theo cường độ, tính ổn định và ý thức cao hay thấp, xúc cảm được chia làm hai loại:

Xúc động

Là một dạng xúc cảm có cường độ rất mạnh, xảy ra trong một thời gian ngắn và khi xảy ra con người thường không làm chủ được bản thân mình. Xúc động thường diễn ra trong hoàn cảnh khi con người bất ngờ, không đoán trước được các sự việc sẽ diễn ra theo chiều hướng nào, do đó chúng ta không có năng lực kiểm soát hoặc làm chủ cảm xúc của mình.

Tâm trạng

Tâm trạng là một biểu hiện khác của xúc cảm, nó thường có mức độ vừa phải hoặc yếu. Các tâm trạng có thể khéo dài lâu hơn xúc động. Điều này khiến chúng ta trở lên bức bối, u uất và khó chịu, ảnh hưởng tới cảm xúc, đời sống tinh thần.

Tâm trạng là một trạng thái xúc cảm chung bao trùm lên toàn bộ các rung động và làm nền cho hoạt động của con người. Nó tác động tới công việc, hoạt động, suy nghĩ của con người trong khoảng thời gian đó, ảnh hưởng rõ rệt tới toàn bộ hành vi của họ trong thời gian dài.

 

4. Đặc điểm của xúc cảm

Xúc cảm giống như những bản năng khác của con người. Nó tồn tại để giúp cơ thể định hướng và thích ứng với tư cách một cá thể đơn nhất. Với sự tác động từ bên ngoài mà xúc cảm có thể hiện thái độ cá nhân của một người với hiện tượng khách quan đó.

+ Nội dung và hình thức của xúc cảm mang tính chủ quan, được phản ánh trong chính bản thân con người, tâm trạng của con người trước điều kiện tác động bên ngoài, nó thể hiện thái độ chủ quan của cá nhân với một hiện tượng nào đó để hình thành nên các đánh giá, nhận định, trạng thái xúc động tương tự.

+ Xúc cảm là nét nổi bật thể hiện trạng thái tâm lý của mỗi người.

+ Xúc cảm có khuynh hướng truyền cảm.

+ Xúc cảm là một quá trình tâm lý, diễn biến và phản ánh tâm lý.

+ Xúc cảm mang tính chất nhất thời không ổn định và phụ thuộc hầu như vào những yếu tố khách quan

+ Xúc cảm tồn tại ở dạng hiện thực.

+ Xúc cảm giúp thực hiện chức năng sinh vật, gắn liền với phản xạ tự nhiên, vì vậy nó còn tồn tại ở các loài động vật.

 

5. Phân biệt xúc cảm và tình cảm

Điểm giống nhau

+ Xúc cảm và tình cảm đều do sự tác động khách quan, sản sinh từ yếu tố bên ngoài, thể hiện thái độ của cá nhân đối với hiện tượng khách quan đó.

+ Nội dung và hình thức của tình cảm và xúc cảm đều mang tính chủ quan.

+ Xúc cảm và tình cảm đều thể hiện trạng thái tâm lý của mỗi người.

+ Xúc cảm và tình cảm có khuynh hướng truyền cảm.

Điểm khác nhau

Tiêu chí phân biệt Xúc cảm Tình cảm
Tính chất Là một quá trình tâm lý Là một thuộc tính tâm lý
Tính ổn định mang tính nhất thời, không ổn định, phụ thuộc vào những yếu tố khách quan bên ngoài Ổn định hơn
Biểu hiện Tồn tại ở hiện thực Tồn tại ở tiềm tàng
Chức năng Gắn với chức năng sinh vật, gắn với phản xạ tự nhiên, tồn tại cả ở người và vật Gắn với chức năng xã hội, gắn với phản xạ điều kiện và chỉ có ở con người

 

6. Những ví dụ về xúc cảm

  • Ở động vật nuôi con bằng bản năng, đến một thời gian nhất định sẽ tách con ra.
  • Sự tức giận, vui mừng, ngạc nhiên...của con người
  • Khi nhìn thấy một bộ váy đẹp, ta ban đầu rất thích thú nhưng đân dần sau một thời gian ta không còn cảm thấy thích thú nữa.
  • Chuột sợ mèo

 

7. Vai trò của xúc cảm

  • Xúc cảm đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Xúc cảm là động lực mạnh mẽ thúc đẩy và chi phối nhận thức, kích thích sự tìm tòi sáng tạo của con người.
  • Xúc cảm đóng vai trò quan trọng về tâm sinh lý, xúc cảm là yếu tố tiên quyết thúc đẩy hình thành nhu cầu về tình cảm và những nhu cầu khác trong đời sống tinh thần mỗi người.
  • Xúc cảm và tư duy có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi chúng ta tư duy tích cực thì sẽ xuất hiện xúc cảm tích cực hành vi của chúng ta thể hiện tính tích cực. Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi và thái độ đó phải bắt đầu từ tư duy.
  • Trong công việc xúc cảm tạo động lực vượt qua mọi khó khăn trở ngại trong công việc, đồng thời tình cảm của con người sẽ có cơ hội nảy nở phong phú hơn.
  •  Xúc cảm biểu lộ qua hành vi giao tiếp với người khác, xúc cảm tích cực sẽ phá tan bầu không khí căng thẳng và ngược lại. Biết cách điều tiết xúc cảm sẽ giúp chúng ta biết cách giao tiếp hơn.

 

8. Cách quản lý xúc cảm hay 

Quản lý xúc cảm là cách sử dụng lý trí để điều khiển một phần xúc cảm, từ đó làm thay đổi phản ứng, hành động của mình trước một vấn đê theo hướng tích cực. Đè nén xúc cảm không phải là một cách quản lý hay.

  • Quan sát xúc cảm: Chúng ta cần quan sát xúc cảm của chính mình, học quan sát những xúc cảm mà chúng ta đang trải qua, phân tích những gì chúng ta thấy, giúp chúng ta cân bằng xúc cảm.
  • Đặt tên cho xúc cảm: Trong một sự việc, chúng ta sẽ xuất hiện không chỉ một mà là rất nhiều xúc cảm, chính vì vậy việc đặt tệ cho những trạng thái của bản thân vô cùng cần thiết, giúp bạn lưu ý cẩn thận về việc những cảm xúc đó ảnh hưởng tới quyết định của bản thân.
  • Chuyển hướng tư duy: hãy xem xét xúc cảm của bạn và điều chỉnh lại suy nghĩ của mình theo hướng tích cực để hoàn thành tốt mọi công việc.
  • Biết cách xoa dịu xúc cảm: Hãy nghĩ về những điều mà bạn cảm thấy hạnh phúc khi bạn đang trong một tâm trạng xấu.

Bài viết trên đây, Luật Minh Khuê xin gửi tới bạn đọc những kiến thức liên quan về xúc cảm và sự khác nhau giữa xúc cảm và tình cảm. Hi vọng đó là những thông tin hữu ích giành cho bạn.