NỘI DUNG TƯ VẤN:

1. Một số đặc điểm nổi bật của hệ thống trại giam, giam giữ ở các nước tư bản chủ nghĩa:

1.1 Đặc điểm chung:

Nhìn chung, hệ thống trại giam ở các nước có chung nhiều đặc điểm, đó là đều được bố trí rải rác trên các vùng lãnh thổ khác nhau. Trại giam được xây dựng khá kiên cố và được canh phòng cẩn mật. Tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà việc xây dựng hệ thống nhà giam và tường rào bảo vệ có khác nhau, nhưng đều bảo đảm yêu cầu cách ly với xã hội để bảo đảm thực hiện chức năng trừng trị.

Các hệ thống trại giam luôn là một trong những phương tiện đàn áp những người chống lại trật tự xã hội tư bản.

1.2 Đặc điểm riêng:

Nhà giam trong chế độ tư bản đế quốc thực hiện một chức năng đàn áp giai cấp. Nhiều nước tư bản chủ nghĩa mặc dù đã bỏ hình phạt tử hình, nhưng hình phạt tù, với cắc mức tù chung thân, tù có thời hạn với số lượng năm được quy định trong bản án nhiều hơn khả năng có thể sống của một con người là khá phổ biến. Ví dụ, ở Cộng hoà Liên bang Đức, mặc dù về mặt lý thuyết người ta tuyên bố rằng nhà tù không phải là nơi để canh giữ người phạm tội, mà nhà tù là cơ hội và đỉều kiện để một người có quá khứ lầm lỗi được cải tạo và chuẩn bị cho họ trở lại với dời thường, lương thiện, tuy nhiên, do hiệu quả xã hội thực tế của việc giam giữ, cải tạo con người trong các nhà tù ở đây cũng như ở nhiều nước tự bản chủ nghĩa trên thế giới, tỷ lệ người ra tù tái phạm rất nhiều. Tỷ lệ tù nhân sống suốt đời trong trại là một con số rất lớn.

Hiện tượng tra tấn, nhục hình, nhục hình biến tướng khá phổ biến và được che đậy tinh vi. Đặc biệt, nhiều nhà tù, trại tập trung của nhà nước đế quốc đã trở thành nơi lao động khổ sai, nhất là đối với tù binh chiến tranh. Tù nhân buộc phải lao động cực nhọc và bỏ xác phần đông trong các trại tập trung. Hình ảnh những trại tập trung, những nấm mồ chung của hàng trăm, hàng ngàn tù nhân của đế quốc phát xít trong chiến tranh thế giói vẫn còn ám ảnh nhân loại.

Càng ngày, những tư tưởng nhân đạo cũng đã xâm nhập vào quá trình tổ chức thi hành án phạt tù ở các nước đế quốc tư bản, thậm chí ở cả những quốc gia có chế độ độc tài. Cùng với thời gian, với sự tham gia tích cực của cộng đồng thế giối vào vấn đề bảo đảm quyền con người trong trại giam, ảnh hưởng của tư tưởng nhân đạo trong quản lý giáo dục phạm nhân ở các nhà tù của chế độ xã hội chủ nghĩa, nhiều nhà nước tư sản đã có những thay đổi mạnh về chính sách. Nhìn ra thế giới và khu vực, hầu như các nước đều đã có một hệ thống trường và cơ sở nghiên cứu riêng về lĩnh vực thi hành án phạt tù. Việc đào tạo cán bộ cho ngành trại giam được chú trọng theo hướng giáo dục những giá trị nhân cách, phương pháp giúp người phạm tội tái hoà nhập cộng đồng. Ví dụ, mặc dù Luật hình sự của Singapore có những quy định rất nghiêm khắc, những người từ 7-12 tuổi đã có thể phải chịu trách nhiệm hình sự do tội cố ý, hình phạt tù được coi là một trong những hình phạt chính, và áp dụng đối với cả người chưa thành niên, tuy nhiên, ở Singapore, trại giam được đặt dưói sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ. Cục cảnh sát quản lý trại giam quản lý 9 phân trại và 9 trung tâm cai nghiện ma tuý. Chính quyền Singapore áp dụng một chính sách hướng thiện cho phạm nhân, bằng việc tạo điều kiện cho họ tái hoà nhập cộng đồng. Ngay trong quá trình chấp hành hình phạt, tù nhân được tạo mọi điều kiện để giao tiếp với cộng đồng, được duy trì mối liên lạc với cộng đồng. Ớ Nhật Bản, đến những năm cuối thế kỷ XX có khoảng hơn 50 trại cải tạo thanh thiếu niên hư. Hàng năm Toà án phải xét xử hơn 200.000 vụ án liên quan đến người chưa thành niên phạm tội. Tuy nhiên, Toà chỉ buộc khoảng 2% phạm tội nghiêm trọng mới phải vào các trại này. Còn lại, Toà buộc các tổ chức xã hội, các bậc cha mẹ phải chịu phạt tiền thay cho hành vi phạm pháp của các em. Những năm đầu của thập niên cuốỉ cùng vừa qua, hàng năm có khoảng 5.000 trẻ em phạm tội nằm trong các trại. Thời gian ở trong trại, nhìn chung chỉ có 8 tháng, trừ những trường hợp tiếp tục phạm pháp thì việc tiếp tục giữ lại được Toà án xem xét. Nhiều nhất các em phải ỏ trong trại đến 2 năm. Những em đến đủ hai mươi tuổi được cho ra khỏi trại. Xã hội tiếp tục áp dụng các biện pháp giáo dục mà không cách ly các em khỏi đời sống cộng đồng.

Đối với người đã thành niên, hệ thống nhà tù Nhật Bản do có điều kiện kinh'tế mạnh nên phạm nhân được bảo đảm khá tốt về mặt vật chất, bảo đảm dinh dưỡng. Tuy nhiên, sự cách ly cao độ từng phạm nhân trong các buồng giam là một hình thức trừng phạt về tâm lý khá nặng nề đối với phạm nhân chấp hành hình phạt tù.

Nhà tù ở một số nước tư bản phát triển đã được cải tổ theo hướng biến thành những cơ sở sản xuất vật chất, thực hiện những hợp đồng kinh tế lốn của các tổ hợp công nghiệp, phục vụ đắc lực cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Thực tế cho thấy, có những nhà tù ở Nhật Bản, ở Pháp, tù nhân còn trực tiếp tham gia sản xuất, hay gia công những chi tiết của các hệ thống máy phức tạp, kể cả động cơ máy bay. Hàng năm các trại tập trung lổn đã đóng góp một phần không nhỏ cho ngân sách nhà nước.

2. Hệ thống trại giam ở Việt Nam:

2.1 Các bộ phận cấu thành hệ thống trại giam

Căn cứ vào các quy định tại Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 1993 và Quy chế trại giam ban hành kèm theo Quyết định số 60/CP của Chính phủ thì hiện nay, hệ thông trại giam của Việt Nam được hình thành từ hai hệ thống chủ yếu, gồm: Hệ thống các trại giam thuộc Bộ Công an quản lý; và hệ thống trại giam thuộc Bộ Quốc phòng quản lý.

Căn cứ Điều 10 Pháp lệnh thi hành án phạt tù, trại giam được phân thành 3 loại, gồm: trại giam loại I; trại giam loại II; trại giam loại III.

Việc phân loại các trại giam thành 3 loại như trên là dựa trên tính chất tội phạm, mức án của người chấp hành hình phạt tù:

  • Trong các trại có thể tổ chức một hoặc một số phân trại. Mỗi phân trại lại được tổ chức thành các đội, tuỳ theo quy mô giam giữ, yêu cầu quản chế và các điều kiện tổ chức lao động, học tập, cải tạo của phạm nhân trong các trại đó;
  • Căn cứ vào tính chất tội phạm, nhân thân người phạm tội, giới tính và lứa tuổi, để tổ chức tốt việc thi hành hình phạt tù trong các trại, thông thưòng, trong một trại có thể thực hiện các chế độ giam giữ, nơi giam giữ riêng. Theo quy định của pháp luật, người chưa thành niên hoặc phạm nhân nữ được giam giữ ỏ khu vực riêng trong trại giam, theo chế độ quản lý, giáo dục, lao động và học tập, sinh hoạt phù hợp với lứa tuổi và giổi tính của họ;
  • Trong các trại, hoặc phân trại có các nhà giam. Nhà giam là nơi ăn, nghỉ, học tập, sinh hoạt thường xuyên của phạm nhân. Nhà giam được xây dựng và tổ chức quản lý một cách nghiêm ngặt, bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường theo quy định của Chính phủ.

2. Tổ chức bên trong của một trại hoặc phân trại

Tại Điều 10 Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 1993 quy định:

“Trại giạm là nơi chấp hành hình phạt của người bị kết án tù. Tổ chức bộ máy của trại giam gồm cớ Giám thị, Phó Giám thị, quản giáo, chuyên, viên, nhân viên, kỹ thuật viên và sỹ quan, chiến sỹ thuộc lực lượng vũ trang bảo vệ.

Giám thị trại giam chỉ huy cán bộ, chiến sỹ và chịu trách nhiệm về việc quản lý, giam giữ, giáo dục người chấp hành hình phạt tù ở trại giam theo quy định của pháp luật”.

Căn cứ vào quy định của pháp luật, tổ chức bộ máy quản lý trại giam bên trong mỗi trại bao gồm Giám thị, các Phó Giám thị. Bên cạnh bộ máy tham mưu, chính trị và bảo đảm hậu cần cho cán bộ, chiến sỹ của trại có các cơ quan chức năng bảo đảm thực hiện chức năng giam giữ, giáo dục, lao động cải tạo phạm nhân, đó là: bộ phận làm công tác giáo dục (bộ phận quản .giáo); bộ phận làm công tác kê nuôi, bộ phận làm công tác quản chế (các chuyên viên, các sỹ; quan, hạ sỹ quan) và bộ phận tổ chức kế hoạch lao động sản xuất của trại (các chuyên viên, nhân viên của trại).

Phạm nhân trong mỗi trại giam được phân bố theo các phân trại và các đội. Một phân trại thông thường có cơ cấu đội, tổ. Đội phạm nhân là đơn vị cơ bản cấu thành nên trại giam. Các đội phạm nhân được tổ chức trên cơ sở một hoặc một số buồng giam, gồm những phạm nhân có mức án gần nhau hoặc tính chất, mức độ nguy hiểm xã hội gần giông nhau, và do đó nhu cầu về tổ chức hoạt động giáo dục, lao động cải tạo cũng như quản chế giam giữ gần giống nhau.

Một trại giam có số lượng phạm nhân lớn và nhiều đội phạm nhân có thể được chia thành các phân trại. Mỗi phân trại thường được bố trí trên một địa bàn giam giữ có chung thành tường rào bảo vệ. Hàng tưòng rào không chỉ là giới hạn về địa lý ngăn cách những người bị giam giữ với xã hội bên ngoài mà còn là bức thành bảo vệ trại, bảo đảm chống trốn, phá trại, và nhiều chức năng bảo vệ khác.

Mỗi phân trại có một sỹ quan công an hoặc quân đội làm Phân trại trưởng, thông thường là do một Phó Giám thị kiêm nhiệm và các Phó phân trại trưỏng. Giúp việc cho lãnh đạo phân trại là bộ máy những cán bộ làm công tác kê nuôi, trực tiếp quản lý trại, công tác quản chế, và công tác giáo dục. Để thực hiện chức năng giáo dục cải tạo - chức năng chính của trại, mỗi đội phạm nhân được giao cho một cán bộ quản giáo trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt văn hoá... của phạm nhân.

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật Minh Khuê, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật Minh Khuê 1900.6162 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email lienhe@luatminhkhue.vn để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật - Công ty Luật Minh Khuê