1. Các biện pháp điều tra đặc biệt

Bộ luật TTHS năm 2015 dành riêng Chương XVI từ Điều 223 đến Điều 228 để quy định về các  biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, trong đó Điều 223  Bộ luật TTHS năm 2015 quy định: Sau khi khởi tố vụ án, trong quá trình điều tra, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
1. Ghi âm, ghi hình bbí mật
2. Nghe điện thoại bbí mật
3. Thu thập bbí mật dữ liệu điện tử.
Theo đó, có a biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt gồm: Ghi âm, ghi hình
 bí mật; Nghe điện thoại bí mật; Thu thập bí mật dữ liệu điện tử.  Điểm chung  nhất của 03 biện pháp này là được tiến hành bí mật.

2. Về thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Điều 226 Bộ luật TTHS 2015 quy định: Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt không quá 02 tháng kể từ ngày Viện trưởng Viện kiểm sát phê chuẩn. Trường hợp phức tạp có thể gia hạn nhưng không quá thời hạn điều tra theo quy định của Bộ luật này. Chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, nếu xét thấy cần gia hạn thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng phải có văn bản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn xem xét, quyết định việc gia hạn.
Để tránh việc lạm dụng hay áp dụng quá lâu ảnh hưởng tới đời tư của cá nhân, Điều 226 BTTHS 2015 quy định chi tiết về thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là khoảng thời gian tối đa mà pháp luật cho phép để tiến hành  biện pháp điều tra  tố tụng đặc biệt. Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được quy định như sau: thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc  iệt không quá  02 tháng kể từ ngày Viện trưởng Viện kiểm sát phê chuẩn.
Biện pháp điều tra tố tụng đặc  iệt chỉ áp dụng ở giai đoạn điều tra và  sau khi khởi tố vụ án nên trong trường hợp vụ án phức tạp đòi hỏi cần thời gian để tiếp tục thu thập tài liệu, chứng cứ thì có thể gia hạn nhưng không quá thời hạn điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc  iệt,  nếu xét thấy cần gia hạn thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng phải có văn ản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn xem  xét, quyết định việc gia hạn.
Về thời hạn áp dụng, biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được thực hiện không quá 02 tháng kể từ ngày Viện trưởng Viện kiểm sát phê chuẩn. Trường hợp phức tạp có thể gia hạn nhưng không quá thời hạn điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

3. Sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

3.1 Quy định chung

Điều 227 Bộ luật TTHS 2015 quy định về sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được ng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt như sau:
“1. Thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt chỉ được sử dụng vào việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ  án  hình sự; thông tin, tài liệu không liên quan đến vụ án phải tiêu hủy kịp thời. Nghiêm cấm sử dụng thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được vào  mục  đích khác.
2. Thông tin, tài liệu thu thập được bằng việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt có thể dùng làm chứng cứ để giải quyết vụ án.
3. Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo ngay kết quả việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt cho Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn”

3.2 Xử lý, sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được

Khi áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc  iệt, dựa vào các  biện  pháp điều tra tố tụng đặc biệt, các loại thông tin, tài liệu có thể thu thập được bao gồm tệp tin hình ảnh, âm thanh và các dữ liệu điện tử khác. Theo quy định, các tài liệu, thông tin được thu thập từ các biện pháp này sẽ được xử lý theo hai hướng:
Thứ nhất, các tài liệu, thông tin có liên quan đến vụ án có thể được sử dụng làm chứng cứ trong khởi tố, điều tra, truy tố, và xét xử vụ án hình sự;
Thứ hai, các tài liệu, thông tin không liên quan đến vụ án phải được tiêu hủy kịp thời.
Có thể thấy r ng,thông tin, tài liệu thu thập được từ biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được quản lý rất chặt chẽ vì nó liên quan tới bí mật đời tư của cá nhân. Những chứng cứ nếu có liên quan đến vụ án thì chỉ được sử dụng trong quá trình tố tụng, những chứng cứ không liên quan thì sẽ uộc phải tiêu hủy để tránh việc thông tin ị phát tán, rò rỉ ra ên ngoài. Nghiêm cấm sử dụng thông  tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được vào mục đích khác hoặc các hành vi ị nghiêm cấm như: Tự ý chỉnh sửa, cắt, ghép, giả mạo, hủy trái phép, làm sai lệch, làm hư hỏng, làm thất lạc dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sao chép, phát tán, khai thác, sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh làm lộ, lọt thông tin vụ án hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp, uy tín,  danh dự của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thông tin, tài liệu thu thập được ng việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt có thể dùng làm chứng cứ  ởi vì chứng cứ là yếu tố quan trọng,  giữ vai trò mấu chốt trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự. Việc quy định về chứng cứ không chỉ có ý nghĩa pháp lý mà còn góp phần quan trọng vào thực tiễn đấu tranh tội phạm. Hơn nữa, đây được coi là một trong những nguồn chứng cứ mới hết sức quan trọng có giá trị trực tiếp chứng minh tội phạm. Cơ quan tiến hành tố tụng và Cơ quan thi hành quyết định phải phân tích, đánh giá, chọn lọc những thông tin, tài liệu có giá trị chứng minh tội phạm, người phạm tội, ngăn chặn người phạm tội ỏ trốn, truy tìm tài sản ị tội phạm chiếm đoạt… và sử dụng làm chứng cứ phục vụ việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
Để phát huy vai trò kiểm sát trong hoạt động điều tra tố tụng đặc biệt và có cơ sở đánh giá chính xác biện pháp điều tra tố tụng trong giải quyết vụ án,  Bộ luật quy định Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông áo ngay kết quả việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt cho Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn.

4. Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Điều 228 Bộ luật TTHS 2015 quy định về Hủy ỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. “Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn quyết định  áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải hủy bỏ quyết định đó khi thuộc một trong các trường hợp: 1. Có đề nghị bằng văn bản của Thủ trưởng Cơ quan điều tra có thẩm quyền; 2. Có vi phạm trong quá trình áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; 3.Không cần thiết tiếp tục áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt”.
Quá trình áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, Thủ trưởng Cơ  quan điều tra đã ra quyết định áp dụng phải thường xuyên kiểm tra chặt chẽ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Trong trường hợp không cần thiết phải áp dụng hay có vi phạm trong việc thi hành biện pháp điều tra tố tụng đặc   iệt thì có văn   ản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hủy bỏ biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Đối với những vụ án mà Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực thụ lý áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt khi muốn hủy ỏ phải có văn ản đề nghị Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan Điều tra quân sự cấp quân khu để Cơ quan Điều tra cấp tỉnh, Cơ quan Điều tra quân sự cấp quân khu đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hủy ỏ.
Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải kịp thời hủy ỏ quyết định đó khi thuộc một trong các trường hợp: có đề nghị ng văn ản của Thủ trưởng Cơ quan điều tra có thẩm quyền; có vi phạm trong quá trình áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; không cần thiết tiếp tục áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
Cần lưu ý, điều luật quy định rằng khi thuộc một trong ba trường hợp trên, Viện trưởng Viện kiểm sát phải ra quyết định hủy ỏ, nghĩa là đây là nghĩa vụ bắt buộc chứ không phải quyền tùy nghi.
Trong các trường hợp cần hủy bỏ, trường hợp có vi phạm trong quá trình áp dụng khá mơ hồ về nội hàm. Bởi lẽ, luật không quy định quá nhiều về quá trình thực hiện các biện pháp đó, mà chỉ quy định chung là Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát, và người thi hành có nghĩa vụ giữ bí mật trong quá trình thực hiện. Trong khi đó, có vẻ như vi phạm theo quy định về các trường hợp phải hủy ỏ có nội hàm rộng hơn nghĩa vụ giữ bí mật, nếu không thì các nhà làm luật đã quy định trực tiếp về việc vi phạm giữ bí mật. Có lẽ, các trường hợp vi phạm này sẽ được quy định cụ thể hơn trong các văn ản phối hợp liên ngành dưới luật để phù hợp và uyển chuyển với tình hình thực tế. Trong trường hợp khi không cần thiết phải tiếp tục áp dụng hay có vi  phạm trong việc thi hành biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt hoặc khi có đề nghị ng văn bản của Thủ trưởng CQĐT có thẩm quyền thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hủy bỏ biện pháp điều tra tố tụng đặc  biệt. Đối với những vụ án mà Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực thụ lý áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt khi muốn hủy ỏ phải có văn bản đề nghị Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan Điều tra quân sự cấp quân khu để Cơ quan Điều tra cấp tỉnh, Cơ quan Điều tra quân sự cấp quân khu đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hủy bỏ.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty Luật Minh Khuê