1. Mục tiêu trung hạn

Mục tiêu trung hạn là các mục tiêu tiền tệ, như tăng trưởng tiền tệ hoặc lãi suất, mà Dự trữ Liên bang thiết lập như những mục tiêu của chính sách tiền tệ. Trong những năm gần đây, Fed đã chuyển trọng tâm từ việc kiểm soát tàng và giảm của các lãi suất Quỹ Fed, để tập trung vào những mục tiêu tiền tệ và sự tăng trưởng trong cung tiền của quốc gia. Cung tiền là một trong những mục tiêu này, mặc dù các chỉ báo kinh tế khác cũng được theo dõi chặt chẽ, bao gồm tổng giao dịch quỹ liên bang, dự trữ cho vay thuần và tổng dự trữ, cùng với tổng nợ trong nền kinh tế.

Chính sách tiền tệ:

Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách Kinh tế – Tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống nhân dân.

Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận cấu thành trong hệ thống các Chính sách Kinh tế – Tài chính tổng hợp và trong hệ thống đó, các bộ phận cấu thành có mối quan hệ tác động hữu cơ với nhau. Do vậy, một chính sách tiền tệ hữu hiệu đòi hỏi phải được thiết lập và vận hành trong mối quan hệ hữu cơ với các chính sách khác đứng trên góc độ toàn cục, chứ không tồn tại với tư cách là một yếu tổ độc lập.

Chính sách tiền tệ có một vai trò quan trọng và tương đối độc lập với các chính sách kinh tế khác xuất phát từ ba luận điểm mang tính định hướng sau:

Thứ nhất: Sẽ không có tăng trưởng kinh tế nếu không có đầu tư.

Thứ hai: Không thể có đầu tư mà không có tiết kiệm. Thứ ba: Không thể có tiết kiệm nếu thiếu sự ổn định giá cả hàng hóa và sức mua của tiền tệ. Chính vì vậy chính sách tiền tệ có nhiệm vụ tác động vào nhiều hướng nhằm: tạo ra đầu tư, tạo ra tiết kiệm và tạo ra sự ổn định tiền tệ, ổn định giá cả, ổn định tỷ giá hối đoái.

Như vậy, chính sách tiền tệ góp phần quan trọng vào sự thành công hay thất bại của sự phát triển nền kinh tế. Một chính sách tiền tệ thắt chặt (Tight – Monetary Policy) sẽ dẫn đến sự khan hiếm về tiền tệ và đắt đỏ về chi phí. Ngược lại, một chính sách tiền tệ nới lỏng (easy – Monetary policy) sẽ làm cho tiền tệ gia tăng, kích thích tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế.

2. Chính sách tiền tệ quốc gia và thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia

1. Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.
 
2. Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
 
3. Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy định trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
 
4. Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm. Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ.

3. THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA

Điều 10. Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
 
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ.
 
Điều 11. Tái cấp vốn
 
1. Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng.
 
2. Ngân hàng Nhà nước quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức sau đây:
 
a) Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá;
 
b) Chiết khấu giấy tờ có giá;
 
c) Các hình thức tái cấp vốn khác.
 
Điều 12. Lãi suất
 
1. Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi.
 
2. Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác.
 
Điều 13. Tỷ giá hối đoái
 
1. Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
 
2. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá.
 
Điều 14. Dự trữ bắt buộc
 
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
 
2. Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
 
3. Ngân hàng Nhà nước quy định việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng đối với từng loại tiền gửi.
 
Điều 15. Nghiệp vụ thị trường mở
 
1. Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng.
 
2. Ngân hàng Nhà nước quy định loại giấy tờ có giá được phép giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở.

4. Quy định về phát hành tiền giấy, tiền kim loại

Điều 16. Đơn vị tiền
 
Đơn vị tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là "Đồng", ký hiệu quốc gia là "đ", ký hiệu quốc tế là "VND", một đồng bằng mười hào, một hào bằng mười xu.
 
Điều 17. Phát hành tiền giấy, tiền kim loại
 
1. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 
2. Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 
3. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.
 
4. Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản "Nợ" đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản "Có" của Ngân hàng Nhà nước.
 
Điều 18. Thiết kế, in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành tiền vào lưu thông, tiêu huỷ tiền
 
1. Ngân hàng Nhà nước thiết kế mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa văn và các đặc điểm khác của tiền trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
 
2. Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành tiền vào lưu thông, tiêu huỷ tiền.
 
Điều 19. Xử lý tiền rách nát, hư hỏng
 
Ngân hàng Nhà nước quy định tiêu chuẩn phân loại tiền rách nát, hư hỏng; đổi, thu hồi các loại tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông; không đổi những đồng tiền rách nát, hư hỏng do hành vi huỷ hoại.
 
Điều 20. Thu hồi, thay thế tiền
 
Ngân hàng Nhà nước thu hồi và rút khỏi lưu thông các loại tiền không còn thích hợp và phát hành các loại tiền khác thay thế. Các loại tiền thu hồi được đổi lấy các loại tiền khác với giá trị tương đương trong thời hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định. Sau thời hạn thu hồi, các loại tiền thuộc diện thu hồi không còn giá trị lưu hành.
 
Điều 21. Tiền mẫu, tiền lưu niệm
 
Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc thiết kế, in, đúc, bán ở trong nước và nước ngoài các loại tiền mẫu, tiền lưu niệm phục vụ cho mục đích sưu tập hoặc mục đích khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
 
Điều 22. Ban hành, kiểm tra nghiệp vụ phát hành tiền
 
1. Chính phủ ban hành quy định về nghiệp vụ phát hành tiền, bao gồm việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, thu hồi, thay thế, tiêu huỷ tiền, chi phí cho các hoạt động nghiệp vụ phát hành tiền.
 
2. Bộ Tài chính kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ in, đúc và tiêu huỷ tiền.
 
Điều 23. Các hành vi bị cấm
 
1. Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả.
 
2. Huỷ hoại đồng tiền trái pháp luật.
 
3. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
 
4. Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

5. Quy định về hoạt động cho vay, bảo lãnh, tạm ứng cho ngân sách của ngân hàng Nhà nước

Điều 24. Cho vay
 
1. Ngân hàng Nhà nước cho tổ chức tín dụng vay ngắn hạn theo quy định tại điểm a khoản 2
 
Điều 11 của Luật này.
 
2. Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng trong các trường hợp sau đây:
 
a) Tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe doạ sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng;
 
b) Tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả do sự cố nghiêm trọng khác.
 
3. Ngân hàng Nhà nước không cho vay đối với cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
 
Điều 25. Bảo lãnh
 
Ngân hàng Nhà nước không bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn, trừ trường hợp bảo lãnh cho tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
 
Điều 26. Tạm ứng cho ngân sách nhà nước
 
Ngân hàng Nhà nước tạm ứng cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Khoản tạm ứng này phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định.
Điều 27. Mở tài khoản và thực hiện giao dịch trên tài khoản
 
1. Ngân hàng Nhà nước được mở tài khoản và thực hiện giao dịch trên tài khoản ở ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế.
 
2. Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản và thực hiện giao dịch cho tổ chức tín dụng.
 
3. Kho bạc Nhà nước mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không có chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước, việc thực hiện các giao dịch cho Kho bạc Nhà nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.