CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 115/2015/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2015

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘIBẮT BUỘC

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo him xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một ln đốivới người lao động;

Theo đnghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binhvà Xã hội,

Chính phủ ban hành Nghị định quyđịnh chi tiết một sđiều của Luật Bảo hiểm xã hộivề bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNHCHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết mộtsố điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với cán bộ,công chức, viên chức và người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động.

Điều 2. Đối tượngáp dụng

1. Người lao động là công dân ViệtNam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng laođộng không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng laođộng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 thángđến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng laođộng với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định củapháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng laođộng có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức theoquy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhâncông an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Người quản lý doanh nghiệp, ngườiquản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

e) Người hoạt động không chuyên tráchở xã, phường, thị trấn;

g) Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quyđịnh tại Khoản 4 Điều 123 của Luật Bảo hiểm xã hội.

2. Người đi làm việc ở nước ngoàitheo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nướcngoài theo hợp đồng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghịđịnh này được áp dụng đối với các hợp đồng sau:

a) Hợp đồng đưa người lao động đi làmviệc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làmviệc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ởnước ngoài;

b) Hợp đồng đưa người lao động đi làmviệc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhânđầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

c) Hợp đồng đưa người lao động đi làmviệc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệpđưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;

d) Hợp đồng cá nhân.

Các đối tượng quy định tại Khoản 1 vàKhoản 2 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.

3. Người lao động quy định tại Nghịđịnh này thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Riêng người laođộng quy định tại các Điểm e và g Khoản 1 và các Điểm a, c và d Khoản 2 Điềunày chỉ thực hiện chế độ hưu trí và tử tuất.

4. Người lao động quy định tại cácĐiểm a và b Khoản 1 Điều này là người giúp việc gia đình và người lao động quyđịnh tại Khoản 1 Điu này mà đang hưởng lương hưu, trợ cấpbảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hằng tháng dưới đây thì không thuộc đi tượng tham gia bảo him xã hội bt buộc:

a) Người đang hưởng lương hưu hằngtháng;

b) Người đang hưởng trợ cấp hằngtháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 củaChính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã,phường, thị trấn;

c) Người đang hưởng trợ cấp mất sứclao động hằng tháng;

d) Người đang hưởng trợ cấp hằngtháng theo quy định tại Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao độngtại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng (sau đây gọi làQuyết định số 91/2000/QĐ-TTg ); Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp hàng tháng cho những người có từđủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mấtsức lao động (sau đây gọi là Quyết định số 613/QĐ-TTg);

đ) Quân nhân, Công an nhân dân, ngườilàm công tác cơ yếu đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tạiQuyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủvề thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước códưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương; Quyếtđịnh số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việcsửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 củaThủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia khángchiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuấtngũ về địa phương; Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 củaThủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhândân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhândân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương; Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đốitượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a,giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

5. Người sử dụng lao động quy địnhtại Khoản 3 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.

6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liênquan đến bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Chương II

MỘT SỐ CHẾ ĐỘ BẢOHIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

Mục 1. CHẾ ĐỘ THAI SẢN CỦA LAOĐỘNG NỮ MANG THAI HỘ VÀ NGƯỜI MẸ NHỜ MANG THAI HỘ

Điều 3. Chế độ thaisản đối với lao động nữ mang thai hộ

Chế độ thai sản đối với lao động nữmang thai hộ theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 của Luật Bảo hiểm xã hội đượcquy định như sau:

1. Lao động nữ mang thai hộ đang đóngbảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, trong thời gian mang thaiđược nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bìnhthường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thaisản quy định tại Khoản này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉTết, ngày nghỉ hằng tuần.

2. Lao động nữ mang thai hộ đang đóngbảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, khi sẩy thai, nạo, hútthai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì được nghỉ việc hưởng chế độ thaisản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉviệc tối đa được quy định như sau:

a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổiđến dưới 13 tuần tuổi;

c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổiđến dưới 25 tuần tuổi;

d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổitrở lên.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thaisản quy định tại Khoản này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết,ngày nghỉ hằng tuần.

3. Lao động nữ mang thai hộ khi sinhcon mà có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 31 của Luật Bảohiểm xã hội thì được hưởng các chế độ sau:

a) Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh con;

b) Nghỉ việc hưởng chế độ thai sảncho đến ngày giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quáthời gian quy định tại Khoản 1 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội;

Trong trường hpkể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ hoặc thời điểm đứa trẻ chết mà thờigian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì lao động nữ mang thai hộ đượcnghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ,nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹnhờ mang thai hộ là thời điểm ghi trong văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻcủa bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.

c) Sau thời gian hưởng chế độ thaisản quy định tại Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này, trong 30 ngày đầu làm việcmà sức khỏe chưa hồi phục thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ dưỡng sức,phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội, trừtrường hợp lao động nữ mang thai hộ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làmviệc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con.

4. Khi lao động nữ mang thai hộ sinhcon thì người chồng đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thaisản được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 34 củaLuật Bảo hiểm xã hội.

5. Mức hưởng chế độ thai sản của laođộng nữ mang thai hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật Bảo hiểmxã hội và được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xãhội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mangthai hộ.

Trường hợp lao động nữ mang thai hộđóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản đối vớitrường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

6. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độthai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì thángđó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, thời gian này lao động nữmang thai hộ và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Trường hợp lao động nữ mang thai hộchấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểmsinh con thì thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian đóngbảo hiểm xã hội.

Điều 4. Chế độ thaisản của người mẹ nhờ mang thai hộ

Chế độ thai sản đối với người mẹ nhờmang thai hộ theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Bảo hiểm xã hội đượcquy định như sau:

1. Người mẹ nhờ mang thai hộ đã đóngbảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản từ đủ 06 tháng trở lêntrong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con thì được hưởng các chế độsau:

a) Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh con trong trườnghợp lao động nữ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc khôngđủ điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này;

Trường hợp lao động nữ mang thai hộ,người mẹ nhờ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủđiều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này thì người chồng đangđóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau, thai sản của người mẹ nhờ mangthai hộ được hưởng trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinhcho mỗi con.

b) Được nghỉ việc hưởng chế độ thaisản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp sinh đôitrở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ nhờ mang thai hộđược nghỉ thêm 01 tháng;

Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộkhông nghỉ việc thì ngoài tiền lương vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quyđịnh.

c) Trường hợp người mẹ nhờ mang thaihộ chết hoặc gặp rủi ro mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhậncủa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền khi con chưa đủ 06 tháng tuổi thìngười chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng đượcnghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ nhờ mangthai hộ theo quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Trường hợp người cha nhờ mang thaihộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng quy định tại Điểm c Khoản này đang tham giabảo hiểm xã hội bắt buộc mà không nghỉ việc thì ngoài tiền lương còn được hưởngchế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ nhờ mang thai hộ theoquy định tại Điểm b Khoản này;

đ) Trường hợp sau khi sinh con, nếucon chưa đủ 06 tháng tuổi bị chết thì người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việchưởng chế độ thai sản theo quy định tại Khoản 3 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xãhội.

2. Mức hưởng chế độ thai sản củangười mẹ nhờ mang thai hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật Bảohiểm xã hội và được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảohiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹnhờ mang thai hộ.

3. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độthai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó được tính là thờigian đã đóng bảo hiểm xã hội, thời gian này người mẹ nhờ mang thai hộ và ngườisử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộchấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểmnhận con thì thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian đóngbảo hiểm xã hội.

Điều 5. Thủ tục hưởngchế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ

1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đốivới lao động nữ mang thai hộ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chếtlưu hoặc phá thai bệnh lý, bao gồm:

a) Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởngbảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản saogiấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú;

b) Danh sách người lao động nghỉ việchưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

2. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đốivới lao động nữ mang thai hộ khi sinh con, bao gồm:

a) Bản sao bản thỏa thuận về mangthai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và giađình năm 2014; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộvà bên mang thai hộ;

b) Bản sao giấy khai sinh hoặc bảnsao giấy chứng sinh của con;

c) Danh sách người lao động hưởng chếđộ thai sản do người sử dụng lao động lập;

d) Trường hợp con chết mà thời gianhưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì có thêm bản sao giấy chứng tử của con;

đ) Trong trường hợp con chết sau khisinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì có thêm trích sao hồ sơ bệnh án hoặcgiấy ra viện của người mẹ;

e) Trong trường hợp sau khi sinh conmà lao động nữ mang thai hộ chết thì có thêm bản sao giấy chứng tử của lao độngnữ mang thai hộ;

g) Trong trường hợp lao động nữ mangthai hộ khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khámbệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì có thêm giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh,chữa bệnh có thẩm quyền.

3. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độdưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ thựchiện theo quy định tại Điều 103 của Luật Bảo hiểm xã hội.

4. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đốivới người mẹ nhờ mang thai hộ khi lao động nữ mang thai hộ sinh con, bao gồm:

a) Bản sao bản thỏa thuận về mangthai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và giađình năm 2014; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộvà bên mang thai hộ;

b) Bản sao giấy khai sinh hoặc bảnsao giấy chứng sinh của con;

c) Danh sách người lao động hưởng chếđộ thai sản do người sử dụng lao động lập;

d) Trong trường hợp người mẹ nhờ mangthai hộ chết thì có thêm bản sao giấy chứng tử;

đ) Trong trường hợp người mẹ nhờ mangthai hộ không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con thì có thêm giấy xác nhận của cơsở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

e) Trong trường hợp con chưa đủ 06tháng tuổi bị chết thì có thêm bản sao giấy chứng tử của con.

5. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đốivới người chồng khi lao động nữ mang thai hộ sinh con theo quy định tại Khoản 4Điều 101 của Luật Bảo hiểm xã hội.

6. Giải quyết hưởng chế độ thai sảnđối với lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ được thực hiệntheo quy định tại Điều 102 của Luật Bảo hiểm xã hội.

a) Người lao động có trách nhiệm nộphồ sơ quy định tại Điểm a Khoản 1, các Điểm a, b, d, đ, e và g Khoản 2 và cácĐiểm a, b, d, đ và e Khoản 4 và Khoản 5 Điều này cho người sử dụng lao độngnhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.

Trường hợp người lao động chấm dứthợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con,thời điểm nhận con thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quanbảo hiểm xã hội nơi cư trú.

b) Trong thời hạn 10 ngày kể tngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động cótrách nhiệm lập hồ sơ quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này nộp chocơ quan bảo hiểm xã hội.

c) Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động trong thờihạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động.Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ ngườilao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trướcthời điểm sinh con, thời điểm nhận con, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyếtvà tổ chức chi trả cho người lao động.

Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hộikhông giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

7. Việc giải quyết hưởng chế độ bảohiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định được thực hiện theo quy định tại Điu 116 của Luật Bảo him xã hội.

Mục 2. CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ

Điều 6. Điều kiệnhưởng lương hưu

1. Người lao động từ đủ 50 tuổi trởlên khi nghỉ việc và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó cóđủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò được hưởng lương hưu theoquy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội. Công việc khaithác than trong hầm lò do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyđịnh.

2. Người lao động bị nhiễm HIV/AIDSdo tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao, đã đóngbảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên thì được hưởng lương hưu.

Điều 7. Mức lươnghưu hằng tháng

Mức lương hưu hằng tháng tại Điều 56của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Mức lương hưu hằng tháng của ngườilao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quântiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

2. Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng thángcủa người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 củaLuật Bảo hiểm xã hội được tính như sau:

a) Người lao động nghỉ hưu từ ngày 01tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưuhằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đócứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối vớinữ; mức tối đa bằng 75%;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45%tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểmxã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;

c) Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 01tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45%tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêmmỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Năm nghỉ hưu

Số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45%

2018

16 năm

2019

17 năm

2020

18 năm

2021

19 năm

Từ 2022 trở đi

20 năm

3. Mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưutrước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu quy định tại Khoản 3 Điều56 của Luật Bảo hiểm xã hội được xác định như sau:

a) Người lao động làm việc trong điềukiện bình thường quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hộithì lấy mốc tuổi để tính là đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ;

b) Người lao động làm nghề hoặc côngviệc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểmhoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì lấy mốc tuổi đểtính là đủ 55 tuổi đối với nam và đủ 50 tuổi đối với nữ;

c) Người lao động làm công việc khaithác than trong hầm lò quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Nghị định này thì lấymốc tuổi để tính là đủ 50 tuổi;

d) Trường hợp hồ sơ của người laođộng không xác định được ngày, tháng sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinhđể tính tuổi làm cơ sở tính số năm nghỉ hưu trước tuổi.

Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần

1. Người lao động quy định tại Khoản1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xãhội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quyđịnh tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 nămđóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểmxã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếptục tham gia bảo him xã hội tự nguyện;

b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

c) Ra nước ngoài để định cư;

d) Người đang bị mắc một trong nhữngbệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong,lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quyđịnh của Bộ Y tế;

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lầnđược tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lươngtháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lươngtháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểmxã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mứctối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lầnthực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗtrợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 1Điều này.

4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xãhội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.

5. Hồ sơ, giải quyết hưởng bảo hiểmxã hội một lần thực hiện theo quy định tại Điều 109 và các Khoản 3, 4 Điều 110của Luật Bảo hiểm xã hội.

Điều 9. Mức bình quântiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

Mức bình quân tiền lương tháng đóngbảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần quy định tại Điều 62 củaLuật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Người lao động thuộc đối tượngthực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảohiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng củasố năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

a) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hộitrước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóngbảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

b) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hộitrong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 nămcuối trước khi nghỉ hưu;

c) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hộitrong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 nămcuối trước khi nghỉ hưu;

d) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hộitrong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 nămcuối trước khi nghỉ hưu;

đ) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hộitừ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quâncủa tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

e) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hộitừ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quâncủa tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

g) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hộitừ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương thángđóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

2. Người lao động có toàn bộ thờigian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao độngquyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộthời gian.

3. Người lao động vừa có thời gianđóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nướcquy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do ngườisử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểmxã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng bảo hiểm xã hội theochế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương thángđóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều này căn cứ vào thời điểmbắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trường hợp chưa đủ số năm quy địnhtại Khoản 1 Điều này thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóngbảo hiểm xã hội.

4. Người lao động có thời gian đóngbảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên theo các mức tiền lương thuộc công việc sau đây chuyển sang làm công việc khác mà đóng bảo hiểm xã hội có mức lươngthấp hơn thì khi nghỉ hưu được lấy mức lương cao nhất của công việc nêu tạiĐiểm a dưới đây hoặc mức tiền lương trước khi chuyển ngành tương ứng với số nămquy định tại Khoản 1 Điều này để tính mức bình quân tiền lương làm cơ sở tínhhưởng lương hưu:

a) Đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguyhiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong thang lương, bảng lương do Nhà nướcquy định;

b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệptrong quân đội nhân dân, sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trongcông an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân,công an nhân dân chuyển ngành làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanhnghiệp thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

5. Người lao động có thời gian đóngbảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 theo chế độ tiền lương do Nhànước quy định mà hưởng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thìtiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hộiđược chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ việc để làmcơ sở tính hưởng bảo hiểm xã hội.

6. Người lao động thuộc đối tượngthực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đã đóng bảo hiểm xã hội baogồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang ngành nghề không được hưởng phụcấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứtính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiềnlương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêmkhoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian đã đóngbảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề, được chuyển đổi theo chế độtiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.

Trường hợp người lao động chuyển sangngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảohiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề thì mức bìnhquân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu thực hiện theo quyđịnh tại Khoản 1 Điều này.

Điều 10. Điều chỉnhtiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội

Việc điều chỉnh tiền lương đã đóngbảo hiểm xã hội theo Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hộiđể làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối vớingười lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy địnhđược điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ đối với ngườilao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Đối với người lao động bắt đầu thamgia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì việc điều chỉnhtiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lươngtháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh như quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hộiđể làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối vớingười lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định đượcđiều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm

=

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm

x

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

a) Mức điều chỉnh tiền lương đã đóngbảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm và đượcxác định bằng biểu thức sau:

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm t

=

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người lao động hưởng bảo hiểm xã hội tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100%

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100%

Trong đó:

- t lànăm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;

- Mức điều chỉnh tiền lương đã đóngbảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng1 (một).

b) Mức điều chỉnh tiền lương đã đóngbảo hiểm xã hội của các năm trước năm 1995 được lấy bằng mức điều chỉnh tiềnlương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm 1994.

3. Hằng năm, Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xãhội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng laođộng quyết định, trên cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều này và chỉ số giá tiêudùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố.

Điều 11. Chế độ hưutrí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Chế độ hưu trí đối với người trước đócó thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Điều 71 của Luật Bảo hiểm xãhội được quy định như sau:

1. Thời gian tính hưởng chế độ hưutrí là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắtbuộc.

2. Người lao động có tổng thời gianđóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 20 năm trở lênthì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là nam đủ 60 tuổi và nữ đủ 55 tuổi,trừ trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều này.

3. Mức lương hưu hằng tháng được tínhbằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân thu nhập và tiềnlương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 4 Điều này.

4. Mức bình quân thu nhập và tiềnlương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần được tínhtheo công thức sau:

Mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

=

Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

+

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

x

Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

+

Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Trong đó:

- Mức bình quân tiền lương tháng đóngbảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này.

- Mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xãhội tự nguyện là mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điềuchỉnh theo quy định tại Khoản 2 Điều 79 của Luật Bảo hiểm xã hội.

5. Người lao động có từ đủ 20 nămđóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì:

a) Điều kiện về tuổi đời hưởng lươnghưu được thực hiện theo các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54, Điều 55 của Luật Bảo hiểmxã hội và Điều 6 của Nghị định này;

b) Mức lương hưu hằng tháng thấp nhấtbằng mức lương cơ sở, trừ đối tượng quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 2 của Nghịđịnh này.

6. Mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưuđược tính theo quy định tại Điều 58 của Luật Bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóngbảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% đượctính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xãhội quy định tại Khoản 4 Điều này.

7. Bảo hiểm xã hội một lần của ngườilao động được thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này. Mức hưởngbảo hiểm xã hội một lần được tính trên cơ sở mức bình quân thu nhập và tiềnlương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 4 Điều này.

Mục 3. CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT

Điều 12. Chế độ tửtuất đối với thân nhân của người lao động chết mà trước đó có thời gian đóng bảohiểm xã hội tự nguyện

Chế độ tử tuất đối với thân nhân củangười lao động chết mà trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyệntheo Điều 71 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Thời gian tính hưởng chế độ tửtuất là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắtbuộc.

2. Người lo mai táng được nhận trợcấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chết thuộc mộttrong các trường hợp sau:

a) Người lao động có thời gian đóngbảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên;

b) Người lao động có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tựnguyện từ đủ 60 tháng trở lên;

c) Người lao động chết do tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp;

d) Người đang hưởng lương hưu; hưởngtrợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.

3. Người quy định tại Khoản 2 Điềunày bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai tángbằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng Tòa án tuyên bố là đã chết.

4. Người lao động bị chết thuộc mộttrong các trường hợp dưới đây thì thân nhân đủ điều kiện quy định tại Khoản 2và Khoản 3 Điều 67 của Luật Bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng:

a) Đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộctừ đủ 15 năm trở lên;

Trường hợp người lao động còn thiếutối đa không quá 6 tháng để đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội,thì thân nhân được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí vàtử tuất với mức đóng hằng tháng bằng 22% mức tin lươngtháng đóng bảo him xã hội của người lao động trước khi chết;

b) Chết do tai nạn lao động, bệnhnghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp;

c) Đang hưởng trợ cấp tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trởlên;

d) Đang hưởng lương hưu mà trước đócó thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên.

Mức trợ cấp tuất hằng tháng được thựchiện theo quy định tại Điều 68 của Luật bảo hiểm xã hội.

5. Thân nhân của người lao động bịchết được hưởng trợ cấp tuất một lần thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Người lao động chết không thuộcquy định tại Khoản 4 Điều này;

b) Người lao động chết thuộc mộttrong các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này nhưng không có thân nhânhưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 67 của LuậtBảo hiểm xã hội.

c) Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 67 của LuậtBảo hiểm xã hội mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợpcon dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ81% trở lên.

6. Mức trợ cấp tuất một lần:

a) Đối với thân nhân của người laođộng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đang bảo lưu thời gian đóngbảo hiểm xã hội chết được tính theo quy định tại Khoản 1 Điều 70 của Luật Bảohiểm xã hội và được tính trên cơ sở mức bình quân thu nhập và tiền lương thángđóng bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 4 Điều 11 của Nghị định này.

b) Đối với thân nhân người đang hưởnglương hưu chết được tính theo quy định tại Khoản 2 Điều 70 của Luật Bảo hiểm xãhội.

c) Đối với thân nhân người lao độngđang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suygiảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần thìtrợ cấp tuất một lần được giải quyết như đối với người đang bảo lưu thời gianđóng bảo hiểm xã hội.

Trường hợp người đang hưởng trợ cấptai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lầnthì mức trợ cấp tuất một lần bằng 3 tháng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp đang hưởng.

Điều 13. Chế độ tử tuất đốivới người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp tuất hằng tháng

1. Người đang hưởng lương hưu trướcngày 01 tháng 01 năm 2016 mà chết từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì ngườilo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tạitháng người đang hưởng lương hưu chết, đồng thời thân nhân được nhận trợ cấptuất hằng tháng hoặc trợ cấp tut một ln theo quy định tại Mục 5 Chương III của Luật bảo hiểm xã hội và quyđịnh tại Mục 3 Chương II của Nghị định này.

2. Người đang hưởng trợ cấp mất sứclao động hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 mà chết từ ngày 01 tháng 01năm 2016 trở đi thì:

a) Người lo mai táng được nhận trợcấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người đang hưởng trợ cấpmất sức lao động chết;

b) Thân nhân theo quy định tại Khoản2 Điều 67 của Luật Bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quyđịnh tại Điều 68 của Luật Bảo hiểm xã hội. Trường hợp không có thân nhân thuộcdiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất mộtlần bằng 3 tháng mức trợ cấp mất sức lao động hằng tháng đang hưởng trước khichết.

3. Người đang hưởng trợ cấp tai nạnlao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đã nghỉviệc mà chết từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì người lo mai táng đượcnhận một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng người đanghưởng trợ cấp chết, đồng thời thân nhân được hưởng trợ cấp tuất như sau:

a) Đối với người đang hưởng trợ cấptai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng laođộng từ 61% trở lên chết thì thân nhân đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 vàKhoản 3 Điều 67 của Luật Bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;

b) Đối với trường hợp đang hưởng trợcấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi chết không thuộc đốitượng quy định tại Điểm a Khoản này mà có thời gian tham gia bảo hiểm xã hộinhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì thực hiện chế độ tử tuất đối vớingười đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội chết.

4. Người vừa hưởng lương hưu vừahưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi chết thì thânnhân được hưởng chế độ tử tuất như người đang hưởng lương hưu chết.

5. Thân nhân dưới 18 tuổi đang hưởngtrợ cấp tuất hàng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì từ ngày 01 tháng 01năm 2016 được tiếp tục hưởng trợ cấp tuất hằng tháng cho đến khi đủ 18 tuổi,trừ trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Điều 14. Giải quyếttrợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân là thành viên khác và trợ cấp tuấtmột lần

1. Thân nhân là thành viên khác tronggia đình quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 67 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưađủ 18 tuổi được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng cho đến khi đủ 18 tuổi, không cầnđiều kiện bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

2. Trường hợp có nhiều thân nhânthuộc diện hưởng trợ cấp tuất một lần thì các thân nhân phải có biên bản thng nht cử người đại diện nhận trợ cấp.

Chương III

QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Điều 15. Mức đóngvà phương thức đóng của người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quanđại diện Việt Nam ở nước ngoài

1. Người lao động quy định tại Điểm gKhoản 1 Điều 2 của Nghị định này, trong thời gian hưởng chế độ phu nhân hoặcphu quân tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằngtháng vào quỹ hưu trí và tử tuất như sau:

a) Bằng 22% mức tiền lương tháng đóngbảo hiểm xã hội bắt buộc trước đó của người lao động, đối với người lao động đãcó quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;

b) Bằng 22% của 02 lần mức lương cơsở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã thamgia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

2. Phương thức đóng bảo hiểm xã hộiđối với người lao động quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 2 của Nghị định nàyđược thực hiện hằng tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng một lần.

3. Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ,công chức có phu nhân hoặc phu quân có trách nhiệm:

a) Thu tiền đóng bảo hiểm xã hội bắtbuộc của phu nhân hoặc phu quân theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều nàyđể đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất;

b) Thực hiện thủ tục đăng ký tham giabảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều 97 và Khoản 1 Điều 99 của LuậtBảo hiểm xã hội.

Điều 16. Tạm dừngđóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắtbuộc tại Điều 88 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Các trường hợp tạm dừng đóng vàoquỹ hưu trí và tử tuất:

a) Tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ01 tháng trở lên do gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do khủnghoảng, suy thoái kinh tế hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấunền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế;

b) Gặp khó khăn do thiên tai, hỏahoạn, dịch bệnh, mất mùa.

2. Điều kiện tạm dừng đóng vào quỹhưu trí và tử tuất:

Người sử dụng lao động thuộc mộttrong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, được tạm dừng đóng vào quỹhưu trí và tử tuất khi có một trong các điều kiện sau:

a) Không bố trí được việc làm chongười lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phảitạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất,kinh doanh trở lên;

b) Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trịtài sản do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra (không kể giá trị tàisản là đất).

3. Thời gian tạm dừng đóng vào quỹhưu trí và tử tuất:

a) Thời gian tạm dừng đóng vào quỹhưu trí và tử tuất theo tháng và không quá 12 tháng. Trong thời gian tạm dừngđóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, người sử dụng lao động vẫn đóng vào quỹ ốm đauvà thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Người sử dụng lao động và người laođộng đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí và tử tuất hoặc chấm dứt hợp đồng laođộng thực hiện đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng để giải quyết chế độ chongười lao động trong thời gian tạm dừng đóng.

b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quyđịnh tại Điểm a Khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tụcđóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bùkhông phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại Khoản 3 Điều 122 của Luật Bảohiểm xã hội.

4. Cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyếttạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với người lao động và người sửdụng lao động đảm bảo điều kiện quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này. Thờiđiểm tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tính từ tháng người sử dụng laođộng có văn bản đề nghị.

5. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội đốivới người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam đượcthực hiện như sau:

a) Người lao động quy định tại Khoản1 Điều 2 của Nghị định này mà bị tạm giam thì người lao động và người sử dụnglao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội;

b) Sau thời gian tạm giam, nếu đượccơ quan có thẩm quyền xác định bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểmxã hội cho thời gian bị tạm giam.

Trường hợp người lao động là cán bộ,công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, công nhân công an và người làm côngtác khác trong tổ chức cơ yếu thì người lao động và người sử dụng lao động thựchiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội.

Các trường hợp khác thì việc đóng bùthông qua người sử dụng lao động trên cơ sở tiền đóng bảo hiểm xã hội do cơquan có trách nhiệm bồi thường theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thườngcủa Nhà nước đảm bảo;

c) Số tiền đóng bù không phải tínhlãi chậm đóng theo quy định tại Khoản 3 Điều 122 của Luật Bảo hiểm xã hội;

d) Trường hợp cơ quan có thẩm quyềnxác định người lao động là có tội thì không thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xãhội cho thời gian bị tạm giam.

6. Người lao động đi làm việc ở nướcngoài theo hợp đồng quy định tại Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này, khi tạm thờibị mất việc làm được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp làm dịch vụ đưa người laođộng đi làm việc ở nước ngoài xác nhận thì thời gian này được tạm dừng đóng vàoquỹ hưu trí và tử tuất.

Sau thời gian tạm thời mất việc làmnếu người lao động trở lại làm việc thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội theo quyđịnh, không thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị mất việclàm tạm thời.

7. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục xác định số lao độngthuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc, giá trị tài sản bịthiệt hại quy định tại Khoản 2 Điều này.

Điều 17. Tiền lươngtháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hộiđối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sửdụng lao động quyết định tại Khoản 2 Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội được quyđịnh như sau:

1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đếnngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lươngvà phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng laođộng.

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trởđi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và cáckhoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồnglao động.

3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xãhội đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đKhoản 1 Điều 2 của Nghị định này là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừviên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viêndo nhà nước làm chủ sở hữu.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hộiđối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương quy định tại Điểmđ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này là tiền lương do đại hội thành viên quyếtđịnh.

Điều 18. Truy thu,truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Truy thu, truy đóng tiền lương thángđóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Khoản 4 Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội đốivới người lao động, người sử dụng lao động trừ các trường hợp quy định tạiKhoản 3 Điều 122 của Luật Bảo hiểm xã hội được thực hiện như sau:

1. Các trường hợp truy thu, truy đóngtiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sửdụng lao động bao gồm:

a) Điều chỉnh tăng tiền lương thángđã đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;

b) Đóng bù thời gian chưa đóng củangười lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.

2. Số tiền truy thu, truy đóng bảohiểm xã hội được tính như sau:

a) Đối với các trường hợp quy địnhtại Khoản 1 Điều này số tiền truy thu không phải tính lãi chậm đóng.

Trường hợp sau 6 tháng kể từ ngày cóquyết định điều chỉnh tăng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho người laođộng hoặc chấm dứt hợp đồng lao động về nước mới thực hiện truy đóng bảo hiểmxã hội thì số tiền truy thu bảo hiểm xã hội được tính bao gồm số tiền phải đóngbảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiềnphải đóng.

b) Lãi suất truy thu được lấy bằnglãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề của nămtính truy thu.

3. Người sử dụng lao động có tráchnhiệm đóng đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bao gồm cả tiền lãi chậmđóng theo quy định đối với người lao động đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hộihoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc để kịp thời giải quyết chếđộ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Điều 19. Hoạt độngđầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội

1. Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hộiViệt Nam quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các hình thức đầu tưvà cơ cấu đầu tư của quỹ bảo hiểm xã hội trên cơ sở đề nghị của cơ quan bảohiểm xã hội.

2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có tráchnhiệm thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội theoquyết định của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội. Hoạt động đầu tư từ quỹ bảohiểm xã hội phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và thu hồi được vốn đầu tư.

3. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tưtừ quỹ bảo hiểm xã hội được bổ sung vào quỹ bảo hiểm xã hội, trích chi phí quảnlý bảo hiểm xã hội.

Chương IV

QUY ĐỊNH CHUYỂN TIẾP

Điều 20. Quy địnhchuyển tiếp đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấptai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và trợ cấp hằng tháng trước ngày 01 tháng 01năm 2016

1. Người đang hưởng lương hưu, trợcấp mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tiền tuất hằng tháng,trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc, người đãhết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động hiện đang hưởng trợ cấp hằng thángtrước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì vẫn thực hiện theo quy định trước ngày 01tháng 01 năm 2016 và được điều chỉnh mức hưởng theo quy định của Chính phủ.

2. Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điềunày đang bị dừng hưởng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì việcgiải quyết tiếp tục hưởng bảo hiểm xã hội thực hiện theo các quy định trướcngày 01 tháng 01 năm 2016.

Điều 21. Phụ cấpkhu vực đối với người hưởng bảo hiểm xã hội

1. Đối tượng áp dụng

a) Người lao động nghỉ việc đủ điềukiện hưởng lương hưu hoặc bảo hiểm xã hội một lần hoặc chết kể từ ngày 01 tháng01 năm 2016 trở đi, mà trước ngày 01 tháng 01 năm 2007 đã có thời gian đóng bảohiểm xã hội bao gồm phụ cấp khu vực;

b) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mấtsức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng trước ngày01 tháng 01 năm 2016 đang hưởng phụ cấp khu vực tại nơi đăng ký thường trú cóphụ cấp khu vực.

2. Chế độ hưởng

a) Người lao động nghỉ việc đủ điều kiệnhưởng lương hưu hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần kể từ ngày 01 tháng 01 năm2016 trở đi, mà trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấpkhu vực, thì ngoài hưởng lương hưu hoặc bảo hiểm xã hội một lần theo quy địnhcòn được hưởng trợ cấp một lần tương ứng với thời gian và số tiền phụ cấp khuvực đã đóng bảo hiểm xã hội.

Thân nhân của người lao động có thờigian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp khu vực nhưng chưa hưởng lương hưuhoặc bảo hiểm xã hội một lần mà bị chết từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sauthì ngoài trợ cấp tuất theo quy định còn được hưởng trợ cấp một lần tương ứngvới thời gian và số tiền phụ cấp khu vực đã đóng bảo hiểm xã hội.

b) Người đang hưởng lương hưu, trợcấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng thángtrước ngày 01 tháng 01 năm 2016, thường trú tại nơi có phụ cấp khu vực thì đượctiếp tục hưởng phụ cấp khu vực theo mức hiện hưởng (không điều chỉnh theo mứclương cơ sở) cho đến khi có quy định mới của Chính phủ.

Người đang hưởng lương hưu, trợ cấpmất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng trướcngày 01 tháng 01 năm 2016 và hưởng phụ cấp khu vực tại nơi đăng ký thường trúmà từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thay đổi nơi thường trú và nhận lươnghưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằngtháng ở nơi có phụ cấp khu vực thì được hưởng mức phụ cấp khu vực theo mức phụcấp khu vực tại nơi thường trú mới; trường hợp nơi thường trú mới không có phụcấp khu vực thì thôi hưởng phụ cấp khu vực.

Người đang hưởng lương hưu, trợ cấpmất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng trướcngày 01 tháng 01 năm 2016 thường trú tại nơi không có phụ cấp khu vực và khônghưởng phụ cấp khu vực mà từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thay đổi nơithường trú và nhận lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp hằng tháng ở nơi có phụ cấp khu vực thì cũng không đượchưởng phụ cấp khu vực.

3. Cách tính mức trợ cấp một lần:

Đối với trường hợp quy định tại Điểma Khoản 2 Điều này thì mức trợ cấp một lần được tính theo thời gian, tỷ lệ đóngvào quỹ hưu trí và tử tuất, hệ số phụ cấp khu vực và mức tiền lương cơ sở tạithời điểm giải quyết. Hệ số phụ cấp khu vực được xác định như sau:

a) Đối với thời gian đóng bảo hiểm xãhội từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến 31 tháng 12 năm 2006 thì hệ số phụ cấp khuvực tính trợ cấp một lần là hệ số phụ cấp khu vực thực tế đã đóng vào quỹ bảohiểm xã hội;

b) Đối với thời gian công tác trướcngày 01 tháng 01 năm 1995 thì hệ số phụ cấp khu vực được tính theo hệ số phụcấp khu vực của các địa phương, đơn vị theo quy định của pháp luật về phụ cấpkhu vực;

c) Đối với thời gian công tác tại cácchiến trường B, C trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 và chiến trường K trước ngày31 tháng 8 năm 1989 thì được áp dụng mức phụ cấp khu vực hệ số 0,7 để tính trợcấp một lần.

4. Nguồn kinh phí thực hiện chi trảchế độ trợ cấp một lần và phụ cấp khu vực đối với đối tượng quy định tại Khoản1 Điều này như sau:

a) Ngân sách nhà nước chi trả chế độtrợ cấp một lần đối với thời gian công tác ở nơi có phụ cấp khu vực trước ngày01 tháng 01 năm 1995; chế độ phụ cấp khu vực đối với người đang hưởng lươnghưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằngtháng thuộc đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo;

b) Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả chế độtrợ cấp một lần đối với thời gian công tác từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở đicó đóng bảo hiểm xã hội bao gồm cả phụ cấp khu vực; chế độ phụ cấp khu vực đốivới người đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằngtháng thuộc đối tượng do quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo.

Điều 22. Chế độ đốivới người đang hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày trướcngày 01 tháng 01 năm 2016

Người lao động nghỉ việc do mắc bệnhthuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành đang hưởng chế độốm đau trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 và từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 vẫn đanghưởng trợ cấp ốm đau thì được tiếp tục thực hiện chế độ ốm đau theo các quyđịnh trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Điều 23. Tính thờigian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội

1. Người lao động có thời gian làmviệc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà được tính làthời gian công tác liên tục nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặctrợ cấp một lần, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian đó được tính là thời gianđã đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể:

a) Người lao động làm việc trong khuvực nhà nước liên tục công tác đến ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà chưa được giảiquyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, bảo hiểm xã hội một lần thì thờigian làm việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đó được tính là thời gian đã đóngbảo hiểm xã hội;

b) Người lao động có thời gian côngtác gián đoạn hoặc đã nghỉ việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì việc xácđịnh thời gian công tác để tính hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo cácvăn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ quy định tại Điều 3 của Nghị định số 66/CP ngày 30 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ bảo hiểmxã hội đối với lực lượng vũ trang; Điều 3 của Nghị định 43/CP ngày 22 tháng 6năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội; Điều 54 củaĐiều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01năm 1995 của Chính phủ; Điều 49 Điều lệ Bảo hiểm xã hội đối với sỹ quan, quânnhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ Quân đội nhân dân và Công an nhân dânban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ vàKhoản 4 Điều 139 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006.

c) Người đang hưởng trợ cấp bệnhbinh, sau đó có thời gian tham gia công tác và đóng bảo hiểm xã hội thì ngoàichế độ bệnh binh còn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Thời gian tính hưởngbảo hiểm xã hội là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, thời gian công tác tínhhưởng chế độ bệnh binh không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.

2. Quân nhân, công an nhân dân phụcviên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15 tháng 12 năm 1993, sau đó chuyển sanglàm việc có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanhnghiệp thuộc các thành phần kinh tế (bao gồm cả người làm việc tại y tế xã,phường, thị trấn, giáo viên mầm non hoặc người giữ các chức danh ở xã, phường,thị trấn trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đã được tính là thời gian đã đóng bảohiểm xã hội) và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động mà không hưởng chế độtrợ cấp theo quy định dưới đây thì được cộng nối thời gian công tác trong quânđội, công an trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này đểtính hưởng bảo hiểm xã hội:

a) Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày11 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với quân nhân, côngnhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến chống Pháp đã phục viên (giải ngũ,thôi việc) từ ngày 31 tháng 12 năm 1960 trở về trước;

b) Điểm a Khoản 1 Điều 1 của Quyếtđịnh số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ vềchế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiếnchống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước;

c) Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày29 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quânnhân là người dân tộc ít người thuộc Quân khu 7, Quân khu 9, tham gia khángchiến chống Mỹ, về địa phương trước ngày 10 tháng 01 năm 1982;

d) Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quânnhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quânđội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương;

đ) Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết địnhsố 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việcthực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước códưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương;

e) Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩCông an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trongCông an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương;

g) Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đốitượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a,giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

Trường hợp quân nhân, công an nhândân phục viên, xuất ngũ, thôi việc từ ngày 15 tháng 12 năm 1993 đến ngày 31tháng 12 năm 1994 mà chưa giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợcấp xuất ngũ, phục viên, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian tham gia quânđội, công an nhân dân được tính hưởng bảo hiểm xã hội.

3. Người lao động làm việc thuộc khuvực nhà nước, nghỉ chờ việc từ ngày 01 tháng 11 năm 1987 đến trước ngày 01tháng 01 năm 1995 do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức không sắp xếp, bố trí đượcviệc làm, chưa giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội mộtlần, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 1994 vẫn còn có tên trong danh sách lao độngcủa đơn vị thì được tính thời gian công tác trước khi nghỉ chờ việc để tínhhưởng bảo hiểm xã hội.

4. Người lao động thuộc biên chế củacác cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanhnghiệp nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang được cơ quan, đơn vị cử đi công tác,học tập, làm việc có thời hạn đã xuất cảnh hợp pháp ra nước ngoài, đã về nướcnhưng không đúng hạn hoặc về nước đúng thời hạn nhưng đơn vị cũ không bố trí,sắp xếp được việc làm và đối tượng lao động xã hội được cử đi hợp tác lao độngsau khi về nước tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được xemxét, giải quyết như sau:

a) Thời gian làm việc trong nướctrước khi đi công tác, học tập, làm việc ở nước ngoài và thời gian ở nước ngoàitrong thời hạn cho phép trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nếu chưa được giảiquyết chế độ trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp phục viên, xuấtngũ hoặc bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian đó được tính hưởng chế độ hưutrí, tử tuất.

Việc tính thời gian công tác trướcngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tạicác Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Thời gian làm việc từ ngày 01tháng 01 năm 1995 trở đi, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của phápluật bảo hiểm xã hội mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần hoặc trợ cấpphục viên, xuất ngũ thì được tính hưởng bảo hiểm xã hội.

5. Đối tượng là lao động xã hội đượccử đi hợp tác lao động sau khi về nước tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hộibắt buộc thì thời gian công tác tính hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theoquy định tại Khoản 4 Điều này.

Trường hợp học sinh học nghề chuyểnsang hợp tác lao động theo Hiệp định Chính phủ thì thời gian học nghề khôngđược tính là thời gian công tác hưởng bảo hiểm xã hội.

6. Không áp dụng quy định tại Khoản 4và Khoản 5 Điều này đối với các trường hợp vi phạm pháp luật ở nước ngoài bịtrục xuất về nước hoặc bị kỷ luật buộc phải về nước hoặc bị phạt tù giam trướcngày 01 tháng 01 năm 1995.

7. Đối với trường hợp không còn hồ sơgốc thể hiện quá trình công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì cơ quanquản lý người lao động giải trình lý do bị mất, xác nhận về quá trình công tác,diễn biến tiền lương, việc chưa nhận trợ cấp thôi việc, trợ cấp một lần báo cáoBộ, ngành chủ quản ở Trung ương hoặc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương xác nhận và có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hộiđể xem xét, quyết định.

Điều 24. Chế độ đốivới người đang hưởng trợ cấp hằng tháng mà trước đó có thời gian đóng bảo hiểmxã hội chưa được tính hưởng bảo hiểm xã hội

Người lao động có đủ điều kiện hưởngtrợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg và Quyết định số 613/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội (khôngbao gồm thời gian công tác đã được tính hưởng trợ cấp mất sức lao động) đủ điềukiện hưởng lương hưu thì được hưởng một chế độ có mức hưởng cao hơn. Đối vớingười lao động chưa đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởnglương hưu, nếu có nguyện vọng thì được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để đượchưởng lương hưu với mức cao hơn.

Trường hợp người lao động hưởng trợcấp hằng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg và Quyết định số 613/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì thực hiện giải quyết bảo hiểm xã hội một lần đốivới thời gian đóng bảo hiểm xã hội (không bao gồm thời gian công tác đã đượctính hưởng trợ cấp mất sức lao động).

Điều 25. Chế độ đốivới người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí,trợ cấp hằng tháng

1. Người lao động có đủ 15 năm đóngbảo hiểm xã hội trở lên và có quyết định hoặc giấy chứng nhận chờ đủ điều kiệnvề tuổi đời để hưởng lương hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2003 thì được hưởnglương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

2. Cán bộ cấp xã giữ chức danh quyđịnh tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP của Chính phủ đã có quyết định hoặc giấychứng nhận chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng trợ cấp hằng tháng của cơ quanbảo hiểm xã hội thì được hưởng trợ cấp hằng tháng khi nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50tuổi.

Điều 26. Quy địnhchuyển đổi tiền lương bằng ngoại tệ sang đồng Việt Nam để đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động có tiền lương ghitrong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ thì việc đóng bảo hiểm xã hội và ghi sổbảo hiểm xã hội được thực hiện như sau:

1. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xãhội được tính bằng đồng Việt Nam trên cơ sở tiền lương bằng ngoại tệ đượcchuyển đổi bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trườngngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểmngày 02 tháng 01 cho 06 tháng đầu năm và ngày 01 tháng 07 cho 06 tháng cuốinăm. Trường hợp trùng vào ngày nghỉ mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa công bốthì lấy tỷ giá của ngày tiếp theo liền kề do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam côngbố.

2. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xãhội ghi trong sổ bảo hiểm xã hội là tiền lương bằng đồng Việt Nam được tínhtheo quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 27. Quy địnhNhà nước chuyển từ ngân sách một khoản kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội

1. Hằng năm, ngân sách nhà nước cấpđủ, kịp thời cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam khoản kinh phí để thực hiện chínhsách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho các đối tượng hưởng lương hưu,trợ cấp bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, bao gồm:

a) Lương hưu;

b) Trợ cấp mất sức lao động hằngtháng;

c) Trợ cấp công nhân cao su; trợ cấphằng tháng đối với người hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động;

d) Trợ cấp tai nạn lao động, bệnhnghề nghiệp hằng tháng; trợ cấp phục vụ;

đ) Cấp tiền để mua phương tiện trợgiúp, dụng cụ chỉnh hình;

e) Trợ cấp tuất;

g) Trợ cấp mai táng;

h) Đóng bảo hiểm y tế theo chế độ;

i) Phí khám giám định mức suy giảmkhả năng lao động;

k) Phụ cấp khu vực;

l) Chi phí chi trả.

2. Nhà nước chuyển từ ngân sách mộtkhoản kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội để đóng bảo hiểm xã hội cho thời gianlàm việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đối với người quy định tại Điều 23 củaNghị định này.

Điều 28. Quy địnhđối với người lao động đủ điều kiện và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội trướcngày 01 tháng 01 năm 2016

1. Lao động nữ sinh con hoặc ngườilao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi trước ngày 01 tháng 01 năm 2016thì vẫn hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật trước ngày 01 tháng 01 năm2016.

2. Người lao động nữ sinh từ ngày 31tháng 12 năm 1970 trở về trước, nam sinh từ ngày 31 tháng 12 năm 1965 trở vềtrước và có kết luận của Hội đồng giám định y khoa bị suy giảm khả năng laođộng từ 61% trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 mà đề nghị được hưởng lươnghưu kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì chế độ hưu trí được thực hiện theo quyđịnh của pháp luật trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.

3. Người lao động chết trước ngày 01tháng 01 năm 2016 thì chế độ tử tuất thực hiện theo quy định của pháp luậttrước ngày 01 tháng 01 năm 2016.

4. Người lao động đủ điều kiện vàhưởng các chế độ bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì vẫn thựchiện theo quy định của pháp luật trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THIHÀNH

Điều 29. Hiệu lựcthi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hànhtừ ngày 01 tháng 01 năm 2016, trừ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 của Nghịđịnh này thì có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

2. Các văn bản sau đây hết hiệu lựcthi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:

a) Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảohiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;

b) Nghị định số 83/2008/NĐ-CP ngày 31tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảohiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụnglao động quyết định;

c) Nghị định số 122/2008/NĐ-CP ngày04 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ thực hiện chế độ phụ cấp khu vực đối vớingười hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp mất sức lao động và trợcấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;

d) Quyết định số 107/2007/QĐ-TTg ngày13 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tính thời gian để hưởng chếđộ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhânvà công an nhân dân thuộc biên chế các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổchức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang đãxuất cảnh hợp pháp nhưng không về nước đúng hạn.

Điều 30. Trách nhiệmtổ chức thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Bộ trưởng Bộ Tài chính có tráchnhiệm đảm bảo ngân sách để thực hiện chế độ quy định tại Điều 27 của Nghị địnhnày.

3. Hằng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Namcó trách nhiệm công bố mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân củanăm trước liền kề.

4. Hằng năm, Tổng cục Thống kê thuộcBộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm cung cấp kịp thời chỉ số giá tiêu dùngbình quân năm cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấpvà tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng