Mục lục bài viết
- 1. Nghị định số 24/2012/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng
- 2. Thông tư 16/2012/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định 24/2012/NĐ-CP kinh doanh vàng
- 3. Chỉ thị 31/2012/CT-UBND về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP
- 4. Quyết định 2325/QĐ-TĐC của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng về việc ban hành Kế hoạch triển khai khoản 4 Điều 17 Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03/04/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng
- 5. Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh Bình Định theo Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ
- 6. Chỉ thị 24/CT-UBND năm 2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 7. Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP
- 8. Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2012 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 9. Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh Long An theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ
- 10. Chỉ thị 13/2012/CT-UBND về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
1. Nghị định số 24/2012/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng
>> Tải Nghị định số 24/2012/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Từ 25/05/2012, Nhà nước chính thức độc quyền sản xuất vàng miếng - Đây là một trong những nội dung chính quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/04/2012 của Chính Phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Theo đó, Nhà nước sẽ chính thức độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, từ ngày 25/05/2012 và Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng theo quy định của pháp luật.
Cũng theo Nghị định này, Chính phủ nghiêm cấm việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán; mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp và mọi hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép, Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép…
Doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên; có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 02 năm trở lên; có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 03 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên và số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 triệu đồng/năm trở lên trong 02 năm liên tiếp gần nhất.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25/05/2012; thay thế Nghị định số 174/1999/NĐ-CP ngày 09/12/1999 và Nghị định số 64/2003/NĐ-CP ngày 11/06/2003 của Chính phủ.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
-------------------------------------------------------------------------------------------------
CHÍNH PHỦ Số: 24/2012/NĐ-CP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 03 tháng 04 năm 2012 |
NGHỊ ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng,
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hoạt động kinh doanh vàng, bao gồm: Hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng và các hoạt động kinh doanh vàng khác, bao gồm cả hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản và hoạt động phái sinh về vàng.
2. Các quy định của Nghị định này không áp dụng đối với hoạt động khai thác và tinh luyện vàng của doanh nghiệp khai thác vàng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh vàng trên lãnh thổ Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 Kara (tương đương 33,33%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật.
2. Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây được gọi là Ngân hàng Nhà nước) cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.
3. Vàng nguyên liệu là vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng và các loại vàng khác.
4. Hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản là hoạt động kinh doanh vàng qua tài khoản, dưới hình thức giao dịch ký quỹ và giá trị ròng được định giá lại liên tục theo biến động của giá vàng.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý
1. Quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức, cá nhân được công nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật.
2. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định này.
3. Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.
4. Quản lý hoạt động kinh doanh vàng nhằm phát triển ổn định và bền vững thị trường vàng, bảo đảm hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vàng phải tuân thủ các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
7. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
8. Hoạt động phái sinh về vàng của các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo Điều 105 Luật các tổ chức tín dụng.
9. Các hoạt động kinh doanh vàng khác, trừ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng, hoạt động mua, bán vàng nguyên liệu trong nước của doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và các hoạt động quy định tại Khoản 6, 7, 8 Điều này, là hoạt động kinh doanh thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh. Tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện các hoạt động kinh doanh vàng khác sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép và được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép.
Chương 2.
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, GIA CÔNG VÀ MUA, BÁN VÀNG TRANG SỨC, MỸ NGHỆ
Điều 5. Điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
1. Doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
b) Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
2. Ngân hàng Nhà nước quy định thủ tục và hồ sơ Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Điều 6. Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
1. Thực hiện đóng mã ký hiệu và hàm lượng vàng trên sản phẩm, công bố tiêu chuẩn áp dụng, khối lượng của sản phẩm theo quy định pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm đã công bố do doanh nghiệp sản xuất.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm do doanh nghiệp thuê gia công.
3. Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ.
4. Có phương án bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.
5. Bảo đảm duy trì các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này.
6. Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Điều 7. Hoạt động gia công vàng trang sức, mỹ nghệ
Cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp được thực hiện gia công cho doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và phải có đăng ký gia công vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Điều 8. Điều kiện hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ
Doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.
Điều 9. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ
1. Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về khối lượng, hàm lượng vàng, giá mua, giá bán các loại sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm bán ra thị trường.
2. Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.
3. Tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường.
4. Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.
5. Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Chương 3.
HOẠT ĐỘNG MUA, BÁN VÀNG MIẾNG
Điều 10. Quản lý hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng
Hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Điều 11. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng
1. Doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
b) Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
c) Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên.
d) Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).
đ) Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
2. Tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có vốn điều lệ từ 3.000 (ba nghìn) tỷ đồng trở lên.
b) Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng.
c) Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 (năm) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
3. Ngân hàng Nhà nước quy định thủ tục và hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với doanh nghiệp, tổ chức tín dụng.
Điều 12. Trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng
Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt ��ộng kinh doanh mua, bán vàng miếng có trách nhiệm:
1. Chỉ được phép mua, bán các loại vàng miếng quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Nghị định này.
2. Không được phép thực hiện kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm.
3. Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.
4. Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về giá mua và giá bán vàng miếng.
5. Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.
6. Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Chương 4.
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VÀNG
Điều 13. Xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ
1. Việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ được thực hiện theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ để tham gia triển lãm, hội chợ quốc tế thực hiện theo quy định của Chính phủ về hội chợ, triển lãm quốc tế.
Điều 14. Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu
1. Căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ và cung - cầu vàng trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp theo quy định tại các Khoản 3, 4, 5, 6 Điều này và cấp giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp có Giấy phép khai thác vàng theo quy định tại khoản 7 Điều này.
2. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu của Ngân hàng Nhà nước được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ cho doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
4. Doanh nghiệp kinh doanh vàng có hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ với nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm.
5. Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu trong năm kế hoạch cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài căn cứ vào năng lực sản xuất và báo cáo tình hình xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ của năm trước.
6. Doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực khai thác vàng có nhu cầu nhập khẩu vàng do doanh nghiệp khai thác ở nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.
7. Doanh nghiệp có Giấy phép khai thác vàng được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu do doanh nghiệp khai thác được.
8. Việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu dưới dạng bột, dung dịch, vẩy hàn, muối vàng và các loại vàng trang sức dưới dạng bán thành phẩm được thực hiện theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
9. Ngân hàng Nhà nước quy định điều kiện, thủ tục và hồ sơ cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu quy định tại các Khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
Điều 15. Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân
Người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế được mang theo vàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Chương 5.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG
Điều 16. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước
1. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, kế hoạch về phát triển thị trường vàng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định này.
2. Ngân hàng Nhà nước được bổ sung vàng miếng vào Dự trữ ngoại hối Nhà nước.
3. Ngân hàng Nhà nước thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng thông qua các biện pháp sau đây:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
b) Tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng thông qua việc quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất và phương thức thực hiện sản xuất vàng miếng phù hợp trong từng thời kỳ. Chi phí tổ chức sản xuất vàng miếng được hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
c) Thực hiện mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước và tổ chức huy động vàng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Ngân hàng Nhà nước cấp, thu hồi:
a) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
b) Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
c) Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu.
d) Giấy phép mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định.
đ) Giấy phép đối với các hoạt động kinh doanh vàng khác sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
5. Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu và hoạt động kinh doanh vàng khác.
6. Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 17. Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng như sau:
1. Bộ Công Thương có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra, thanh tra hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và việc doanh nghiệp kinh doanh vàng chấp hành, tuân thủ các quy định của pháp luật.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm quy định và hướng dẫn thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng và sao gửi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn để phối hợp thực hiện.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vàng, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế thu nhập đối với hoạt động kinh doanh vàng phù hợp trong từng thời kỳ.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm thực hiện ban hành tiêu chuẩn chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ; kiểm tra, thanh tra và quản lý chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường và kiểm định phương tiện đo lường của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
5. Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc đấu tranh, điều tra, xử lý các vi phạm pháp luật về kinh doanh vàng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vàng tại địa phương theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Điều 18. Phối hợp liên ngành về quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Căn cứ vào yêu cầu thực tế, các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp, chia sẻ thông tin để phục vụ cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh vàng; phối hợp thực hiện kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh vàng theo quy định của pháp luật.
Chương 6.
HÀNH VI VI PHẠM
Điều 19. Hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng
Hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng bao gồm:
1. Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp.
2. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
3. Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
4. Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.
5. Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định này.
6. Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.
7. Vi phạm các quy định khác tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Chương 7.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 20. Chế độ báo cáo
Các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh vàng phải thực hiện báo cáo tình hình hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; tình hình mua, bán vàng miếng; tình hình xuất khẩu, nhập khẩu vàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền.
Điều 21. Điều khoản chuyển tiếp
1. Trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:
a) Các tổ chức đang hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ phải thực hiện đăng ký kinh doanh lại với cơ quan đăng ký kinh doanh và hoàn tất thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
b) Các tổ chức đang hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải thực hiện đăng ký kinh doanh lại với cơ quan đăng ký kinh doanh.
2. Ngân hàng Nhà nước quy định thời hạn, thủ tục chuyển tiếp đối với các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng đang kinh doanh mua, bán vàng miếng.
3. Các giấy phép sản xuất vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước cấp hết hiệu lực từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Điều 22. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 5 năm 2012 và thay thế Nghị định số 174/1999/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và Nghị định số 64/2003/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 174/1999/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 1999.
Điều 23. Trách nhiệm thi hành
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
2. Thông tư 16/2012/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định 24/2012/NĐ-CP kinh doanh vàng
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2012/TT-NHNN | Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2012 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 24/2012/NĐ-CP NGÀY 03 THÁNG 4 NĂM 2012 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng,
MỤC 1. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn về hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (sau đây gọi là Nghị định số 24/2012/NĐ-CP).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với doanh nghiệp, tổ chức tín dụng có hoạt động kinh doanh vàng trên lãnh thổ Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
MỤC 2. ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VÀNG NGUYÊN LIỆU
Điều 3. Điều kiện cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
2. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) cấp.
3. Nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu phù hợp với kế hoạch sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
4. Không vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trong thời hạn 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.
Điều 4. Điều kiện cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm đối với doanh nghiệp có hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ với nước ngoài
1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
2. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ do Ngân hàng Nhà nước cấp.
3. Nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu phù hợp với kế hoạch sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ với nước ngoài.
4. Không vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trong thời hạn 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm.
Điều 5. Điều kiện cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
2. Nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu phù hợp với năng lực sản xuất, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ.
3. Không vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trong thời hạn 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.
Điều 6. Điều kiện cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực khai thác vàng
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký hoạt động khai thác vàng trong Giấy chứng nhận đầu tư.
2. Có tài liệu chứng minh nguồn vàng nguyên liệu dự kiến nhập khẩu là do doanh nghiệp khai thác ở nước ngoài hoặc được phân chia sản phẩm theo thỏa thuận khai thác vàng ở nước ngoài.
3. Vàng nguyên liệu nhập khẩu chỉ được sử dụng để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
4. Không vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trong thời hạn 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.
Điều 7. Điều kiện cấp Giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp có Giấy phép khai thác vàng tại Việt Nam
1. Là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Có Giấy phép khai thác vàng.
3. Có tài liệu chứng minh nguồn vàng nguyên liệu dự kiến xuất khẩu là do doanh nghiệp khai thác ở trong nước.
4. Không vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trong thời hạn 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.
MỤC 3. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT VÀNG TRANG SỨC, MỸ NGHỆ, GIẤY PHÉP KINH DOANH MUA, BÁN VÀNG MIẾNG VÀ GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VÀNG NGUYÊN LIỆU
Điều 8. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ (theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư này).
2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng.
3. Văn bản hoặc tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh; bản kê khai về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Điều 9. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với doanh nghiệp bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng (theo mẫu tại Phụ lục 2 Thông tư này);
b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng;
c) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh;
d) Xác nhận của cơ quan thuế về số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng trong 02 (hai) năm liền kề trước đó.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với tổ chức tín dụng bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng (theo mẫu tại Phụ lục 3 Thông tư này);
b) Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng.
Điều 10. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh vàng trang sức, mỹ nghệ
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu (theo mẫu tại Phụ lục 4 Thông tư này).
2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
4. Báo cáo tình hình nhập khẩu vàng nguyên liệu và sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ của doanh nghiệp trong thời hạn 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm báo cáo, kèm tờ khai Hải quan nhập khẩu vàng và phiếu trừ lùi có xác nhận của Hải quan (theo mẫu tại Phụ lục 6 Thông tư này).
5. Bản kế hoạch sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp.
Điều 11. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm đối với doanh nghiệp có hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ với nước ngoài
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm (theo mẫu tại Phụ lục 4 Thông tư này).
2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
4. Hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ với nước ngoài.
5. Báo cáo tình hình nhập khẩu vàng nguyên liệu, sản xuất và xuất khẩu vàng trang sức mỹ nghệ của doanh nghiệp trong thời hạn 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm báo cáo, kèm tờ khai Hải quan tạm nhập - tái xuất vàng và phiếu trừ lùi có xác nhận của Hải quan (theo mẫu tại Phụ lục 7 Thông tư này).
6. Bản kế hoạch sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp.
Điều 12. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
Chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 của năm trước năm kế hoạch hoặc khi cần bổ sung khối lượng nhập khẩu vàng nguyên liệu theo kế hoạch, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu (theo mẫu tại Phụ lục 5 Thông tư này);
2. Giấy chứng nhận đầu tư;
3. Báo cáo tình hình thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm vàng tại thị trường Việt Nam trong thời hạn 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm báo cáo, kèm tờ khai Hải quan xuất khẩu, nhập khẩu và phiếu trừ lùi có xác nhận của Hải quan (theo mẫu tại Phụ lục 8 Thông tư này);
4. Bản kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; văn bản, tài liệu chứng minh năng lực sản xuất của doanh nghiệp;
5. Hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ với nước ngoài.
Điều 13. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực khai thác vàng
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu (theo mẫu tại Phụ lục 4 Thông tư này).
2. Giấy chứng nhận đầu tư.
3. Tài liệu chứng minh nguồn vàng nguyên liệu dự kiến nhập khẩu là do doanh nghiệp khai thác ở nước ngoài hoặc được phân chia sản phẩm theo thỏa thuận khai thác vàng ở nước ngoài.
4. Văn bản, tài liệu chứng minh việc sử dụng nguồn vàng nguyên liệu nhập khẩu phù hợp với quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư này.
5. Báo cáo tình hình khai thác và nhập khẩu vàng nguyên liệu của doanh nghiệp trong thời hạn 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm báo cáo, kèm tờ khai Hải quan nhập khẩu vàng và phiếu trừ lùi có xác nhận của Hải quan (theo mẫu tại Phụ lục 9 Thông tư này).
Điều 14. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp có Giấy phép khai thác vàng
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu (theo mẫu tại Phụ lục 4 Thông tư này).
2. Giấy chứng nhận đầu tư.
3. Tài liệu chứng minh nguồn vàng nguyên liệu dự kiến nhập khẩu là do doanh nghiệp khai thác.
4. Báo cáo tình hình khai thác và xuất khẩu vàng nguyên liệu của doanh nghiệp trong thời hạn 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm báo cáo, kèm tờ khai Hải quan xuất khẩu vàng và phiếu trừ lùi có xác nhận của Hải quan (theo mẫu tại Phụ lục 9 Thông tư này).
MỤC 4. THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH MUA, BÁN VÀNG MIẾNG; GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VÀNG NGUYÊN LIỆU VÀ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT VÀNG TRANG SỨC, MỸ NGHỆ
Điều 15. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng; Giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu; Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực khai thác vàng
1. Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng có nhu cầu kinh doanh mua, bán vàng miếng; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực khai thác vàng có nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu do doanh nghiệp khai thác ở nước ngoài và doanh nghiệp có Giấy phép khai thác vàng có nhu cầu xuất khẩu vàng nguyên liệu do doanh nghiệp khai thác nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ quy định tại Điều 9, Điều 12, Điều 13 và Điều 14 Thông tư này đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý Ngoại hối) để được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu.
2. Căn cứ các quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP và Thông tư này, Vụ Quản lý Ngoại hối trình Thống đốc xem xét, quyết định việc cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
3. Căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ, cung - cầu vàng trong từng thời kỳ và các quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP và Thông tư này, Vụ Quản lý Ngoại hối trình Thống đốc xem xét, quyết định cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu.
4. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cấp hoặc từ chối cấp (ghi rõ lý do) Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng; Giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu hoặc Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu (theo mẫu tại Phụ lục 13, 14 hoặc 15 Thông tư này). Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng là bộ phận không tách rời của Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng.
Điều 16. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm
1. Doanh nghiệp có nhu cầu sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu để gia công vàng trang sức, mỹ nghệ cho nước ngoài nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ quy định tại Điều 8 và Điều 11 Thông tư này đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố) để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm.
2. Căn cứ các quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP và Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố xem xét, quyết định việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm.
3. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố cấp hoặc từ chối cấp (ghi rõ lý do) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm (theo mẫu tại Phụ lục 16 và 17 Thông tư này).
Điều 17. Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
1. Doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 02 (hai) bộ hồ sơ quy định tại Điều 10 Thông tư này đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố để được cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.
2. Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố gửi hồ sơ đề nghị xem xét việc cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý Ngoại hối). Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có ý kiến về việc doanh nghiệp có đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện quy định tại Điều 3 Thông tư này;
b) Hồ sơ đề nghị cấp phép của doanh nghiệp.
3. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi văn bản thông báo việc chấp thuận hoặc từ chối cấp phép đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.
4. Trong thời hạn 3 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản thông báo của Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố cấp hoặc từ chối cấp (ghi rõ lý do) Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ (theo mẫu tại Phụ lục 15 Thông tư này).
Điều 18. Nguyên tắc lập hồ sơ
1. Các văn bản, tài liệu trong hồ sơ quy định tại Mục 3 Thông tư này phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các văn bản, tài liệu trong hồ sơ.
MỤC 5. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ TRÁCH NHIỆM THANH TRA, GIÁM SÁT
Điều 19. Trách nhiệm báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố
1. Định kỳ hàng tháng, năm, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tổng hợp báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (qua Vụ Quản lý Ngoại hối) tình hình quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn (theo mẫu tại Phụ lục 12 Thông tư này). Thời hạn nộp báo cáo chậm nhất là ngày 05 (năm) của tháng tiếp theo đối với báo cáo tháng; ngày 15 (mười lăm) tháng 1 (một) của năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
2. Khi cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm cho doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố gửi 01 (một) bản sao đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý Ngoại hối).
Điều 20. Trách nhiệm báo cáo của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh vàng
1. Định kỳ hàng tháng, năm, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng thực hiện báo cáo tình hình kinh doanh mua, bán vàng miếng cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý Ngoại hối) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố (theo mẫu tại Phụ lục 10 Thông tư này). Thời hạn nộp báo cáo chậm nhất là ngày 05 (năm) của tháng tiếp theo đối với báo cáo tháng và ngày 15 (mười lăm) tháng 1 (một) của năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
2. Định kỳ hàng quý, năm, doanh nghiệp kinh doanh vàng thực hiện báo cáo tình hình kinh doanh vàng cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố theo quy định sau:
a) Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ thực hiện báo cáo tình hình sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ (theo mẫu Phụ lục 11 Thông tư này);
b) Doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu thực hiện báo cáo tình hình nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ (theo mẫu tại Phụ lục 6 Thông tư này);
c) Doanh nghiệp kinh doanh vàng có hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ cho nước ngoài được cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm thực hiện báo cáo tình hình nhập khẩu vàng nguyên liệu, sản xuất và xuất khẩu vàng trang sức mỹ nghệ (theo mẫu tại Phụ lục 7 Thông tư này).
d) Doanh nghiệp kinh doanh vàng có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu thực hiện báo cáo tình hình xuất khẩu, nhập khẩu vàng và tiêu thụ sản phẩm vàng tại Việt Nam (theo mẫu tại Phụ lục 8 Thông tư này).
3. Thời hạn nộp báo cáo theo quy định tại Khoản 2 Điều này chậm nhất là ngày 15 (mười lăm) của tháng đầu tiên quý tiếp theo đối với báo cáo quý và ngày 15 (mười lăm) tháng 1 (một) của năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
4. Định kỳ hàng năm, chậm nhất vào ngày 15 (mười lăm) tháng 1 (một), doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực khai thác vàng và doanh nghiệp có Giấy phép khai thác vàng được cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu vàng nguyên liệu thực hiện báo cáo tình hình nhập khẩu, xuất khẩu vàng nguyên liệu cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý Ngoại hối) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố (theo mẫu tại Phụ lục 9 Thông tư này).
5. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi có thay đổi về mạng lưới chi nhánh, địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý Ngoại hối) và kèm theo bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh (đã được cấp lại, cấp mới hoặc sửa đổi, bổ sung).
Điều 21. Trách nhiệm thanh tra, giám sát
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có trách nhiệm thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các hoạt động kinh doanh vàng quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP Thông tư này và các quy định pháp luật có liên quan.
MỤC 6. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 22. Điều khoản chuyển tiếp
1. Trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đang kinh doanh mua, bán vàng miếng được tiếp tục kinh doanh mua, bán vàng miếng và phải hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh lại với cơ quan đăng ký kinh doanh và hoàn tất thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan của pháp luật.
2. Sau thời hạn chuyển tiếp quy định tại Khoản 1 Điều này, các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đang kinh doanh mua, bán vàng miếng không có Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước cấp không được phép thực hiện kinh doanh mua, bán vàng miếng.
3. Sau thời hạn chuyển tiếp quy định tại Điều 21 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, các doanh nghiệp đang sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không được phép thực hiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Điều 23. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 7 năm 2012.
2. Bãi bỏ Thông tư số 10/2003/TT-NHNN ngày 16/9/2003 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định số 174/1999/NĐ-CP ngày 09/12/1999 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và Nghị định số 64/2003/NĐ-CP ngày 11/6/2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 174/1999/NĐ-CP; bãi bỏ Quyết định số 1703/2004/QĐ-NHNN ngày 28/12/2004 sửa đổi bổ sung Thông tư số 10/2003/TT-NHNN .
3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh vàng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận: | KT. THỐNG ĐỐC |
PHỤ LỤC 1
TÊN DOANH NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
, ngày …… tháng …… năm …… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT VÀNG TRANG SỨC, MỸ NGHỆ
Kính gửi: NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH/THÀNH PHỐ…
1. Tên doanh nghiệp:
2. Trụ sở chính:
3. Địa điểm sản xuất: (ghi rõ số nhà, phường, thị trấn, quận, thị xã, thành phố, tỉnh)
4. Điện thoại: Fax:
5. Họ và tên Người đại diện có thẩm quyền:
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:
7. Vốn điều lệ:
Căn cứ các điều kiện quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và hướng dẫn tại Thông tư số … ngày … của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tỉnh/thành phố …… xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ cho (tên doanh nghiệp).
Chúng tôi xin cam đoan:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các tài liệu, hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh;
- Tuân thủ các quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, các quy định về quản lý ngoại hối và các quy định pháp luật có liên quan.
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA DOANH NGHIỆP |
Hồ sơ gửi kèm: (Doanh nghiệp liệt kê các tài liệu gửi kèm).
PHỤ LỤC 2
TÊN DOANH NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
, ngày …… tháng …… năm …… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉPKINH DOANH MUA, BÁN VÀNG MIẾNG
Kính gửi: NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
(VỤ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI)
1. Tên doanh nghiệp:
2. Trụ sở chính:
3. Điện thoại: Fax:
4. Họ và tên Người đại diện có thẩm quyền:
5. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:
6. Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh số:
7. Vốn điều lệ:
8. Thời gian hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng:
9. Số lượng chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam:
Căn cứ các điều kiện quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và hướng dẫn tại Thông tư số … ngày … của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng cho (tên doanh nghiệp).
Chúng tôi xin cam đoan:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các tài liệu, hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh;
- Tuân thủ các quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, các quy định về quản lý ngoại hối và các quy định pháp luật có liên quan.
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA DOANH NGHIỆP |
Hồ sơ gửi kèm: (Doanh nghiệp liệt kê các tài liệu gửi kèm).
PHỤ LỤC 3
TÊN TỔ CHỨC TÍN DỤNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
, ngày …… tháng …… năm …… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH MUA, BÁN VÀNG MIẾNG
Kính gửi: NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
(VỤ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI)
1. Tên tổ chức tín dụng:
2. Trụ sở chính:
3. Điện thoại: Fax:
4. Họ và tên Người đại diện có thẩm quyền:
5. Giấy phép thành lập và hoạt động tổ chức tín dụng:
6. Vốn điều lệ:
7. Số lượng chi nhánh tại Việt Nam:
Căn cứ các điều kiện quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và hướng dẫn tại Thông tư số … ngày … của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng cho (tên tổ chức tín dụng).
Chúng tôi xin cam đoan:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các tài liệu, hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh;
- Tuân thủ các quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, các quy định về quản lý ngoại hối và các quy định pháp luật có liên quan.
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG |
Hồ sơ gửi kèm: (Tổ chức tín dụng liệt kê các tài liệu gửi kèm).
PHỤ LỤC 4
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
, ngày …… tháng …… năm …… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU/ NHẬP KHẨU VÀNG NGUYÊN LIỆU/ GIẤY PHÉP TẠM NHẬP VÀNG NGUYÊN LIỆU ĐỂ TÁI XUẤT SẢN PHẨM
Kính gửi: NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (VỤ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI)
(Đối với doanh nghiệp có nhu cầu tạm nhập vàng nguyên liệu để gia công tái xuất sản phẩm cho nước ngoài gửi: NHNN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH, THÀNH PHỐ…)
1. Tên tổ chức:
2. Trụ sở chính:
3. Điện thoại: Fax:
4. Họ và tên Người đại diện có thẩm quyền:
5. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:
6. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ (đối với doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và doanh nghiệp có nhu cầu tạm nhập vàng nguyên liệu để gia công tái xuất sản phẩm cho nước ngoài);
7. Giấy phép khai thác vàng (đối với doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu vàng nguyên liệu do doanh nghiệp khai thác):
Căn cứ các điều kiện quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và hướng dẫn tại Thông tư số … ngày … của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam/Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố xem xét cấp Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu vàng cho (tên tổ chức), với nội dung như sau:
1. Khối lượng vàng xin nhập khẩu/xuất khẩu (tính theo Kg):
2. Loại vàng xin nhập khẩu/xuất khẩu (tính theo Kara):
3. Mục đích nhập khẩu/xuất khẩu:
4. Cửa khẩu nhập khẩu/xuất khẩu:
5. Thời gian dự định nhập khẩu/xuất khẩu:
Chúng tôi xin cam đoan:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các tài liệu, hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh;
- Tuân thủ các quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, các quy định về quản lý ngoại hối và các quy định pháp luật có liên quan.
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA TỔ CHỨC |
Hồ sơ gửi kèm: (Doanh nghiệp liệt kê các tài liệu gửi kèm).
PHỤ LỤC 5
TÊN DOANH NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
, ngày …… tháng …… năm …… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP NHẬP KHẨU VÀNG NGUYÊN LIỆU
(Áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)
Kính gửi: NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
(VỤ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI)
1. Tên doanh nghiệp:
2. Trụ sở chính: (ghi rõ số nhà, phường, thị trấn, quận, thị xã, thành phố, tỉnh)
3. Điện thoại: …………………… Fax: …………………
4. Họ và tên Người đại diện có thẩm quyền:
5. Giấy chứng nhận đầu tư số: … ngày cấp…
6. Hình thức đầu tư: (100% vốn nước ngoài/liên doanh…)
7. Tổng vốn đầu tư (theo Giấy chứng nhận đầu tư):
Trong đó: - Vốn pháp định:
- Vốn vay:
8. Tỷ lệ xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm tại Việt Nam (theo Giấy chứng nhận đầu tư):
9. Số lượng cán bộ, công nhân:
10. Thời gian bắt đầu đi vào hoạt động:
Căn cứ các điều kiện quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và hướng dẫn tại Thông tư số … ngày … của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng nguyên liệu cho … (tên doanh nghiệp) trong năm … với nội dung cụ thể như sau:
STT | Diễn giải | Chất lượng | Khối lượng | Giá trị ước tính (USD) |
1 | ||||
2 | ||||
… | ||||
Tổng | ... | ... |
Chúng tôi xin cam đoan:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các tài liệu, hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh;
- Tuân thủ các quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, các quy định về quản lý ngoại hối và các quy định pháp luật có liên quan.
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA DOANH NGHIỆP |
Hồ sơ gửi kèm: (Doanh nghiệp liệt kê các tài liệu gửi kèm).
PHỤ LỤC 6
TÊN DOANH NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
......., ngày tháng năm ……. |
Kính gửi: | - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý Ngoại hối) |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHẬP KHẨU VÀNG NGUYÊN LIỆU ĐỀ SẢN XUẤT VÀNG TRANG SỨC, MỸ NGHỆ
(Áp dụng cho doanh nghiệp nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ)
Báo cáo từ ... đến ...
Hạn ngạch (Kg) | Tồn đầu kỳ | Nhập khẩu | Sản xuất | Tồn cuối kỳ | ||||
Khối lượng (Kg) | Giá trị | Khối lượng (Kg) | Giá trị | Khối lượng (Kg) | Giá trị | Khối lượng (Kg) | Giá trị | |
Tổng |
Người lập biểu(Ký, họ tên, số điện thoại liên hệ) | Đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp |
Hồ sơ gửi kèm:
- Tờ khai hải quan;
- Phiếu trừ lùi có xác nhận của Hải quan.
PHỤ LỤC 7
TÊN DOANH NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
......., ngày tháng năm ……. |
Kính gửi: | - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý Ngoại hối) |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHẬP KHẨU VÀNG NGUYÊN LIỆU, SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU VÀNG TRANG SỨC, MỸ NGHỆ
(Áp dụng cho doanh nghiệp kinh doanh vàng có hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ với nước ngoài)
Báo cáo từ ... đến ...
Hạn ngạch (Kg) | Tồn đầu kỳ | Nhập khẩu | Sản xuất | Xuất khẩu | Tồn cuối kỳ | |||||
Khối lượng (Kg) | Giá trị (USD) | Khối lượng (Kg) | Giá trị (USD) | Khối lượng (Kg) | Giá trị (VND) | Khối lượng (Kg) | Giá trị (VND) | Khối lượng (Kg) | Giá trị (USD) | |
Tổng |
Người lập biểu(Ký, họ tên, số điện thoại liên hệ) | Đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp |
Hồ sơ gửi kèm:
- Tờ khai hải quan;
- Phiếu trừ lùi có xác nhận của Hải quan.
PHỤ LỤC 8
TÊN DOANH NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
......., ngày ... tháng ... năm ... |
Kính gửi: | - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý Ngoại hối); |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VÀNG VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀNG TẠI VIỆT NAM
(Áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)
Báo cáo từ ... đến ...
Loại vàng | Hạn ngạch (kg) | Tồn đầu kỳ | Nhập khẩu | Mua trong nước | Xuất khẩu | Bán trong nước | Tồn cuối kỳ | ||||||
Khối lượng (kg) | Giá trị (VNĐ) | Khối lượng (kg) | Giá trị (USD) | Khối lượng (kg) | Giá trị (VNĐ) | Khối lượng (kg) | Giá trị (USD) | Khối lượng (kg) | Giá trị (VNĐ) | Khối lượng (kg) | Giá trị (VNĐ) | ||
Tổng |
Người lập biểu(Ký, họ tên, điện thoại liên hệ) | Đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp |
Hồ sơ gửi kèm:
- Tờ khai Hải quan;
- Phiếu trừ lùi có xác nhận của Hải quan.
PHỤ LỤC 9
TÊN DOANH NGHIỆP Điện thoại: … Fax: … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
…, ngày … tháng … năm … |
Kính gửi: | - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý Ngoại hối) |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ NHẬP KHẨU/XUẤT KHẨU VÀNG NGUYÊN LIỆU
(Áp dụng cho doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực khai thác vàng và doanh nghiệp có giấy phép khai thác vàng)
Báo cáo từ ... đến ...
(theo Giấy phép số … ngày … của Ngân hàng Nhà nước)
Loại vàng (%) | Sản lượng khai thác (Kg) | Hạn ngạch được cấp (Kg) | Đã thực hiện (kg) | Lũy kế từ đầu năm (kg) | Còn lại (kg) |
Tổng | … | … | … |
Người lập biểu(Ký, họ tên, điện thoại liên hệ) | Đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp |
Hồ sơ gửi kèm:
- Tờ khai Hải quan;
- Phiếu trừ lùi có xác nhận của Hải quan.
PHỤ LỤC 10
TÊN TỔ CHỨC Điện thoại: … Fax: … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
…, ngày … tháng … năm … |
Kính gửi: | - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý Ngoại hối) |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH DOANH, MUA BÁN VÀNG MIẾNG
(Áp dụng cho doanh nghiệp, tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng)
Báo cáo từ ... đến ...
Ngày/tháng/năm | Doanh số mua | Doanh số bán | ||
Khối lượng (lượng) | Giá trị (VND) | Khối lượng (lượng) | Giá trị (VND) | |
Tổng |
Người lập biểu(Ký, họ tên, điện thoại liên hệ) | Đại diện có thẩm quyền của tổ chức |
PHỤ LỤC 11
TÊN DOANH NGHIỆPĐiện thoại: … Fax: … Số: … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
…, ngày … tháng … năm … |
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố …
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀNG TRANG SỨC, MỸ NGHỆ
(Áp dụng cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ theo Giấy phép của Chi nhánh NHNN)
Báo cáo từ ... đến ...
Loại vàng(phân loại theo hàm lượng %) | Khối lượng sản xuất(Kilogam) | Trị giá(triệu đồng) | Lũy kế từ đầu kỳ(Kilogam) | Thay đổi so kỳ trước(%) | Dự kiến kỳ tiếp theo(Kilogam) |
Tổng | … | … |
Người lập biểu(Ký, họ tên, điện thoại liên hệ) | Đại diện có thẩm quyền của tổ chức |
Hồ sơ gửi kèm:
- Tờ khai Hải quan;
- Phiếu trừ lùi có xác nhận của Hải quan.
PHỤ LỤC 12
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: … | …, ngày … tháng … năm … |
Kính gửi: | - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý Ngoại hối) |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG
Báo cáo từ ... đến ...
1. Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của các doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép của NHNN Chi nhánh trên địa bàn
1.1. Số lượng doanh nghiệp:
1.2. Số liệu báo cáo tổng hợp:
Loại vàng(hàm lượng % vàng) | Khối lượng sản xuất(Kg) | Trị giá(triệu đồng) | Lũy kế từ đầu năm(Kg) | Thay đổi so kỳ trước(%) | Dự kiến kỳ tiếp theo(Kg) |
Tổng | … | … |
1.3. Vướng mắc, kiến nghị:
2. Hoạt động nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của các doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép của NHNN Chi nhánh trên địa bàn
2.1. Số lượng doanh nghiệp:
2.2. Số liệu báo cáo tổng hợp:
Loại vàng | Hạn ngạch (kg) | Tồn đầu năm | Nhập khẩu | Sản xuất | Tồn cuối năm | ||||
Khối lượng (Kg) | Giá trị (USD) | Khối lượng (Kg) | Giá trị (USD) | Khối lượng (Kg) | Giá trị (VND) | Khối lượng (Kg) | Giá trị (USD) | ||
Tổng |
2.3. Vướng mắc, kiến nghị:
3. Hoạt động nhập khẩu vàng nguyên liệu của doanh nghiệp kinh doanh vàng có hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ với nước ngoài trên địa bàn
3.1. Số lượng doanh nghiệp:
3.2. Số liệu báo cáo tổng hợp:
Loại vàng | Hạn ngạch | Tồn đầu kỳ | Thực nhập | Thực xuất | Tồn cuối kỳ | ||||
Khối lượng | Giá trị | Khối lượng | Giá trị | Khối lượng | Giá trị | Khối lượng | Giá trị | ||
Tổng |
3.3. Vướng mắc, kiến nghị:
4. Tình hình chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Người lập biểu(Ký, họ tên, điện thoại liên hệ) | Đại diện có thẩm quyền |
PHỤ LỤC 13
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /GP-NHNN | Hà Nội, ngày … tháng … năm … |
GIẤY PHÉP
KINH DOANH MUA, BÁN VÀNG MIẾNG
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Căn cứ Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về Quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Căn cứ Thông tư số /2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Xét đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng và hồ sơ kèm theo;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép:
1. Tên tổ chức tín dụng / doanh nghiệp:
2. Địa chỉ trụ sở chính:
3. Vốn điều lệ:
hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Điều 2. Trong quá trình hoạt động, Tổ chức tín dụng/ Doanh nghiệp… phải tuân thủ quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Thông tư số …… ngày …….. của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 3. Giấy phép này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | THỐNG ĐỐC |
PHỤ LỤC 14
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /GP-NHNN | Hà Nội, ngày … tháng … năm … |
GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU VÀNG NGUYÊN LIỆU
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Căn cứ Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Căn cứ Thông tư số ….. hướng dẫn Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Xét đơn đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu và hồ sơ kèm theo của Công ty ….;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Cho phép doanh nghiệp … được xuất khẩu vàng nguyên liệu do Công ty khai thác trong nước với khối lượng …Kg (Bằng chữ) qua cửa khẩu ………., cụ thể như sau:
Loại vàng (K) | Khối lượng (Kg) |
24K | |
18K | |
…. | .... |
Tổng |
2. Doanh nghiệp … tự chịu trách nhiệm về nguồn gốc vàng nguyên liệu xuất khẩu là do Công ty …. đã khai thác trong nước.
3. Yêu cầu Công ty chấp hành nghiêm túc các quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày …/2012 của Chính phủ về Quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Thông tư số…/2012/TT-NHNN ngày …/2012 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
4. Giấy phép này có giá trị đến hết ngày ………..
Nơi nhận: | THỐNG ĐỐC |
PHỤ LỤC 15
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /GP-NHNN | Hà Nội, ngày … tháng … năm … |
GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU VÀNG NGUYÊN LIỆU
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Căn cứ Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Căn cứ Thông tư số ….. hướng dẫn Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Xét đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu và hồ sơ kèm theo của Công ty ….;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Cho phép doanh nghiệp … được nhập khẩu vàng nguyên liệu với khối lượng …Kg (Bằng chữ) qua cửa khẩu ………. để sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ, cụ thể như sau:
Loại vàng (K) | Khối lượng (Kg) |
24K | |
18K | |
... | ... |
Tổng |
2. Yêu cầu doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc các quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày …/2012 của Chính phủ về Quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Thông tư số…/2012/TT-NHNN ngày …/2012 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP và các quy định pháp luật khác có liên quan.
3. Giấy phép này có giá trị đến ………..
Nơi nhận: | THỐNG ĐỐC |
PHỤ LỤC 16
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ......../........ | Hà Nội, ngày tháng năm |
GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT VÀNG TRANG SỨC MỸ NGHỆ
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CHI NHÁNH ……
Căn cứ Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Căn cứ Thông tư số ….. hướng dẫn Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Xét đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và hồ sơ kèm theo của Công ty ….,
CHỨNG NHẬN:
Điều 1. Chứng nhận:
1. Tên doanh nghiệp:
2. Địa chỉ trụ sở chính:
3. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:
đủ điều kiện và được phép hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Điều 2. Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp phải chấp hành nghiêm túc các quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Thông tư hướng dẫn số …/2012/TT-NHNN ngày …/2012 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn Nghị định số 24/2012/NĐ-CP và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 3. Giấy chứng nhận này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC |
PHỤ LỤC 17
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……./…… | Hà Nội, ngày … tháng … năm … |
GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU VÀNG NGUYÊN LIỆU ĐỂ TÁI XUẤT SẢN PHẨM
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH...
Căn cứ Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về Quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Căn cứ Thông tư số ….. hướng dẫn Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Xét đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm và hồ sơ kèm theo của Công ty ….,
QUYẾT ĐỊNH
1. Cho phép doanh nghiệp … được nhập khẩu vàng nguyên liệu với khối lượng …Kg (Bằng chữ) qua cửa khẩu ………. trong năm …… để tái xuất sản phẩm, cụ thể như sau:
Loại vàng (K) | Khối lượng (Kg) |
24K | |
18K | |
…. | .... |
Tổng |
2. Yêu cầu doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc các quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày …/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Thông tư số…/2012/TT-NHNN ngày …/2012 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
3. Giấy phép này có giá trị đến hết ngày ………..
Nơi nhận: | THỐNG ĐỐC |
3. Chỉ thị 31/2012/CT-UBND về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2012/CT-UBND | Ninh Thuận, ngày 19 tháng 10 năm 2012 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC QUẢN LÝHOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 24/2012/NĐ-CP NGÀY 03 THÁNG 4 NĂM 2012 CỦA CHÍNH PHỦ
Thực hiện Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Thông tưsố 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vềviệc hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ; nhằm thực hiện tốtcông tác quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh, Ủyban nhân dân tỉnh Ninh Thuận yêu cầu:
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Ninh Thuận cótrách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện tốt Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Thông tưsố 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việchướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP trong đó tập trung thựchiện tốt một số nhiệm vụ sau:
a) Hướng dẫn các doanh nghiệp về thủ tục khi cónhu cầu đề nghị cấp:
- Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
- Giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu.
- Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu (đối vớidoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoàitrong lĩnh vực khai thác vàng);
b) Cấp, thu hồi:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàngtrang sức, mỹ nghệ.
- Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để táixuất sản phẩm cho doanh nghiệp.
- Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sảnxuất vàng trang sức, mỹ nghệ;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tin,truyền thông và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền, phổbiến các quy định về hoạt động kinh doanh vàng cho các tổ chức, cá nhân và nhândân trên địa bàn biết, đặc biệt là các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanhvàng để thực hiện đăng ký lại và tổ chức sản xuất, kinh doanh đúng theo quyđịnh;
d) Thực hiện nhiệm vụ khác có liên quan đến quảnlý kinh doanh vàng theo quy định của pháp luật.
2. Các sở, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, thực hiệncấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các doanh nghiệp có nhu cầu kinhdoanh vàng trên địa bàn và sao gửi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấpcho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Ninh Thuận để phối hợp thực hiện;
b) Sở Công Thương trong phạm vi chức năng vàquyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiệnchức năng quản lý, kiểm tra, thanh tra hoạt động sản xuất, gia công, kinh doanhmua bán vàng trang sức, mỹ nghệ và việc doanh nghiệp kinh doanh vàng chấp hành,tuân thủ các quy định của pháp luật;
c) Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợpvới các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra và quản lý chất lượng đối vớivàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường và kiểm định phương tiện đolường của các doanh nghiệp kinh doanh vàng theo quy định; chỉ đạo Chi cục Tiêuchuẩn Đo lường Chất lượng thẩm tra tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụngcho doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ;
d) Công an tỉnh có trách nhiệm phối hợp với cáccơ quan liên quan trong việc đấu tranh, điều tra, xử lý các vi phạm pháp luậtvề kinh doanh vàng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình theoquy định của pháp luật;
e) Các sở, ban, ngành khác tùy theo chức năng,nhiệm vụ của đơn vị, có trách nhiệm phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánhtỉnh Ninh Thuận và các cơ quan tại điểm 2 Chỉ thị này triển khai thực hiện cácnội dung được quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và các văn bản hướng dẫn cóliên quan.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trongphạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt độngkinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và các quy địnhpháp luật khác có liên quan.
4. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanhvàng trên địa bàn tỉnh:
a) Trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày 10tháng 7 năm 2012, các tổ chức, cá nhân đang kinh doanh mua, bán vàng miếng trênđịa bàn muốn được tiếp tục kinh doanh mua, bán vàng miếng phải hoàn tất thủ tụcđăng ký kinh doanh lại với cơ quan đăng ký kinh doanh; thủ tục đề nghị cấp giấyphép kinh doanh mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quyđịnh tại Điều 15 Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Ngânhàng Nhà nước Việt Nam và các quy định pháp luật khác có liên quan. Sau ngày 10tháng 01 năm 2013, các tổ chức, cá nhân đang kinh doanh mua, bán vàng miếngtrên địa bàn không có giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng do Ngân hàng Nhànước Việt Nam cấp sẽ không được phép thực hiện kinh doanh mua, bán vàng miếng;
b) Trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày25 tháng 5 năm 2012, các tổ chức, cá nhân đang sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệtrên địa bàn được tiếp tục sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và phải hoàn tấtthủ tục đăng ký kinh doanh lại với cơ quan đăng ký kinh doanh; thủ tục đề nghịcấp giấy phép sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ với Ngân hàng Nhà nước chi nhánhtỉnh Ninh Thuận theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25tháng 5 năm 2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy định pháp luật kháccó liên quan. Sau ngày 25 tháng 5 năm 2013, các tổ chức, cá nhân đang sản xuấtvàng trang sức, mỹ nghệ trên địa bàn không có giấy phép sản xuất vàng trangsức, mỹ nghệ do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Ninh Thuận cấp sẽ không đượcphép thực hiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ;
c) Trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày25 tháng 5 năm 2012, các tổ chức, cá nhân đang kinh doanh mua, bán vàng trangsức, mỹ nghệ trên địa bàn được tiếp tục kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹnghệ và phải hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh lại với cơ quan đăng ký kinhdoanh. Sau ngày 25 tháng 5 năm 2013, các tổ chức, cá nhân đang kinh doanh mua,bán vàng trang sức, mỹ nghệ trên địa bàn không thực hiện đăng ký kinh doanh lạivới Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ không được phép thực hiện kinh doanh mua, bán vàngtrang sức, mỹ nghệ.
Các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vàngtrên địa bàn có trách nhiệm chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về quảnlý kinh doanh vàng. Mọi trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo Nghị định số 95/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một sốđiều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ vềxử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng và cácquy định pháp luật khác có liên quan.
2. Tổ chức thực hiện:
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười)ngày kể từ ngày ký ban hành.
Yêu cầu Giám đốc các sở, ban, ngành; Ủy ban nhândân các huyện, thành phố; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh NinhThuận, thủ trưởng các cơ quan có liên quan và các tổ chức, cá nhân có hoạt độngkinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị này.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có phátsinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánhvề Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Ninh Thuận để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhândân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung theo quy định./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
4. Quyết định 2325/QĐ-TĐC của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng về việc ban hành Kế hoạch triển khai khoản 4 Điều 17 Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03/04/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG -------- Số: 2325/QĐ-TĐC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2012 |
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Lưu VP, HCHQ. | TỔNG CỤC TRƯỞNG Ngô Quý Việt |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2325/QĐ-TĐC ngày 14 tháng 11 năm 2012 của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)
TT | Nội dung công việc | Thời hạn thực hiện và hoàn thành | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp |
I | Rà soát các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) liên quan đến vàng | 11-12/2012 | ||
1 | Thống kê, tổng hợp các TCVN liên quan đến vàng | 11/2012 | Viện TCCL | - Vụ TC |
2 | Tổ chức họp lấy ý kiến các thành viên Ban kỹ thuật | 11-12/2012 | Viện TCCL | - Vụ TC - Vụ HCHQ |
3 | Tìm hiểu, nghiên cứu các tiêu chuẩn quốc tế hiện nay liên quan đến vàng (xác định tuổi vàng, lấy mẫu, phương pháp thử...) và cách thức quản lý, lấy mẫu của một số nước trên thế giới | 11-12/2012 | Viện TCCL | - Vụ TC |
4 | Tổng hợp, báo cáo và kiến nghị phương án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia. | 12/2012 | Viện TCCL | - Vụ TC - Vụ HCHQ |
II | Quản lý chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường | 11/2012-3/2013 | ||
1 | Thu thập, nghiên cứu các tài liệu, quy định trong và ngoài nước liên quan đến quản lý chất lượng vàng, trong đó có vàng trang sức, vàng mỹ nghệ | 11/2012 | Vụ HCHQ | - Vụ HTQT - Vụ TC |
2 | Đánh giá thực trạng quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ của một số cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng tại Việt Nam hiện nay. | 11/2012-01/2013 | Vụ HCHQ | - Vụ TC - Viện TCCL |
3 | Đánh giá thực trạng về năng lực thử nghiệm chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ của một số tổ chức thử nghiệm tại Việt Nam hiện nay và đề xuất, kiến nghị | 11-12/2012 | Vụ HCHQ | - Trung tâm KT 1, 2, 3 - Viện ĐLVN |
4 | Nghiên cứu, rà soát các quy định về ghi nhãn được quy định trong TCVN 7054 và Nghị định số 89/2006/NĐ-CP và đề xuất, kiến nghị | 11-12/2012 | Cục QLCL SPHH | - Vụ HCHQ - Thanh tra Tổng cục |
5 | Nghiên cứu, đề xuất phân công trách nhiệm quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường | 01/2013 | Vụ HCHQ | - Thanh tra Tổng cục - Cục QLCL SPHH |
6 | Nghiên cứu cách thức thực hiện lấy mẫu, thử nghiệm (phương pháp thử, thiết bị thử nghiệm) chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường | 12/2012 | Vụ HCHQ | - Trung tâm KT 1, 2, 3 - Viện TCCL - Viện ĐLVN |
7 | Nghiên cứu, đề xuất phương án lựa chọn trang bị thiết bị, thống nhất phương pháp thử theo yêu cầu lấy mẫu tại mục 6 của bảng Kế hoạch này | 12/2012 | - Trung tâm KT 1, 3 | - Vụ HCHQ - Viện TCCL - Viện ĐLVN |
III | Kiểm định phương tiện đo lường của doanh nghiệp kinh doanh vàng | 11/2012-12/2012 | ||
1 | Đánh giá thực trạng về hoạt động thực thi các quy định hiện hành về đo lường của các doanh nghiệp kinh doanh vàng hiện nay và đề xuất, kiến nghị | 11/2012 | Vụ ĐL | - Viện ĐLVN - Trung tâm KT 1, 2, 3 |
2 | Đánh giá thực trạng về năng lực thử nghiệm mẫu phương tiện đo để phục vụ việc phê duyệt mẫu phương tiện đo và đề xuất, kiến nghị | 11/2012 | Vụ ĐL | - Viện ĐLVN - Trung tâm KT 1, 2, 3 |
3 | Đánh giá thực trạng về năng lực kiểm định phương tiện đo được sử dụng trong sản xuất, kinh doanh vàng hiện nay tại Việt Nam và đề xuất, kiến nghị. | 12/2012 | Vụ ĐL | - Viện ĐLVN - Trung tâm KT 1, 2, 3 |
4 | Nghiên cứu, đề xuất mẫu chuẩn để thống nhất trong việc kiểm tra mẫu chuẩn của thiết bị thử nghiệm của các đơn vị kỹ thuật, các doanh nghiệp. | 12/2012 | Viện ĐLVN | - Vụ ĐL - Trung tâm KT 1, 2, 3 |
IV | Xây dựng dự thảo Thông tư quy định về quản lý chất lượng, đo lường đối với vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường | 01-3/2013 | ||
1 | Nghiên cứu, xây dựng dự thảo Thông tư | 01/2013 | Vụ HCHQ | - Vụ ĐL |
2 | Tổ chức lấy ý kiến dự thảo Thông tư | 01-3/2013 | Vụ HCHQ | - Vụ ĐL |
3 | Hoàn thiện, trình Lãnh đạo Bộ KHCN ký ban hành | 03/2013 | Vụ HCHQ | - Vụ ĐL |
V | Xây dựng dự thảo văn bản kỹ thuật hướng dẫn cách thức thực hiện lấy mẫu, thử nghiệm (phương pháp thử, thiết bị thử nghiệm) chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường | 1-3/2013 | ||
1 | Nghiên cứu, xây dựng dự thảo văn bản kỹ thuật | 01/2013 | Vụ HCHQ | - Thanh tra Tổng cục - Cục QLCL SPHH - Trung tâm KT 1, 2, 3 |
2 | Tổ chức lấy ý kiến dự thảo văn bản kỹ thuật | 01-3/2013 | Vụ HCHQ | - Thanh tra Tổng cục - Cục QLCL SPHH - Trung tâm KT 1, 2, 3 |
3 | Hoàn thiện, trình Lãnh đạo Tổng cục ký ban hành | 3/2013 | Vụ HCHQ | |
VI | Tổ chức thông tin tuyên truyền, phổ biến triển khai thực hiện Thông tư sau khi được Bộ KHCN ký ban hành | 4-5/2013 | ||
1 | Viết bài giới thiệu đăng trên phương tiện thông tin đại chúng (báo và tạp chí; truyền hình, website...) | 4-5/2013 | Văn phòng TC | - Vụ HCHQ - Vụ ĐL - Viện TCCL - Trung tâm Thông tin |
2 | Tổ chức Hội nghị phổ biến cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan | 5/2013 | Vụ HCHQ | - Vụ ĐL - Viện TCCL |
VII | Kiểm tra, thanh tra thực hiện Thông tư sau khi được Bộ KHCN ký ban hành | Được triển khai ngay từ thời hạn Thông tư có hiệu lực | ||
1 | Lập kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện kiểm tra chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường và việc kiểm định phương tiện đo theo quy định tại Thông tư | Cục QLCL SPHH | - Thanh tra TC - Các Chi cục TĐC - Vụ HCHQ - Vụ ĐL | |
2 | Chủ trì, phối hợp tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương và địa phương về chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường và việc kiểm định phương tiện đo theo quy định tại Thông tư | Cục QLCL SPHH | - Thanh tra TC - Các Chi cục TĐC - Vụ HCHQ -Vụ ĐL | |
3 | Tham gia hoạt động thanh tra do Thanh tra Bộ KHCN, Thanh tra các Sở KHCN chủ trì theo kế hoạch (nếu có) | Thanh tra TC | - Vụ HCHQ - Vụ ĐL |
5. Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh Bình Định theo Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/CT-UBND | Bình Định, ngày 26 tháng 12 năm 2012 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC QUẢN LÝHOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 24/2012/NĐ-CP NGÀY 03/4/2012 CỦA CHÍNH PHỦ
Thực hiện Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày03/4/2012 (Nghị định 24) của Chính phủ và Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày25/5/2012 (Thông tư 16) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hướng dẫn mộtsố điều của Nghị định số 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Nhằm thựchiện tốt công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàntỉnh Bình Định, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định yêu cầu các sở, ngành; UBND cáchuyện, thị xã, thành phố; các tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thựchiện một số nội dung sau:
1. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh BìnhĐịnh: Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện tốt Nghị định 24 vàThông tư số 16 về việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng, trong đó tập trungmột số nội dung chính như sau:
a. Hướng dẫn các tổ chức và cá nhân vềthủ tục hành chính khi có nhu cầu đề nghị cấp giấy phép, giấy chứng nhận tronglĩnh vực hoạt động kinh doanh vàng.
b. Cấp, thu hồi:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàngtrang sức, mỹ nghệ;
- Giấy phép tạm nhập khẩu vàng nguyên liệu đểgia công tái xuất sản phẩm cho nước ngoài;
- Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sảnxuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
c. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngànhliên quan trong việc chia sẻ thông tin, phối hợp thực hiện kiểm tra, thanh trahoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh.
d. Thực hiện nhiệm vụ khác có liên quanđến quản lý kinh doanh vàng theo quy định của pháp luật.
2. Sở Kếhoạch và Đầu tư: Tổ chức hướngdẫn, thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các doanh nghiệpkinh doanh vàng và sao gửi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp cho Ngânhàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh để phối hợp thực hiện; chủ trì, phối hợp với Ngânhàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh kiểm soát chặt chẽ việc cấp Giấy chứng nhận đăngký doanh nghiệp và quản lý nhà nước sau đăng ký doanh nghiệp đối với lĩnh vựckinh doanh vàng; đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp chấp hành, tuân thủ cácquy định của pháp luật về quản lý kinh doanh vàng.
3. Sở Công Thương: Trong phạm vi chứcnăng, quyền hạn và trách nhiệm của mình có trách nhiệm phối hợp với các cơ quanliên quan thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra, thanh tra hoạt động sản xuất,gia công, kinh doanh mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ và việc doanh nghiệp kinhdoanh vàng chấp hành, tuân thủ các quy định của pháp luật.
4. Sở Khoahọc và Công nghệ: Chủ trì, phốihợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, thanh tra và quản lý chất lượng đốivới vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường và kiểm định phương tiệnđo lường của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
5. Công an tỉnh: Có trách nhiệm phối hợpvới các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan trong việc đấu tranh, điều tra,xử lý các vi phạm pháp luật về kinh doanh vàng trong phạm vi chức năng, nhiệmvụ và quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.
6. Cục Hải quan Bình Định: Có trách nhiệmkiểm soát chặt chẽ việc khai báo Hải quan về số lượng vàng của các doanh nghiệpkhi xuất khẩu, nhập khẩu qua khu vực cửa khẩu thuộc phạm vi quản lý.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thànhphố: Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nướcvề hoạt động kinh doanh vàng tại địa phương theo Nghị định 24 và các quy địnhpháp luật khác có liên quan.
8. Các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng có hoạtđộng kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh:
a. Trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từngày 10/7/2012 (là ngày Thông tư số 16 có hiệu lực thi hành), các doanh nghiệp,tổ chức tín dụng đang kinh doanh mua, bán vàng miếng được tiếp tục kinh doanhmua, bán vàng miếng và phải hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh lại với cơ quanđăng ký kinh doanh và hoàn tất thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua,bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định tại Thông tư 16 vàcác quy định pháp luật khác có liên quan. Đến hết ngày 10/01/2013 các doanhnghiệp, tổ chức tín dụng đang kinh doanh mua bán vàng miếng không có Giấy phépkinh doanh mua, bán vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước cấp không được phép thựchiện kinh doanh mua, bán vàng miếng.
b. Trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kểtừ ngày 25/5/2012 (là ngày Nghị định 24 có hiệu lực thi hành):
- Các tổ chức đang hoạt động sản xuất vàng trangsức, mỹ nghệ phải thực hiện đăng ký kinh doanh lại với cơ quan đăng ký kinhdoanh và hoàn tất thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàngtrang sức, mỹ nghệ tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bình Định theo quyđịnh tại Nghị định 24 và các quy định của pháp luật có liên quan;
Sau thời hạn chuyển tiếp (25/5/2013) các tổ chứcđang hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủđiều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không được phép thực hiện sản xuấtvàng trang sức, mỹ nghệ.
- Các tổ chức đang hoạt động kinh doanh mua, bánvàng trang sức, mỹ nghệ phải thực hiện đăng ký kinh doanh lại với cơ quan đăngký kinh doanh.
Các tổ chức,cá nhân hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn có trách nhiệm chấp hành nghiêmcác quy định của pháp luật về quản lý kinh doanh vàng. Mọi trường hợp vi phạmsẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 95/2011/NĐ-CP ngày 20/10/2011 củaChính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày10/12/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệvà hoạt động Ngân hàng và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành; UBND cáchuyện, thị xã, thành phố; các tổ chức và cá nhân có liên quan tổ chức thực hiệnnghiêm túc Chỉ thị này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
6. Chỉ thị 24/CT-UBND năm 2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/CT-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 26 tháng 7 năm 2012 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC QUẢN LÝHOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THEO NGHỊ ĐỊNH 24/2012/NĐ-CP NGÀY 03/4/2012 CỦA CHÍNH PHỦ
Thực hiện Nghị định 24/2012/NĐ-CP(Nghị địnhsố 24)ngày 03/4/2012 của Chính phủ và Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày25/5/2012(Thông tư 16) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hướngdẫn một số điều của Nghị định số 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Nhằmthực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vàng trên địabàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu các sở,ngành; UBND các huyện, thị xã; các đơn vị và cá nhân có liên quan triển khaithực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh ThừaThiên Huế:
Tổ chức triển khai thực hiện tốt Nghị định 24 vàThông tư số 16 về việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng; trong đó tập trungthực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
a) Hướng dẫn các doanh nghiệp về thủ tục khi cónhu cầu đề nghị cấp:
- Giấp phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
- Giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu.
- Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu (đối vớidoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoàitrong lĩnh vực khai thác vàng).
b) Cấp, thu hồi:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàngtrang sức, mỹ nghệ.
- Giấy phép tạm nhập khẩu vàng nguyên liệu đểtái xuất sản phẩm.
- Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sảnxuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
c) Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quantrong việc chia sẻ thông tin, phối hợp thực hiện kiểm tra, thanh tra hoạt độngkinh doanh vàng trên địa bàn.
d) Thực hiện nhiệm vụ khác có liên quan đến quảnlý kinh doanh vàng theo quy định của pháp luật.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tổ chức hướngdẫn, thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp cónhu cầu kinh doanh vàng trên địa bàn; phối hợp Chi nhánh Ngân hàng Nhà nướctỉnh kiểm soát chặt chẽ việc cấp đăng ký kinh doanh và quản lý Nhà nước sau khiđăng ký kinh doanh đối với lĩnh vực kinh doanh vàng; đồng thời hướng dẫn cácdoanh nghiệp chấp hành, tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý kinhdoanh vàng.
3. Sở Công thương: Trong phạm vi chức năng và quyềnhạn của mình có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện chứcnăng quản lý, kiểm tra, thanh tra hoạt động sản xuất, gia công, kinhdoanh mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ vàviệc doanh nghiệp kinh doanh vàng chấp hành, tuân thủ các quy định củapháp luật.
4. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp vớicác cơ quan có liên quan kiểm tra, thanh tra và quản lý chất lượng đốivới vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường và kiểm định phương tiệnđo lường của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
5. Công an tỉnh phối hợp với các cơ quanliên quan trong việc đấu tranh, điều tra, xử lý các vi phạm pháp luật về kinhdoanh vàng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quyđịnh của pháp luật.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,thành phố Huế trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhànước về hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CPngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và quy địnhpháp luật khác có liên quan.
7. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinhdoanh vàng trên địa bàn:
Trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày10/7/2012, các tổ chức, cá nhân đang kinh doanh mua, bán vàng miếng trên địabàn được tiếp tục kinh doanh mua, bán vàng miếng phải hoàn tất thủ tục đăngký kinh doanh lại với Sở Kế hoạch và Đầu tư; thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinhdoanh mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định tạiThông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/05/2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vàcác quy định pháp luật khác có liên quan. Đến hết ngày 10/01/2013, các tổ chức,cá nhân đang kinh doanh mua, bán vàng miếng trên địa bàn không có Giấp phépkinh doanh mua, bán vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp sẽ không đượcphép thực hiện kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày25/5/2012, các tổ chức, cá nhân đang sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trên địabàn được tiếp tục sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và phải hoàn tất thủ tụcđăng ký kinh doanh lại với Sở Kế hoạch và Đầu tư; thủ tục đề nghị cấp Giấy phépsản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh ThừaThiên Huế theo quy định tại Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Ngânhàng Nhà nước Việt Nam và các quy định pháp luật khác có liên quan. Đến hếtngày 24/5/2013, các tổ chức, cá nhân đang sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trênđịa bàn không có Giấy phép sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ do Ngân hàng Nhànước chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế cấp sẽ không được phép thực hiện sản xuấtvàng trang sức, mỹ nghệ.
Các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vàngtrên địa bàn có trách nhiệm chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về quảnlý kinh doanh vàng. Mọi trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo Nghị định số 95/2011/NĐ-CP ngày 20/10/2011 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều củaNghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng và các quy định phápluật khác có liên quan./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
7. Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/CT-UBND | Vĩnh Long, ngày 18 tháng 7 năm 2012 |
CHỈ THỊ
VỀVIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG THEO NGHỊĐỊNH SỐ 24/2012/NĐ-CP NGÀY 03/4/2012 CỦA CHÍNH PHỦ
Để thực hiện tốt công tác quảnlý hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn theo Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hướng dẫnthực hiện một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ, Chủ tịch Ủyban nhân dân tỉnh Vĩnh Long Chỉ thị:
1. Ngân hàng Nhà nước Chinhánh tỉnh Vĩnh Long
Tổ chức triển khai thực hiệnNghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt độngkinh doanh vàng và Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Ngân hàng Nhànước Việt Nam về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP cho các sở ngành, các đơn vị cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh. Trong đótập trung thực hiện tốt các nội dung sau:
a) Làm đầu mối tham mưu cho UBNDtỉnh về công tác quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh theo quyđịnh.
b) Chủ trì, phối hợp với SởThông tin Truyền thông, Báo Vĩnh Long, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh và UBNDcác huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định về hoạt độngkinh doanh vàng cho các tổ chức, cá nhân và nhân dân trên địa bàn biết, đặcbiệt là các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh vàng để thực hiện đăng kýlại và tổ chức sản xuất, kinh doanh đúng theo quy định.
c) Tổ chức thực hiện tốt các thủtục hành chính về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn như: Hướng dẫnvề thủ tục, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận hồ sơ, cấp phép,cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ…
d) Phối hợp với các sở, ngành cóliên quan thực hiện việc thanh tra, kiểm tra các tổ chức, hộ gia đình, cá nhâncó hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng theo quy định.
đ) Tổng hợp, báo cáo tình hìnhquản lý hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn theo quy định và thực hiện cácnhiệm vụ khác có liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư.
a) Rà soát lại các tổ chức, hộgia đình, cá nhân, có hoạt động sản suất, gia công, kinh doanh, mua bán vàngtrên địa bàn để hướng dẫn thực hiện đăng ký kinh doanh lại theo quy định.
b) Thực hiện thủ tục cấp Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh cho các tổ chức có nhu cầu sản xuất, gia công,kinh doanh, mua bán vàng trên địa bàn và sao gửi Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh đã cấp cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long.
c) Phối hợp với các sở, ngànhtrong việc quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vàng.
3. Sở Công Thương.
Phối hợp với các cơ quan có liênquan thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra, thanh tra hoạt động sản xuất, giacông vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹnghệ và việc chấp hành, tuân thủ các quy định của pháp luật đối với các tổchức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động kinh doanh vàng.
4. Sở Khoa học và Công nghệ.
Chủ trì, phối hợp với các cơquan có liên quan kiểm tra, thanh tra và quản lý chất lượng đối với vàng trangsức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường theo tiêu chuẩn chất lượng quy định.Kiểm định phương tiện đo lường của các tổ chức kinh doanh vàng trên địa bàn.
5. Công an tỉnh
Phối hợp với các cơ quan có liênquan trong việc đấu tranh, điều tra, xử lý các vi phạm pháp luật về kinh doanhvàng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định củapháp luật.
6. Ủy ban nhân dân các huyệnvà thành phố Vĩnh Long.
a) Chỉ đạo Phòng Tài chính - Kếhoạch rà soát, hướng dẫn và thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã có nhu cầu gia côngvàng trang sức, mỹ nghệ trên địa bàn và sao gửi Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh đã cấp cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long.
Chậm nhất ngày 31/7/2012, cáchuyện, thành phố báo cáo danh sách rà soát các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình,hợp tác xã có kinh doanh vàng trên địa bàn về Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnhVĩnh Long để lập kế hoạch tổ chức hướng dẫn, tuyên tuyền.
b) Thực hiện nhiệm vụ quản lýnhà nước về hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn mình quản lý theo quy địnhtại Nghị định 24/2012/NĐ-CP và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
7. Các tổ chức, cá nhân cóhoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn.
a) Trong thời hạn 06 (sáu) thángkể từ ngày 10/7/2012, các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đang kinh doanh mua,bán vàng miếng trên địa bàn được tiếp tục kinh doanh mua, bán vàng miếng vàphải hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh lại với cơ quan đăng ký kinh doanh vàhoàn tất thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng với Ngânhàng Nhà nước Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày25/5/2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy định của pháp luật khác cóliên quan.
Sau ngày 10/01/2013, các doanhnghiệp, tổ chức tín dụng đang kinh doanh mua, bán vàng miếng không có Giấy phépkinh doanh mua, bán vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp không được thực hiện kinh doanh mua, bán vàng miếng.
b) Trong thời hạn 12 (mười hai)tháng kể từ ngày 25/5/2012, các tổ chức đang hoạt động sản xuất vàng trang sức,mỹ nghệ trên địa bàn phải thực hiện đăng ký kinh doanh lại với cơ quan đăng kýkinh doanh và hoàn tất thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuấtvàng trang sức, mỹ nghệ tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh VĩnhLong theo quy định tại Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Ngân hàngNhà nước Việt Nam và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Sau ngày 25/5/2013, các tổ chứcđang hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủđiều kiện do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Vĩnh Long cấp khôngđược hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
c) Trong thời hạn 12 (mười hai)tháng kể từ ngày 25/5/2012, các tổ chức đang hoạt động kinh doanh mua, bán vàngtrang sức, mỹ nghệ trên địa bàn phải thực hiện đăng ký kinh doanh lại với cơquan đăng ký kinh doanh.
Sau ngày 25/5/2013, các tổ chứcđang hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ không thực hiện đăngký lại với cơ quan đăng ký kinh doanh không được hoạt động kinh doanh mua, bánvàng trang sức, mỹ nghệ.
d) Các cá nhân, hộ gia đình, hợptác xã và doanh nghiệp được thực hiện gia công cho doanh nghiệp sản xuất vàngtrang sức, mỹ nghệ và phải có đăng ký gia công vàng trang sức, mỹ nghệ trongGiấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặcGiấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo Điều 7 Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
đ) Định kỳ hàng quý, năm, doanhnghiệp kinh doanh vàng thực hiện báo cáo tình hình kinh doanh vàng theo quyđịnh tại Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Yêu cầu Giám đốc các sở, ngànhcó liên quan, Chủ tịch UBND huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liênquan hoạt động kinh doanh vàng tổ chức triển khai thực hiện tốt Chỉ thị này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
8. Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2012 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/CT-UBND | Hà Tĩnh, ngày 05 tháng 11 năm 2012 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNGLÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 24/2012/NĐ-CP NGÀY 03/4/2012 CỦA CHÍNHPHỦ VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG
Ngày 03 tháng 4 năm 2012, Chính phủ đã ban hànhNghị định số 24/2012/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (sauđây gọi tắt là Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ) đây là Nghị định có ý nghĩa hết sứcquan trọng, nhằm đảm bảo tính ổn định, minh bạch trong hoạt động kinh doanhvàng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày25/5/2012 của Chính phủ về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định số24/2012/NĐ-CP của Chính phủ. Để triển khai thực hiện tốt Nghị định số24/2012/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước ViệtNam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban,ngành, các tổ chức đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thịxã, các tổ chức và cá nhân hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh thựchiện tốt các nội dung sau:
1. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh:
a. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liênquan tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức triển khai Nghị định số 24/2012/NĐ-CP củaChính phủ, Thông tư số 16/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cácquy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đến các tổ chức, cánhân để thực hiện.
b. Hướng dẫn về điều kiện, thủ tục hồ sơ để trực tiếpcấp, thu hồi các loại giấy phép sau: Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàngtrang sức, mỹ nghệ; Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm;Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; Giấyphép mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định theohướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
c. Hướng dẫn về quy trình, hồ sơ, xác nhận để cácDoanh nghiệp đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh muabán vàng miếng; Giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu; Giấy phép nhập khẩu vàngnguyên liệu (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp đầutư ra nước ngoài trong lĩnh vực khai thác vàng).
d. Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra và xử lý viphạm đối với hoạt động kinh doanh vàng quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP Thông tư số 16/2012/TT-NHNN và các quy định pháp luật có liên quan. Chủ trìtham mưu việc tổ chức kiểm tra liên ngành đối với hoạt động kinh doanh vàngtrên địa bàn.
đ. Chủ động phối hợp với các cơquan thông tin truyền thông (Báo Hà Tĩnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh)tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP Thông tư số 16/2012/TT-NHNN và các quy định pháp luật có liên quan đến hoạtđộng kinh doanh vàng.
e. Định kỳ 6 tháng, năm, báo cáo Ủyban nhân dân tỉnh kết quả quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn.
2. Các sở, ngành chức năng:
a. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trìhướng dẫn và thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các doanhnghiệp kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh và sao gửi Giấy chứng nhận đăng kýdoanh nghiệp đã cấp cho Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh để phối hợpthực hiện rà soát, tăng cường công tác kiểm tra trước và sau khi cấp Giấy chứngnhận đăng ký doanh nghiệp.
b. Sở Công Thương: Phối hợp vớicác cơ quan có liên quan thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra, thanh tra hoạtđộng sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bánvàng trang sức, mỹ nghệ và việc doanh nghiệp kinh doanh vàng chấp hành, tuân thủcác quy định của pháp luật.
c. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì,phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện kiểm tra, thanh tra và quản lýchất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường và kiểmđịnh phương tiện đo lường của các doanh nghiệp kinh doanh vàng trên địa bàntỉnh.
d. Công an tỉnh: Phối hợp với cáccơ quan có liên quan trong việc đấu tranh, điều tra, xử lý các vi phạm phápluật về kinh doanh vàng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mìnhtheo quy định của pháp luật.
đ. Cục Thuế tỉnh: Phối hợp với cáccơ quan có liên quan cung cấp thông tin về tình hình hoạt động, việc chấp hànhnghĩa vụ nộp thuế của các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vàng trên địabàn tỉnh khi có yêu cầu để phục vụ cho công tác quản lý hoạt động kinh doanhvàng.
e. Sở Thông tin và Truyền thông,Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các cơ quan Báo chí trên địa bàn: Tăngcường phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh và các cơ quan chức năngkhác thực hiện tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Nghị định số24/2012/NĐ-CP Thông tư số 16/2012/TT-NHNN và các quy định pháp luật có liênquan đến hoạt động kinh doanh vàng để các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túccác quy định.
g. Phối hợp liên ngành về quản lýhoạt động kinh doanh vàng: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, tình hìnhthực tế hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh, các sở, ngành liên quan cótrách nhiệm phối hợp, chia sẻ thông tin để phục vụ cho công tác quản lý hoạtđộng kinh doanh vàng; phối hợp thực hiện kiểm tra, thanh tra hoạt động kinhdoanh vàng theo quy định của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP và Thông tư số16/2012/TT-NHNN.
3. Ủy ban nhân dân huyện, thànhphố, thị xã: Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn đượcgiao, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện quản lý nhà nước về hoạtđộng kinh doanh vàng trên địa bàn theo quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP Thông tư số 16/2012/TT-NHNN và các quy định pháp luật khác có liên quan.
4. Các tổ chức, cá nhân hoạtđộng kinh doanh vàng trên địa bàn:
a. Thực hiện nghiêm túc các quyđịnh tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP Thông tư số 16/2012/TT-NHNN và các quy địnhcủa pháp luật về hoạt động kinh doanh vàng; hoàn thiện việc chuyển đổi theođúng quy định sau:
- Đối với hoạt động nhập khẩu vàngnguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ: Phải hoàn chỉnh ngay hồ sơ đểđược Ngân hàng Nhà nước tỉnh cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sảnxuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
- Trước ngày 10/01/2013: Hoạt độngkinh doanh, mua bán vàng miếng phải được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp lại Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh, phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp Giấyphép kinh doanh mua bán vàng miếng,
- Trước ngày 25/5/2013: Hoạt độngsản xuất vàng trang sức mỹ nghệ phải được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp lại Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh, phải được Ngân hàng Nhà nước tỉnh cấp Giấy chứngnhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ. Hoạt động mua bán vàng trangsức, mỹ nghệ phải đăng ký lại Giấy phép đăng ký kinh doanh.
b. Thực hiện nghiêm túc các quyđịnh của pháp luật về: Ký mã hiệu, khối lượng, hàm lượng vàng trên sản phẩm domình sản xuất; thực hiện chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ theoquy định; các nội dung phải niêm yết công khai tại nơi giao dịch.
c. Thực hiện chế độ báo cáo địnhkỳ và đột xuất theo quy định và theo yêu cầu của các sở, ban, ngành có liênquan.
d. Sau thời điểm theo quy định tạiđiểm a nêu trên, các tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện hoạt động sản xuất,kinh doanh theo quy định phải chấm dứt hoạt động. Các trường hợp vi phạm sẽ bịxử lý theo các quy định của pháp luật.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giámđốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã vàcác tổ chức và cá nhân hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh tổ chức quántriệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
9. Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh Long An theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/CT-UBND | Long An, ngày 10 tháng 8 năm 2012 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC QUẢN LÝHOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 24/2012/NĐ-CP NGÀY 03/4/2012 CỦA CHÍNH PHỦ
Thực hiện Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng; Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hướng dẫn một số điềucủa Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012,
Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước vềhoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh Long An, Ủy ban nhân dân tỉnh LongAn yêu cầu các sở, ngành; UBND các huyện, thànhphố Tân An; các đơn vị và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện một sốnhiệm vụ sau:
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnhLong An
Có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Nghịđịnh 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanhvàng, Thông tư số 16/1012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Ngân hàng Nhà nước ViệtNam về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày03/4/2012; trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:
a) Hướng dẫn các doanh nghiệp về thủ tục khi cónhu cầu đề nghị cấp:
- Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
- Giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu.
- Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu (đối vớidoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài tronglĩnh vực khai thác vàng).
b) Cấp, thu hồi:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trangsức, mỹ nghệ.
- Giấy phép tạm nhập khẩu vàng nguyên liệu đểtái xuất sản phẩm.
- Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sảnxuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
c) Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quantrong việc phối hợp thực hiện kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh vàngtrên địa bàn.
d) Thực hiện nhiệm vụ khác có lien quan đến quảnlý kinh doanh vàng theo quy định của pháp luật.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hướng dẫn, thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh cho các doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh vàng trên địa bàn và saogửi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Namchi nhánh tỉnh Long An, kiểm soát chặt chẽ việc cấp đăng ký kinh doanh và quảnlý nhà nước sau đăng ký kinh doanh đối với lĩnh vực kinh doanh vàng; đồng thờihướng dẫn các doanh nghiệp chấp hành, tuân thủ các quy định của pháp luật vềquản lý kinh doanh vàng.
3. Sở Công thương
Trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình cótrách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện chức năng quản lý, kiểmtra, thanh tra hoạt động sản xuất, gia công, kinh doanh mua bán vàng trang sức,mỹ nghệ và việc doanh nghiệp kinh doanh vàng chấp hành, tuân thủ các qui địnhcủa pháp luật.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quankiểm tra, thanh tra và quản lý chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ lưuthông trên thị trường và kiểm định phương tiện đo lường của các doanh nghiệpkinh doanh vàng.
5. Công an tỉnh
Có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quantrong việc đấu tranh, điều tra, xử lý các vi phạm pháp luật về kinh doanh vàngtrong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo qui định của phápluật.
6. Cục Hải quan tỉnh Long An
Có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ việc khai báoHải quan về số lượng vàng của các doanh nghiệp khi xuất khẩu, nhập khẩu qua khuvực cửa khẩu.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Tân An
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thựchiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vàng theo qui định tại Nghị địnhsố 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanhvàng và các qui định pháp luật khác có liên quan.
8. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo LongAn, Đài Phát thanh và Truyền hình Long Anphối hợp thực hiện tuyên truyền chỉ thị này đến các tổ chức, cá nhân cóhoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh biết, để thực hiện.
9. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinhdoanh vàng trên địa bàn
Trong thời gian 05(năm) tháng kể từ ngày 02/8/2012,các tổ chức, cá nhân đang kinh doanh mua, bán vàng miếng trên địa bàn được tiếptục kinh doanh mua, bán vàng miếng phải hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh lạiSở Kế hoạch Đầu tư; thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàngmiếng với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo qui định tại Thông tư số16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của NHNN Việt Nam và các qui định pháp luật cóliên quan. Đến hết ngày 02/01/2013, các tổ chức, cá nhân đang kinh doanh mua,bán vàng miếng trên địa bàn không có Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếngtrên địa bàn không có Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng do Ngân hàng Nhànước cấp sẽ không được phép thực hiện kinh doanh mua bán vàng miếng.
Trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày25/5/2012:
+ Các tổ chức cá nhân đang sản xuất vàng, trangsức, mỹ nghệ; trên địa bàn được tiếp tục sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ vàphải hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh lại Sở Kế hoạch và Đầu tư; thủ tục đềnghị cấp Giấy phép sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ với Ngân hàng Nhà nước ViệtNam chi nhánh tỉnh Long An theo qui định tại Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012của NHNN Việt Nam và các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan. Đến hết ngày24/5/2013, các tổ chức cá nhân đang sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trên địabàn không có Giấy phép sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ do Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam chi nhánh tỉnh Long An cấp sẽ không được phép thực hiện sản xuất vàngtrang sức, mỹ nghệ.
+ Các tổ chức cá nhân đang kinh doanh mua, bánvàng trang sức, mỹ nghệ trên địa bàn được tiếp tục kinh doanh mua, bán vàng trangsức, mỹ nghệ và phải hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh lại với Sở Kế hoạch vàĐầu tư. Đến hết ngày 24/5/2013, các tổ chức, cá nhân đang sản xuất vàng trangsức, mỹ nghệ trên địa bàn không thực hiện đăng ký kinh doanh lại với Sở Kếhoạch và Đầu tư sẽ không được phép thực hiện kinh doanh mua, bán vàng trang sức,mỹ nghệ.
Các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vàngtrên địa bàn có trách nhiệm chấp hành nghiêm các qui định của pháp luật về quảnlý kinh doanh vàng. Mọi trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo Nghị định số 95/2011/NĐ-CP ngày 20/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng và các quy định pháp luật khác cóliên quan.
Nhận được chỉthị này, các cơ quan đơn vị, địa phương khẩn trương triển khai thực hiện.Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, kịp thời báo cáo về Ngân hàng Nhànước Việt Nam chi nhánh tỉnh Long An để tập hợp, đề xuất UBND tỉnh xử lý./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
10. Chỉ thị 13/2012/CT-UBND về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2012/CT-UBND | Thủ Dầu Một, ngày 14 tháng 8 năm 2012 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC QUẢN LÝHOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 24/2012/NĐ-CP NGÀY 03/4/2012 CỦA CHÍNH PHỦ
Để thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động kinhdoanh vàng trên địa bàn theo Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 củaChính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hướng dẫn thực hiện một sốđiều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh BìnhDương yêu cầu:
1. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bình Dươngcó trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện tốt Nghị định số 24/2012/NĐ-CP củaChính phủ, Thông tư số 16/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về quảnlý hoạt động kinh doanh vàng; trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:
a) Chủ trì phối hợp với các Sở; Ngành; Báo BìnhDương; Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương; UBND huyện, thị xã, thành phốtổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định về hoạt động kinh doanh vàng chocác tổ chức, cá nhân và nhân dân trên địa bàn biết, đặc biệt là các tổ chức, cánhân có hoạt động kinh doanh vàng để thực hiện đăng ký lại và tổ chức sản xuất,kinh doanh đúng theo quy định.
b) Cấp, thu hồi các loại giấy chứng nhận, giấyphép theo quy định về hoạt động kinh doanh vàng.
c) Hướng dẫn các doanh nghiệp về thủ tục khi cónhu cầu đề nghị cấp các loại giấy phép.
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan đếnquản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quy định của Pháp luật.
2. Sở Kế hoạch và đầu tư có trách nhiệm hướngdẫn, thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vàng trên địa bàn và saogửi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vàng cho Ngân hàng Nhà nước Chi nhánhtỉnh; Kiểm soát và quản lý sau đăng ký kinh doanh; hướng dẫn các doanh nghiệpchấp hành các quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
3. Sở Công thương có trách nhiệm phối hợp vớicác đơn vị có liên quan thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra, thanh tra hoạtđộng sản xuất, gia công, kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ; Hướng dẫncác doanh nghiệp chấp hành các quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
4. Sở Khoa học và công nghệ chủ trì, phối hợpvới các cơ quan có liên quan kiểm tra, thanh tra và quản lý chất lượng đối vớivàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường và kiểm định phương tiện đolường của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
5. Công an Tỉnh có trách nhiệm phối hợp với cáccơ quan có liên quan trong việc đấu tranh, điều tra, xử lý các vi phạm về kinhdoanh doanh vàng theo quy định của Pháp luật.
6. Cục Hải quan có trách nhiệm phối hợp với cáccơ quan có liên quan trong việc kiểm soát khai báo hải quan khi xuất khẩu, nhậpkhẩu vàng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Phápluật.
7. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phốthực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn mình quảnlý theo quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động kinhdoanh vàng và các quy định Pháp luật khác có liên quan.
8. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanhvàng trên địa bàn tỉnh Bình Dương:
Các tổ chức, cá nhân đang kinh doanh mua, bánvàng miếng được tiếp tục kinh doanh mua, bán vàng miếng; nhưng phải hoàn tấtthủ tục đăng ký kinh doanh lại với Sở Kế hoạch và đầu tư; hoàn tất thủ tục đềnghị cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước ViệtNam theo quy định tại Thông tư 16/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Namvề quản lý hoạt động kinh doanh vàng và các quy định Pháp luật khác có liênquan. Đến hết ngày 10/01/2013, các tổ chức, cá nhân đang kinh doanh mua, bánvàng miếng trên địa bàn không có giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng doNgân hàng Nhà nước Việt Nam cấp sẽ không được phép thực hiện kinh doanh mua,bán vàng miếng.
Các tổ chức, cá nhân đang sản xuất vàng trangsức, mỹ nghệ trên địa bàn phải hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh lại với SởKế hoạch và đầu tư; hoàn tất thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiệnsản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh BìnhDương theo quy định tại Thông tư 16/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ViệtNam về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và các quy định Pháp luật khác có liênquan. Đến hết ngày 25/5/2013, các tổ chức, cá nhân đang sản xuất vàng trangsức, mỹ nghệ trên địa bàn không có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàngtrang sức, mỹ nghệ do Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bình Dương cấp sẽ khôngđược phép thực hiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanhvàng trên địa bàn có trách nhiệm chấp hành nghiêm các quy định của Pháp luật vềquản lý hoạt động kinh doanh vàng. Mọi trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo Nghịđịnh số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng và Nghị định 95/2011/NĐ-CP ngày 20/10/2011 của Chính phủ sữa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng và các quy định Pháp luật khác cóliên quan.
9. Tổ chức thực hiện:
a) Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngàyký.
b) Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc Ngânhàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bình Dương; Giám đốc các sở, ngành: Kế hoạch vàđầu tư, Công thương, Khoa học và công nghệ, Công an, Hải quan; Chủ tịch Uỷ bannhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị này.
TM.UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |