1. Khái quát nội dung nguyên tắc cân bằng lợi ích trong sở hữu trí tuệ

Trong pháp luật về SHTT, nguyên tắc cân bằng lợi ích được thể hiện ở các khía cạnh, bao gồm: Quy định về giới hạn của chủ sở hữu quyền SHTT về thời hạn bảo hộ; Quy định về sử dụng đối tượng quyền SHTT (xin phép sử dụng, trả thù lao, nhuận bút,..); Quy định về các trường hợp bắt buộc phải chuyển giao, có thể chuyển giao,..
Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) định nghĩa: “Quyền tác giả là một thuật ngữ pháp lý chí quyền của người sáng tác đối với tác phẩm văn học và nghệ thuật của họ.” Pháp luật về quyền tác giả trong SHTT trên toàn thế giới thống nhất chỉ bảo hộ hình thức thể hiện ý tưởng (Expression) là tác phẩm chứ không bảo hộ ý tưởng (Idea) tức là chủ đề, thông điệp tác phẩm. Ở đây, tác phẩm được hiểu là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.
Để một tác phẩm được bảo hộ cần đáp ứng hai tiêu chí cơ bản theo pháp luật quốc tế, bao gồm: Tính nguyên gốc (Originality), Tính định hình (Fixation). Các quốc gia có thể áp dụng thêm các điều kiện bảo hộ khác, nhưng cần đảm bảo 2 điều kiện cơ bản trên. Theo pháp luật về quyền tác giả trong sở hữu trí tuệ Việt Nam thì có thêm 2 tiêu chí là tác phẩm thuộc các loại hình được bảo hộ, không nằm trong danh mục các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả.

2. Nội dung nguyên tắc cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền tác giả.

Tác phẩm là sự sáng tạo của trí tuệ và là thành quả của sự lao động miệt mài, sự dụng công, đầu tư cả về mặt chất xám và kinh tế để tạo ra. Đây là tài sản vô hình, rất dễ bị xâm phạm nên đòi hỏi một cơ chế bảo hộ độc quyền có khả năng tạo ra môi trường pháp lý để bảo vệ quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả. “Độc quyền là sự trao thưởng của toàn xã hội, mà đại diện là Nhà nước cho công sức, vốn đầu tư mà các chủ thể quyền SHTT đã bỏ ra để nghiên cứu, sáng tạo”. Sự bảo hộ này không đồng nghĩa với bảo hộ vĩnh viễn vì những lý do đã nêu tại mục 1, chương 1. Thời hạn bảo hộ cần phải đủ để các tác giả, chủ sở hữu trí tuệ khai thác các đối tượng được bảo hộ của quyền SHTT không chỉ nhằm bù đắp các chi phí để tạo ra chúng mà còn đảm bảo cho họ khả năng thu lợi nhuận từ các đối tượng này.
Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là tác phẩm chung cho cả loài người”. Hết thời hạn bảo hộ độc quyền, tác phẩm sẽ được công chúng tiếp tục đón nhận, khai thác và sáng tạo để phát triển hơn nữa. Tuy nhiên, việc khai thác giá trị thương mại phải duy trì lợi ích chính đáng của tác giả (quyền nhân thân). Đây cũng chính là tinh thần mà nguyên tắc cân bằng lợi ích thể hiện, các chủ thể không triệt tiêu lợi ích của nhau mà cùng phát triển. Theo WIPO, sự bảo hộ cân bằng trong quyền tác giả thường được thể hiện bởi quy định về giới hạn quyền của tác giả, chủ sở hữu và các trường hợp ngoại lệ.

3. Giới hạn các đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả trong quy định của Pháp luật Việt Nam

Bảo hộ quyền tác giả được xác lập theo cơ chế tự động, không cần đăng ký mà ngay khi đáp ứng được các điều kiện bảo hộ thì quyền được xác lập. Pháp luật Quốc tế quy định 2 điều kiện bảo hộ về tính nguyên gốc (Originality), tính định hình (Fixation). Tuy nhiên, pháp luật SHTT Việt Nam quy định thêm 2 điều kiện, ghi nhận ở điều 14 và 15 của Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019. Theo đó, có 12 hình thức thể hiện của tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ, kèm theo đó là yêu cầu để tác phẩm phái sinh được xác lập quyền này, cụ thể là “không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.” Điều 14 quy định về các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả, bao gồm: Tin tức thời sự thuần túy đưa tin; Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó; Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu. Như vậy, không phải hình thức thể hiện nào của tác phẩm cũng nhận được bảo hộ, không phải trường hợp nào chủ thể quyền cũng được ghi nhận độc quyền với tác phẩm của mình.
Có thể nhận thấy sự tương tự trong quy định về đối tượng được bảo hộ của Pháp luật Việt Nam và Công ước Berne. Tuy nhiên, có sự khác biệt khi Việt Nam lại không bảo hộ các văn bản pháp luật, hành chính. Điều này cũng là phù hợp bởi Công ước cũng xác định: “Luật pháp quốc gia thành viên có quyền quy định việc bảo hộ đối với các văn bản chính thức của nhà nước về lập pháp, hành pháp hay tư pháp cũng như các bản dịch chính thức của các văn kiện đó”.

4. Giới hạn trong thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Thời hạn bảo hộ là khoảng thời gian mà Nhà nước bằng quy định của pháp luật và đảm bảo bằng một hệ thống thực thi quyền cho phép các chủ thể quyền tác giả hưởng các độc quyền đối với các đối tượng được bảo hộ quyền SHTT của mình. Thời hạn này đủ để tác giả, chủ sở hữu khai thác các đối tượng để bù đắp chi phí tạo ra, thu lợi nhuận từ đối tượng này. Tuy nhiên không được kéo dài làm ảnh hưởng đến sự tự do khai thác.
Nguyên tắc cân bằng lợi ích không cho phép pháp luật nghiêng về lợi ích của bên nào. Trong thời hạn bảo hộ, chủ thể quyền tác giả độc quyền trong việc sở hữu, sử dụng, định đoạt tác phẩm, bao gồm cả khả năng xác lập các hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng quyền tác giả. Đối với quyền nhân thân (đặt tên cho tác phẩm, bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm,...) được bảo hộ vô thời hạn, gắn liền vĩnh viễn với chủ thể quyền. Ngoại trừ trường hợp đối với tác phẩm di cảo, điều 24 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định thời hạn bảo hộ quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và quyền tài sản của tác phẩm di cảo là 50 năm, kể từ khi pháp luật được công bố lần đầu tiên. Điều 115 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về quyền tài sản là “quyền trị giá bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ”. Đối với quyền tài sản11 và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm cóthời hạn bảo hộ12 như sau:
  • Không tính bảo hộ trên cơ sở đời người:
+ Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
+ Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là 100 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.
  • Tính bảo hộ trên cơ sở đời người:
+ Tác phẩm khuyết danh (khi các thông tin về tác giả xuất hiện), các tác phẩm thuộc điểm a, b, c, d, đ, i, k, l, m khoản 1 điều 14 Luật SHTT có thời hạn bảo hộ là suốt cuộcđời tác giả + 50 năm tiếp theo năm tác giả chết. Trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
Như vậy, pháp luật về bảo hộ quyền tác giả của Việt Nam cũng tính bảo hộ theo 2 cách phù hợp với quy định trong Công ước Berne và Hiệp định TRIPS. Cụ thể, Khoản 1, điều 7 Công ước quy định thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; Điều 12 Hiệp định chỉ rõ: “Nếu thời hạn bảo hộ tác phẩm không được tính theo đời người, thời hạn đó không được dưới 50 năm kể từ khi kết thúc năm dương lịch mà tác phẩm được công bố một cách hợp pháp.” Quy định này cũng phù hợp với Việt Nam - một quốc gia đang phát triển, chưa dồi dào về kinh tế để có cơ hội tiếp cận sâu rộng với những thành tựu nhân loại, nhưng vẫn tuân thủ các cam kết đã ký trước đó.
Theo quy định của pháp luật, thời hạn bảo hộ này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31/12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả. Mọi hành vi khai thác, sửdụng mà không được sự cho phép đều là hành vi xâm phạm quyền (trừ trường hợp hạn chế quyền) và bị xử lý bởi các chế tài hình sự, dân sự, hành chính theo tính chất, mức độ, sự lắng nghe ý chí của tác giả, chủ sở hữu. Tuy nhiên, các trường hợp ngoại lệ, hạn chế độc quyền này đều “không mâu thuẫn với việc khai thác bình thường một tác phẩm và không làm tổn hại một cách bất hợp lí đến lợi ích hợp pháp của người nắm quyền” theo quy định tại điều 13 Hiệp định TRIPS. Thời gian bảo hộ là quy định thể hiện rõ nhất nguyên tắc cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền tác giả. Bởi khi thời hạn bảo hộ của tác phẩm chấm dứt thì độc quyền của chủ thể quyền cũng có sự thay đổi.
Quyền tài sản sẽ chấm dứt và chủ thể chỉ còn lại quyền nhân thân vốn đã được bảo hộ vô thời hạn. Sau đây, tác phẩm sẽ thuộc về công chúng để họ tiếp cận mạnh mẽ, khai thác tối đa và triệt để giá trị tác phẩm, tiếp tục sáng tạo và đóng góp vào văn hóa, kinh tế của xã hội. Cân bằng lợi ích ở đây là không chấm dứt hoàn toàn quyền của chủ thể quyền tác giả, bởi họ vẫn còn quyền nhân thân khôngai có thể xâm phạm, thể hiện sự tôn trọng nhất quán với công sức, trí tuệ của xã hội với thành quả sáng tạo của họ. Điều đặc biệt là quyền tiếp cận tri thức của công chúng vẫn được đảm bảo, hai bên hài hòa về mặt lợi ích.

5. Giới hạn về sự “xử sự công bằng” (Fair use) trong sử dụng tác phẩm đã công bố.

Điều 20 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019 quy định: “Chủ sở hữu được độc quyền khai thác, sử dụng tác phẩm thuộc quyền sở hữu của mình; nếu tổ chức, cá nhân nào khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản này hoặc quyền công bố tác phẩm thì phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu.” Tuy nhiên, luật cũng đặt ra hai trường hợp về sử dụng tác phẩm đã công bố như sau:
  • Sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả nhuận bút, thù lao.
  • Sử dụng tác phẩm không phải xin phép, phải trả nhuận bút, thù lao
Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900 6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ - Công ty luật Minh Khuê