1. Giá trị dinh dưỡng của mướp đắng 

                                                                                    Những ai không nên ăn mướp đắng?

Mướp đắng là một loại trái cây nhiệt đới, giống bầu được cho là mang lại nhiều lợi ích. Mướp đắng có thể được sử dụng như một loại thực phẩm, như một loại nước ép được gọi là nước ép karela, hoặc như một loại trà. Người Việt Nam còn có tên gọi khác cho mướp đắng là khổ qua, theo đông y thì mướp đắng có vị đắng, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt giải nhiệt, sáng mắt, thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát, làm mát tim, nhuận tràng, hạt của quả còn có công dụng bổ thận tráng dương. Mướp đắng có chứa các hợp chất được cho là có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh, chẳng hạn như tiểu đường. Chất chiết xuất từ ​​mướp đắng cũng được phổ biến rộng rãi dưới dạng thực phẩm chức năng.

Mướp đắng thuộc loại cây ôn đới/nhiệt đới, có lẽ có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Giống như các thành viên khác của họ Bầu bí, nó là loại cây leo nhanh, thường bám vào giàn hoặc leo theo hỗ trợ của một giàn mỏng và tua cuốn.

Vỏ của mướp đắng có đặc điểm vị đắng với các đường gờ mềm dọc theo chiều dài và bề mặt xù xì, tương tự như viên đá cuội. Màu sắc của vỏ chưa trưởng thành có thể thay đổi từ xanh lục nhạt đến xanh đậm và có thể có hình dạng thuôn hoặc hình bầu dục với đầu nhọn ở cuối hoa. Thịt quả bên trong có màu trắng và chứa các hạt nhám, ngoại hình gần giống với hạt bầu có rãnh. Khi quả trưởng thành, chúng trở nên cứng, chuyển sang màu vàng hoặc nâu.

Mướp đắng là nguồn cung cấp quan trọng của nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, bao gồm các loại vitamin và khoáng chất quan trọng.

 2. Tác dụng của quả mướp đắng

Làm đẹp da:

Khổ qua rất giàu glycoxit, protid, acid amin, Vitamin C, Vitamin E, có công dụng dưỡng sáng da, cấp ẩm, điều trị mụn trứng cá, vảy nến và bệnh chàm. Tùy theo sở thích, bạn có thể chọn cách thêm loại quả này vào thực đơn hàng ngày, đắp mặt nạ, uống theo dạng trà hoặc kết hợp tất cả. Sau một thời gian sử dụng đều đặn, làn da chắc chắn sẽ trở nên căng bóng, sạch khoẻ và sáng mịn hơn. Ngoài ra, Vitamin A và beta-carotene có trong khổ qua còn giúp điều trị quầng thâm, tăng cường sức khỏe cho mắt và hỗ trợ cải thiện thị lực.

Tăng cường hệ miễn dịch:

Khổ qua có chứa hoạt chất Momordica anti-human immuno virus protein (MAP30). Đây là loại protein có khả năng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ức chế quá trình lây nhiễm HIV của tế bào lympho T, kết hợp thúc đẩy globulin miễn dịch. Ngoài ra, khổ qua còn chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn quan trọng, giúp bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn

Điều trị bệnh đái tháo đường loại 2: 

Khổ qua rất giàu hàm lượng chất xơ, hỗ trợ làm giảm lượng đường trong máu (glucose) một cách đáng kể. Thành phần dưỡng chất này đồng thời cũng làm chậm quá trình tiêu hoá và hấp thụ glucose vào máu, giúp ngăn ngừa tình trạng đường trong máu tăng đột biến. Ngoài ra, khổ qua còn chứa hoạt chất polypeptide-P, được chứng minh có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường loại 2.

Chống ung thư tuyến tụy: 

Một trong những lợi ích đáng kinh ngạc của khổ qua là khả năng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư tuyến tụy. Khổ qua đã được chứng minh là có khả năng làm gián đoạn quá trình sản xuất glucose, làm ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Khổ qua cũng có thể giết chết các tế bào ung thư trong gan, ruột, vú, hoặc tuyến tiền liệt.

Giúp giảm cân: 

Khổ qua, giống như hầu hết các loại thực vật, có chứa rất ít calo và có thể làm bạn cảm thấy no lâu hơn, giúp nó trở thành một thực phẩm hữu ích trong quá trình giảm cân. Bạn có thể chuẩn bị khổ qua nhồi để tận hưởng lợi ích này. Các đặc tính giúp kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 cũng hỗ trợ việc giảm cân và duy trì sức khỏe. Ngoài ra, khổ qua cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng, điều này là một lý do khác khiến cho nó trở thành một phần quan trọng trong chế độ ăn giảm cân của bạn.

3. Những ai không nên ăn mướp đắng

Phụ nữ mang thai và cho con bú: 

                                                                               Những ai không nên ăn mướp đắng?

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai, dẫn đế sinh non. Đồng thời mướp đắng có khả năng gây đột biến gen. Vì thế, phụ nữ có thai không nên sử dụng mướp đắng nhất là khi mang thai ở giai đoạn đầu. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì trong loại quả này có một số thành phần mang độc tính nhẹ có thể được truyền qua sữa mẹ. Độc tính này không gây ảnh hưởng ở người lớn, nhưng lại có vấn đề với trẻ em vì vậy rất cần thận trọng khi sử dụng.

Người huyết áp thấp, hạ đường huyết:

Như đã nói ở trên, mướp đắng có tác dụng làm giảm huyết áp. Vì vậy, những người có tiền sử huyết áp thấp không nên ăn mướp đắng. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh tác dụng hạ đường huyết của mướp đắng. Charantin, Polypeptid-P và Vicine có trong mướp đắng giúp tạo ra tính hạ đường của nó. Cơ chế chính là làm giảm đường huyết và cải thiện sự dung nạp glucose. Như vậy, kể cả những người không có tiền sử huyết áp thấp cũng không nên ăn quá nhiều mướp đắng.

Người bị bệnh thiếu enzyme:

Bệnh thiếu enzyme là bệnh di truyền phổ biến do cơ thể không đủ men glucose-6-phosphate giúp tế bào hồng cầu hoạt động bình thường. Người bệnh thiếu men sau khi ăn mướp đắng sẽ xuất hiện các triệu chứng thiếu máu, đau đầu, sốt, đau dạ dày, thậm chí bị hôn mê hơn. Đặc biệt, độc tố vicine trong mướp đắng có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gây ra triệu chứng nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê. 

Người có bệnh tiêu hóa: 

                                                                           Những ai không nên ăn mướp đắng?

Đối với người khỏe mạnh, ăn mướp đắng có thể giúp kích thích tiêu hóa, làm tăng tiết men tiêu hóa. Tuy nhiên, với những trường hợp hệ tiêu hóa yếu thì không nên ăn món ăn này. Ăn mướp đắng ở người có vấn đề về hệ tiêu hóa có nguy cơ gây ra tiêu chảy, lỵ, hoặc một số bệnh ở dạ dày. Mướp đắng cũng có nguy cơ gây độc hại tế bào gan ở động vật. Một thử nghiệm trên động vật cho thấy enzyme gan tăng cao và có sự thay đổi về hình dáng tế bào gan sau khi ăn mướp đắng.

Người bị bệnh gan, thận:

Mướp đắng rất khó tiêu, có khả năng gây đầy hơi nên người bị bệnh về gan, thận không nên ăn. Những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) cũng nên tránh xa thực phẩm có vị đắng này.

Người bị bệnh thiếu men G6PD sau khi ăn mướp đắng sẽ xuất hiện các triệu chứng thiếu máu, đau đầu, sốt, đau dạ dày, thậm chí bị hôn mê. Đặc biệt, chất Vincine trong mướp đắng có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gây ra triệu chứng nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.

Người bị bệnh tiểu đường: 

Mướp đắng có thể giúp giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiến, nếu đang dùng thuốc để hạ thấp lượng đường thì việc ăn thêm mướp đắng có thể khiến mức đường trong máu xuống thấp hơn cho phép, không tốt cho sức khỏe. Nếu mắc bệnh tiểu đường nhưng muốn ăn mướp đắng, bệnh nhân nên sắp xếp thời gian xen kẽ hợp lý giữa thuốc và loại quả này để bảo vệ sức khỏe.

Người vừa phẫu thuật: 

Người vừa phẫu thuật thường có huyết áp và đường huyết chưa ổn định, cần nghỉ ngơi để phục hồi một thời gian. Mướp đắng với tính chất làm hạ đường huyết và hạ huyết áp sẽ làm mất ổn định cân bằng trong cơ thể người bệnh. Đồng thời, mướp đắng còn cản trở quá trình tự điều hòa và kiểm soát đường huyết trong cơ thể người bệnh vừa phẫu thuật. Chính vì vậy, nên tạm dừng ăn mướp đắng 2 tuần sau khi phẫu thuật để tránh gặp phải những tác dụng không tốt do quả mướp đắng gây ra như đâu đầu, chóng mặt, buồn nôn,...

Người thiếu canxi: 

Axit oxalic trong khổ qua có thể ngăn cản sự hấp thu canxi trong cơ thể. Để tối ưu hóa việc hấp thu canxi từ thực phẩm, người bình thường nên luộc khổ qua trước khi tiêu thụ để loại bỏ một phần axit oxalic và vị đắng. Người thiếu canxi nên tránh tiêu thụ khổ qua hoặc tiêu thụ nó một cách hạn chế.

Trẻ em: 

Mặc dù mướp đắng ít độc hại đối với người lớn, nhưng có thể gây ra vấn đề cho trẻ em. Một số nghiên cứu trước đây đã cho thấy rằng hạt mướp đắng có thể gây hư thai và quả mướp đắng có khả năng gây đột biến gen. Do đó, không nên cho trẻ em tiêu thụ mướp đắng.

Tham khảo thêm: Tổng hợp 11 loại thực phẩm probiotic siêu tốt cho sức khỏe