Mục lục bài viết
- 1. Khái niệm bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?
- 2. Các chế độ của bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?
- 3. Mức đóng BHXH tự nguyện
- 4. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện
- Mức đóng BHXH tự nguyện
- Mức hỗ trợ và đối tượng được hỗ trợ tiền tham gia BHXH tự nguyện
- Phương thức hỗ trợ
- Nguồn hỗ trợ
- 5. Phương thức đóng
- 6. Mức hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Khuê, với câu hỏi của bạn thì Luật sư của chúng tôi xin được giải đáp như sau:
1. Khái niệm bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?
2. Các chế độ của bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?
3. Mức đóng BHXH tự nguyện
- Từ ngày 01/01/2016 người tham gia BHXH tự nguyện đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở, như sau:
Mtnt = CN + m x 50.000 (đồng/tháng)
Trong đó:
- Mtnt: mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn;
+ CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm đóng (đồng/tháng. Hiện nay mức chuẩn hộ nghèo ở khu vực nông thôn theo quy định của Chính phủ là 700.000 đồng.
+ m: Tham số tự nhiên có giá trị từ 0 đến n.
4. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện
Mức đóng BHXH tự nguyện
Theo quy định pháp luật, kể từ 01/01/2018, người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chính sách hỗ trợ tiền đóng Bảo hiểm xã hội của Nhà nước theo tỉ lệ % trên mức đóng hàng tháng. Mức hỗ trợ từ 10% đến 30%. Mức đóng hàng tháng được xác định bằng mức thu nhập chuẩn hộ nghèo (700.000đ/tháng).
Mức hỗ trợ và đối tượng được hỗ trợ tiền tham gia BHXH tự nguyện
Tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng, mức hỗ trợ được quy định như sau:
– Mức hỗ trợ bằng 30% đối với người tham gia thuộc hộ nghèo.
Tương ứng số tiền được hỗ trợ đóng hàng tháng là 46.200 đồng.
– Mức hỗ trợ bằng 25% đối với người tham gia thuộc hộ cận nghèo.
Tương ứng số tiền được hỗ trợ đóng hàng tháng là 38.500 đồng.
– Mức hỗ trợ bằng 10% đối với người tham gia thuộc các đối tượng khác.
Tương ứng số tiền được hỗ trợ đóng hàng tháng là 15.400 đồng.
Như vậy, đối với người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo, với mức thu nhập lựa chọn là 700 nghìn đồng/tháng sẽ được Nhà nước hỗ trợ 46.200 đồng và chỉ phải đóng 107.800 đồng mỗi tháng (tương ứng chỉ 4.000 đồng mỗi ngày).
- Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).
Phương thức hỗ trợ
+ Người tham gia BHXH tự nguyện thuộc đối tượng được hỗ trợ nộp số tiền đóng BHXH phần thuộc trách nhiệm đóng của mình cho cơ quan BHXH hoặc đại lý thu;
+ Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan BHXH tổng hợp số đối tượng được hỗ trợ, số tiền thu của đối tượng và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ (mẫu D06-TS), gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ BHXH.
Nguồn hỗ trợ
Kinh phí hỗ trợ tiền đóng Bảo hiểm xã hội cho người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện do ngân sách địa phương đảm bảo theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành.
Hội nghị tuyên truyền BHXH tự nguyện tại huyện Phú Lộc (TT-Huế)
Chính sách hỗ trợ tiền đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện là chính sách rất nhân văn, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với các đối tượng chưa tham gia Bảo hiểm xã hội; thể hiện quyết tâm hướng đến mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân; mọi người dân đều được chăm lo an sinh xã hội, có thu nhập ổn định khi tuổi già, mất khả năng lao động.
5. Phương thức đóng
- Đóng hằng tháng;
- Đóng 03 tháng một lần;
- Đóng 06 tháng một lần;
- Đóng 12 tháng một lần;
- Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
- Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
- Thay đổi phương thức đóng BHXH tự nguyện:
+ Người đang tham gia BHXH tự nguyện được thay đổi phương thức đóng BHXH tự nguyện. Việc thay đổi phương thức đóng BHXH tự nguyện được thực hiện ít nhất là sau khi thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.
+ Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đã lựa chọn một trong các phương thức đóng quy định tại Khoản 1 Điều này mà đủ điều kiện đóng một lần cho những năm còn thiếu (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và thời gian đóng BHXH còn thiếu tối đa 10 năm) thì được lựa chọn đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu ngay khi đủ điều kiện mà không phải chờ thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.
* Thời điểm đóng BHXH tự nguyện thực hiện như sau:
- Trong tháng đối với phương thức đóng hằng tháng;
- Trong 03 tháng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần;
- Trong 04 tháng đầu đối với phương thức đóng 06 tháng một lần;
- Trong 07 tháng đầu đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.
- Thời điểm đóng BHXH đối với trường hợp đóng một lần cho nhiều năm về sau hoặc đóng một lần cho những năm còn thiếu được thực hiện tại thời điểm đăng ký phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng.
- Quá thời điểm đóng BHXH theo quy định mà người tham gia BHXH tự nguyện không đóng BHXH thì được coi là tạm dừng đóng BHXH tự nguyện. Người đang tạm dừng đóng BHXH tự nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH với cơ quan BHXH. Trường hợp có nguyện vọng đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó thì số tiền đóng bù được tính bằng tổng mức đóng của các tháng chậm đóng, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng.