Mục lục bài viết
- 1. Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính theo Pháp lệnh số 29/2006/PL-UBTVQH11
- 2. Hạn chế còn tồn tại trong điều kiện khởi kiện vụ án hành chính
- 3. Cơ sở pháp lý điều kiện khởi kiện vụ án hành chính theo pháp luật hiện hành
- 4. Phân tích điều kiện khởi kiện vụ án hành chính
- 5. Khái niệm khởi kiện vụ án hành chính
Khách hàng: Kính thưa luật sư Minh Khuê, theo Pháp lệnh số 29/2006/PL-UBTVQH11 điều kiện khởi kiện vụ án hành chính là gì? Chúng còn những hạn chế nào? Hiện nay điều kiện khởi kiện vụ án hành chính được quy định ở đâu?
Cảm ơn!
Trả lời:
1. Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính theo Pháp lệnh số 29/2006/PL-UBTVQH11
Theo điều 2 Pháp lệnh số 29/2006/PL-UBTVQH11 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính quy định như sau:
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về các khiếu kiện quy định tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 16 Điều 11 của Pháp lệnh này trong các trường hợp sau đây:
+ Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng, hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết mà không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai;
+ Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai;
+ Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu trong trường hợp pháp luật quy định không được quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai;
+ Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về khiếu kiện quy định tại khoản 17 Điều 11 của Pháp lệnh này trong các trường hợp sau đây:
+ Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết đó và không tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
+ Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết đó.
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về khiếu kiện quy định tại khoản 18 Điều 1l của Pháp lệnh này nếu đã khiếu nại với cơ quan lập danh sách cử tri, nhưng không đồng ý về cách giải quyết của cơ quan đó.
- Cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về khiếu kiện quy định tại khoản 19 Điều 11 của Pháp lệnh này nếu đã khiếu nại với người đã ra quyết định kỷ luật, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó và không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo.
- Cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về khiếu kiện quy định tại khoản 20 Điều 1l của Pháp lệnh này nếu đã khiếu nại với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó.
- Cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về khiếu kiện quy định tại khoản 21 Điều 11 của Pháp lệnh này nếu đã khiếu nại với Hội đồng cạnh tranh hoặc Bộ trưởng Bộ Thương mại, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó.
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về khiếu kiện quy định tại khoản 22 Điều 11 của Pháp lệnh này theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1à thành viên về các khiếu kiện đó.
2. Hạn chế còn tồn tại trong điều kiện khởi kiện vụ án hành chính
Theo quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về các khiếu kiện quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh khi đã khiếu nại vối người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay có nhiều trường hợp cơ quan hành chính nhà nước ban hành các quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai nhưng sau đó không thực hiện việc giải quyết khiếu nại lần đầu theo đơn khiếu nại của đương sự, do vậy đương sự không thể thực hiện việc khiếu kiện hành chính trong khi thời hạn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo đã hết.
Mặt khác, phần lớn các khiếu nại của người dân không được các cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước giải quyết thấu đáo. Việc trả lời của các cơ quan hành chính thường không đúng theo quy định của pháp luật. Chẳng hạn việc ban hành quyết định giải quyết khiếu nại không đúng quy định của pháp luật, mà thường ban hành văn bản dưới dạng công văn hoặc thông báo để trả lời cho người khiếu nại, gây khó khăn cho họ trong việc khởi kiện tại Toà án. Việc xử lý các văn bản không đúng hình thức nêu trên, được các Tòa án giải quyết rất khác nhau. Có Tòa án chấp nhận các văn bản đó là có giá trị như quyết định giải quyết khiếu nại nhưng cũng có nhiều Tòa án không chấp nhận văn bản đó có giá trị pháp lý dẫn đến việc đương sự không khởi kiện được.
Tổ chức, cá nhân không đồng ý với quyết định hành chính, hành vi hành chính thì có thể khởi kiện vụ án hành chính (không đặt ra yêu cầu về việc cá nhân, tổ chức đó phải khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc lần hai). Theo đó việc đơn giản hoá điều kiện khỏi kiện vụ án hành chính là một trong những yếu tố để tăng thẩm quyền cho Toà án nhân dân giải quyết các khiếu kiện hành chính, đồng thòi tạo thuận lợi cho người dân trong việc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án để bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của mình, đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp đã được xác định trong Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Bên cạnh đó, khiếu kiện đối với hành vi hành chính ở bất cứ lĩnh vực nào thì cũng cần qua thủ tục khiếu nại trước, vì việc thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan hành chính, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nên để cơ quan hành chính đó xem xét trước, tránh việc khiếu kiện tràn lan và việc để cơ quan hành chính giải quyết khiêu nại đối với hành vi hành chính trước khi cho phép khởi kiện ra Toà án sẽ tạo điều kiện cho các đương sự có thêm chứng cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; bởi lẽ, theo định nghĩa tại Điều 4 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì hành vi hành chính có thể là hành động hoặc không hành động và như vậy, khi Toà án thụ lý giải quyết vụ án thì sẽ gặp khó khăn không chỉ ỏ việc xác định hành vi bị khiếu kiện có phải hành vi hành chính hay không mà còn khó khăn trong việc thu thập và đánh giá chứng cứ.
3. Cơ sở pháp lý điều kiện khởi kiện vụ án hành chính theo pháp luật hiện hành
- Điều 115 Luật tố tụng hành chính năm 2015 về quyền khởi kiện vụ án, cụ thể như sau:
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó.
+ Tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trong trường hợp không đồng ý với quyết định đó.
+ Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án về danh sách cử tri trong trường hợp đã khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại đó.
4. Phân tích điều kiện khởi kiện vụ án hành chính
Trong pháp luật tố tụng hành chính, đánh giá điều kiện khởi kiện của người khởi kiện là một trong những bước đầu tiên khi thực hiện hồ sơ vụ án. Do vậy, người khởi kiện phải biết được Quyền khởi kiện vụ án hành chính là gì? Liên quan đến điều kiện khởi kiện được quy định tại Điều 115 của Luật tố tụng hành chính năm 2015 như sau:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó.
- Tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trong trường hợp không đồng ý với quyết định đó.
- Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án về danh sách cử tri trong trường hợp đã khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại đó.
Khi căn cứ vào điều 115 của Luật tố tụng hành chính năm 2015 thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại thì có quyền khởi kiện theo quy định tại điều 115 của Luật tố tụng hành chính năm 2015. Để đánh giá điều kiện khởi kiện của người khởi kiện cũng như thu thập chứng cứ, tìm ra những cơ sở pháp lý để bảo về quyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện.
5. Khái niệm khởi kiện vụ án hành chính
Khởi kiện vụ án hành chính là chủ thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trong thời hạn luật định, nếu khiếu nại đến cơ quan hành chính nhà nước đã ra quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chínhkhông được giải quyết hoặc không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại đó thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Khởi kiện vụ án hành chính được thể hiện dưới hình thức văn bản gọi là đơn kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền.
Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật Minh Khuê (Sưu tầm và Biên soạn).