Mục lục bài viết
- 1. An ninh quốc gia và nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia là như thế nào?
- 2. Khái niệm tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội?
- 3. Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội quy định trong Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017?
- 4. Bình luận tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội là gì?
- 4.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
- 4.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
- 4.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể và dấu hiệu mục đích phạm tội là như thế nào?
- 4.4. Khách thể
1. An ninh quốc gia và nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia là như thế nào?
An ninh quốc gia là sự ổn định và phát triển vững mạnh về mọi mặt: chế độ xã hội, dân cư, không gian sinh tồn, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khả năng phòng thủ đất nước; sự bảo đảm an toàn, trật tự tổ chức đời sống lao động, sinh hoạt xã hội của dân cư theo pháp luật của một quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.
. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia là như thế nào?
+ Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
+ Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lí thống nhất của Nhà nước ; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt.
+ Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế - văn hoá, xã hội ; phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh, quốc phòng với hoạt động đối ngoại.
+ Chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm :
+ Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị an ninh, tình báo, cảnh sát, cảnh vệ công an nhân dân .
+ Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị bảo vệ an ninh quân đội, tình báo quân đội nhân dân.
+ Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển là cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia ở khu vực biên giới trên đất liền và trên biển.
.Các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm : Vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học kĩ thuật, nghiệp vụ, vũ trang.
Trật tự, an toàn xã hội : trạng thái xã hội bình yên trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật, các quy tắc và chuẩn mực đạo đức, pháp lí xác định.
Đấu tranh giữ gìn trật tự an toàn xã hội bao gồm : Chống tội phạm ; giữ gìn trật tự nơi cộng cộng ; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ; phòng ngừa tai nạn ; bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường... Bảo vệ trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, lực lượng Công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt và có chức năng tham mưu, hướng dẫn và trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự công cộng, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tham gia phòng ngừa tai nạn, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường.
Tội xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chế độ xã hội, chế độ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xâm hại sự tồn tại, sự vững mạnh của chính quyền nhân dân.
Một đất nước muốn bền vững, giàu mạnh thì cần trừng trị nghiêm khắc những tư tưởng, hành động nhằm chống phá chính quyền nhà nước, phá hủy hệ thống cơ quan chính quyền. Do vậy, mỗi quốc gia đều ban hành quy định về tội phạm này.
Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là nhóm tội phạm được quy định tại chương đầu tiên trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự. Nhóm tội phạm này có tính chất nguy hiểm cho xã hội rất đặc biệt vì có khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội giữ vị trí quan trọng có tính quyết định trong hệ thống các quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự. Đó là an ninh quốc gia. Đảm bảo an ninh quốc gia là điều kiện cần thiết cho sự đảm bảo các quan hệ xã hội khác. Trong đó, an ninh quốc gia được hiểu “là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chù nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quổc Xét về cơ cấu, an ninh quốc gia còn được hiểu là tổng thể các vấn đề an ninh trên các lĩnh vực khác nhau như an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng - văn hoá, an ninh xã hội, an ninh quốc phòng, an ninh đối ngoại... Trong đó, an ninh chính trị là trung tâm, giữ vai trò quyết định của an ninh quốc gia. Trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia có tội có thể xâm phạm an ninh quốc gia trong tổng thể nhưng cũng có tội chỉ có thể xâm phạm an ninh quốc gia thuộc lĩnh vực cụ thể nhất định. Tuy nhiên, tội xâm phạm an ninh quốc gia thuộc lĩnh vực chính trị cũng được coi là xâm phạm an ninh quốc gia trong tổng thể do ý nghĩa quyết định của lĩnh vực an ninh này.
2. Khái niệm tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội?
Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội là hành vi tội phạm xâm phạm đến việc thực hiện đúng đắn các chính sách lớn của nhà nước về kinh tế - xã hội. Hành vi phá hoại thể hiện như cản trở việc thực hiện chính sách, không chấp hành, thực hiện ngược lại hoặc dây dưa, trì trệ kéo dài việc thực hiện. Hành vi phạm tội có thể do một người hoặc một số người cùng thực hiện.
Tội danh này thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chế độ xã hội, chế độ Nhà nước, xâm hại sự tồn tại, sự vững mạnh của chính quyền nhân dân và được đề cập lần đầu tiên tại Bộ luật hình sự 1985.
Chính vì tính chất đặc biệt nguy hiểm, xâm phạm đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội mà Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội cũng như các tội xâm phạm an ninh quốc gia khác mà luật hình sự quy định hình phạt áp dụng đối với nhóm tội danh này rất nghiêm khắc như: tử hình, tù chung thân, tù có thời hạn với mức cao.
3. Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội quy định trong Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017?
Điều 115. Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
4. Bình luận tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội là gì?
Điều luật gồm 3 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội; khoản 2 quy định khung hình phạt giảm nhẹ cho trường hợp ít nghiêm trọng và khoản 3 quy định khung hình phạt cho trường họp chuẩn bị phạm tội.
Theo khoản 1 của điều luật, tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội có các dấu hiệu pháp lý sau:
4.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS/ ’
4.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phá hoại việc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội được quy định là hành vi cản trở việc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội. Hành vi cản trở việc thực hiện các chính sách này có thể thể hiện dưới các dạng hành vi cụ thể khác nhau tuỳ thuộc vào địa vị pháp lý của chủ thể đối với chính sách cần thực hiện như trì hoãn việc triển khai thực hiện, triển khai thực hiện sai, không thực hiện, lôi kéo, kích động người khác không thực hiện, cản trở người khác thực hiện V.V.. Chính sách cần thực hiện và bị cản trở có thế là tất cả các sách lược và kế hoạch cụ thể của Nhà nước nhằm đạt mục đích nhất định về kinh tế, về xã hội. Việc thực hiện các chính sách này là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
4.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể và dấu hiệu mục đích phạm tội là như thế nào?
Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý. Mục đích phạm tội được quy định là mục đích chống chính quyền nhân dân.
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt giảm nhẹ có mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm được áp dụng cho người phạm tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội trong trường hợp ít nghiêm trọng. Đây là trường hợp phạm tội do có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên đã làm giảm đáng kể mức độ nguy hiểm của người phạm tội và hành vi phạm tội hoặc là trường hợp “người phạm tội có vị trí, vai trò thứ yếu, không đáng kể trong vụ án có đồng phạm”. Các tình tiết giảm nhẹ ở đây có thể là: Người phạm tội đã chủ động ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm; phạm tội chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; phạm tội vì bị người khác đe dọa, cưỡng bức; người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải...
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt có mức phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm được âp dụng cho trường hợp chuẩn bị phạm tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội. Quy định này là điểm mới của BLHS năm 2015 so với BLHS năm 1999, thể hiện rõ đường lối xử lý có sự phân hóa trách nhiệm hình sự một cách rõ ràng giữa trường hợp chuẩn bị phạm tội và trường họp tội phạm hoàn thành ở tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội.
4.4. Khách thể
Hành vi nêu trên xâm phạm đến chế độ kinh tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm giảm hiểu quả của hoạt động quản lý của Nhà nước về kinh tế – xã hội
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê