Mục lục bài viết
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật Minh Khuê
Trong công cuộc phòng chống tham nhũng nói chung hiện nay đang diễn ra quyết liệt mạnh mẽ. Các hành động quyết liệt từ phía chính quyền đã đưa ra ánh sáng nhiều vụ tham nhũng có quy mô lớn. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh các hành động ngăn ngừa từ bên trong không cho tham nhũng có cơ hội phát triển nhanh và lớn mạnh như trước đang được triển khai xây dựng. Với các quyết tâm cao của cả hệ thống chính quyền chúng ta đang từng bước thanh lọc những phần tử xấu, cán bộ, công chức tha hoá ra khỏi nhà nước. Tham nhũng có nhiều loại, một trong số đó là tham ô tài sản. Tội tham ô tài sản được ban chỉ đạo Trung Ương về phòng chống tham nhũng nêu cao trong quá trình thực hiện các công việc ngăn ngừa, đấu tranh phòng chống tham nhũng. Về vấn đề của tội tham ô tài sản này, ta có thể thấy ở một số điều như thế nào?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900 6162
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Luật sư tư vấn:
1. Một số đặc điểm của tội tham ô tài sản?
Tham ô tài sản là tội nặng nhất trong tất cả các tội tham nhũng. Khung hình phạt cơ bản đã là phạt tù từ 2 đến 7 năm, nặng nhất có thể lên đến 20 năm tù, tù chung thân, tử hình. Lý do là bởi vì tội tham ô làm lãng phí tài sản của nhà nước nhiều nhất, gây thiệt hại vật chất nhiều nhất.Theo điều 353 bộ luật hình sự (tội tham ô tài sản) thì “ 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.
Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại mục I chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm”
Theo quy định trên, chủ thể của tội phạm bắt buộc phải là người có chức vụ,quyền hạn. Nhưng nếu phạm tội với tư cách là đồng phạm thì không cần phải mang quyền lực nhà nước, chỉ cần đảm bảo yếu tố tham nhũng gây thiệt hại từ 2 đến dưới 100 triệu đồng là bị xét xử về tội này rồi.
Cũng như quy định tại khoản 1 đã nêu, tham nhũng là tội phạm hình sự thuộc loại nghiêm trọng nếu đã vi phạm lần thứ hai. Còn với lần đầu vi phạm, tội tham nhũng chỉ bị xử lý kỷ luật theo hình thức xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức,cách chức và không được bổ nhiệm chức danh quản lý lãnh đạo, buộc thôi việc. Cụ thể với mỗi hành vi như sau:
Khiển trách: áp dụng đối với vi phạm lần đầu, hành vi gây hậu quả ít nghiêm trọng.
Cảnh cáo: áp dụng đối với trường hợp bị xử ký kỷ luật bằng hình thức khiển trách một lần mà còn tái phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng hành vi gây hậu quả nghiêm trọng.
Giáng chức: áp dụng đối với trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo một lần mà còn tái phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng hành vi gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Cách chức: áp dụng đối với trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức một lần mà còn tái phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng hành vi gây gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tuy nhiên chưa đến mức bị buộc thôi việc; bên cạnh đó công chức có thái độ ăn năn, hối lỗi, sửa chữa lỗi lầm, tích cực khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ mức xử phạt khác.
Buộc thôi việc: áp dụng đối với trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức một lần mà còn tái phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng hành vi gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
2. Nguyên nhân của tham ô tài sản là gì?
Căn nguyên của tham ô xuất phát từ chính sự quản lý lỏng lẻo về kiểm tra, giám sát của nhà nước lên hoạt động của người có chức vụ, quyền hạn. Nói cách khác, nguyên nhân xuất phát từ việc chưa có cơ chế quản lý kiểm soát quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn trong khi quản lý tài sản nhà nước. Hiện nay quyền lực sử dụng tài sản công của người có trách nhiệm quản lý tài sản công quá lớn. Họ được quyền làm bất kể điều gì liên quan đến tài sản nhà nước đó. Nên đôi khi dẫn đến, lạm quyền, lợi dụng,lạm dụng chức vụ, quyền hạn tham ô, biển thủ tài sản của nhà nước. Trong khi đó, hoạt động của bộ máy lại thiếu sự chi phối, kiểm soát quyền lực, nhất là quyền quản lý tài sản công của người khác dẫn tới cơ quan nhà nước nói riêng và công dân nói chung không thể tiếp cận được quyền lực và hoạt động làm việc của người được giao nhiệm vụ quản lý tài sản nhà nước. Đây là lỗ hổng cho người có chức tước trèo qua đục lợi.
Nước ta đang còn là một nước có thu nhập trung bình, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, kinh tế chưa phát triển. Trong khi đó sự phát triển của đất nước đỏi hỏi nước ta phải chi rất nhiều khoản chi, mà hiện giờ một trong các khoản chi nhiều nhất là tiền lương cho người làm trong hệ thống chính trị. Tuy nhiên, nước ta biên chế cán bộ, công chức, viên chức lại nhiều mà ngân sách lại ít dẫn đến tiền lương chi trả cho người làm việc trong hệ thống chính trị rất thấp. Theo nghiên cứu và thực tiễn cho thấy, lương công chức, viên chức mới vào nghề với nhiều người, ở nhiều nơi còn chưa đủ chi trả cho cuộc sống thường ngày. Lương bộ trưởng phải ngót 40 năm mới mua được một căn nhà giá bình dân. Vậy thì bài toán đặt ra cho chúng ta là với nguồn sống thấp như vậy ngoài tham ô cũng như các tội phạm tham nhũng khác thì cán bộ, công chức, viên chức sẽ không đủ tiền lương nuôi sống bản than và gia đình họ. Đây được xem như một lý do buộc phải chấp nhận và tìm cách tháo gỡ hiện nay.
Tham ô tài sản xuất phát từ đạo đức người cán bộ bị suy thoái. Việc phẩm chất trong sach, cao đẹp của người công bộ, đầy tớ trung thành của nhân dân bị tụt xuống khiến cho phát sinh tiêu cực trong quá trình làm việc. Do đạo đức là một phạm trù rộng mà nội hàm của nó được xác điịnh rất bản chất và có tính định tính nên khó có thể xác định đúng đắn đạo đức một người thông qua những hành vi bên ngoài. Hiện tại khoa học vẫn chưa đưa ra được một thang đo cụ thể nào cho đạo đức, chúng ta cũng chỉ thông qua những hành động, suy nghĩ, tư tưởng một người dể phán đoán về đạo đức người đó. Chính vì vậy, trong công việc, việc xác định sai đạo đức một hoặc nhiều cá nhân chủ thể là chuyện bình thường. Mà một khi giao nhiệm vụ, phân quyền cho những người này nắm giữ thì với sự tha hoá, biến chất về đạo đức cách mạng, lối sống, tác phong làm việc, những chủ thể này sẽ lợi dụng những sơ hở của các tình huống thực tiễn để tham ô tài sản. Đúng hơn, không phải ai cũng tham ô, chỉ người thiếu đạo đức mới tham ô. Vì tội tham ô tài sản ở đây được xác định là lỗi cố ý nên không thể không bàn đến khía cạnh đạo đức. Mục đích của tội phạm là để chiếm đoạt và sử dụng trái phép tài sản tham ô có được. Với sự trục lợi cá nhân đó chủ thể tội phạm thể hiện rõ bản chất tham lam, gian dối khi biển thủ tài sản.
3. Các lý do khiến tham ô khó phát hiện là gì?
Các biện pháp kiểm tra, kiểm kê, tính toán tài sản thuộc thẩm quyền quản lý của người có chức vụ, quyền hạn còn kém, không phát hiện được tham ô để nó có cơ hội phát triển, và trong nhiều trường hợp là phát triển ở nhiều nơi làm thực trạng càng thêm khó khăn.Hiện nay các phương pháp tính toán, kiểm tra, kiểm kê tài sản công vẫn chưa đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác phòng chống tội phạm tham ô tài sản. Có thể có nhiều lý do mà những phương pháp này không có nhiều tác dụng, chẳng hạn như, mức độ cao cấp của phương pháp làm việc đó thấp. Mà thường chỉ là những phương pháp đơn giản nên bị đối tượng phạm tội tham ô qua mắt. Có thể lý do lại là thiếu sự hỗ trợ khi thực hiện công việc như thiếu sự giúp đỡ từ phía cơ quan tổ chức hữu quan, thiếu công cụ, máy móc hiện đại giúp dỡ, thiếu dữ liệu, số liệu đáng có, và đôi khi là những người phát hiện tham ô tài sản này thiếu kiến thức chuyên môn không tìm ra được sự thật… dẫn tới thiếu bằng chứng cụ thể buộc tội đối tượng tham ô tài sản.
Thủ đoạn tham ô của người có chức vụ, quyền hạn tinh vi và thường là hành động kín, khó tiếp cận từ bên ngoài. Ngay trong tư duy của người phạm tội, họ đều biết để lộ ra hành vi tham ô tài sản là một điều nguy hiểm cho họ bất kể họ có hiểu biết đầy đủ về pháp luật hay không. Chính vì vậy, hành vi tham ô thường được gói gọn thực hiện một cách nhanh chóng, âm thầm và lợi dụng các kẽ hở của pháp luật, tranh thủ nhanh các tình huống có thể xảy ra chớp thời cơ để phạm tội. Dù là phạm tội cá nhân hay phạm tội có tổ chức thì vì là hành vi gian lận ở mức độ cao cũng như các đối tượng biết hoặc tựu chung là pháp luật quy định phải biết ít nhiều hậu quả của tham ô có thể sảy ra. Cũng như có những trường hợp người phạm tội có hiểu biết về pháp luật nên biết được mức độ xử lý thế nào. Nên các chủ thể thường trong tâm lý lo sợ khi bị phát hiện nên giấu giếm rất kỹ. Bên cạnh đó, kế hoạch phạm tội của các tội phạm thường là kỹ lưỡng, tính đến nhiều khả năng sảy ra để dự phòng, kể cả hành vi chạy án, đưa hối lộ để giảm nhẹ tội. Nên tham ô vẫn còn nhiều trường hợp chưa phát hiện hết được.
4. Các giải pháp cho nạn tham ô tài sản hiện nay là gì?
Đưa ra tờ trình về việc tạo ra quy phạm pháp luật chứa đựng những thông tin có các giải pháp cho nạn tham ô tài sản, sau đó xây dựng dự thảo luật ban hành một số điều khoản quy định rõ phương thức thực hiện để giảm thiểu nạn tham ô. Đó là: quy định vào trong luật những quy phạm pháp luật có tính ràng buộc người có chức vụ, quyền hạn quản lý tài sản khi đang thi hành công vụ. Tạo các quy phạm chi phối quyền lực, kiểm soát, giám sát tốt quyền lực người có chức vụ quyền hạn. Xây dựng cơ chế thi hành luật quản lý quyền lực các chủ thể đang giữ quyền quản lý tài sản công, từ đó tạo điều kiện theo dõi từ bên trong các hoạt động sử dụng tài sản công của nhà nước, ví dụ đối với người nắm giữ ngân sách quản lý các ngân quỹ ở Trung Ương cũng như địa phương. Từ đó hạn chế tối đa tình trạnh tham ô tài sản.
Phát triển kinh tế đất nước, đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế then chốt, tích cực điều tiết nền kinh tế đất nước tạo đà tăng trưởng cao để kinh tế nước ta phát triển nhanh nhất có thể. Một khi kinh tế phát triển, tất cả các lĩnh vực khác của xã hộ sẽ phát triển đi lên. Khi đó đời sống cả toàn dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người GDP tăng, thu nhập của quan chức cũng tăng tạo nên cơ chế trong xã hội thuận lợi để người làm việc cho cơ quan nhà nước có thể yên tâm làm việc, không gặp trở ngại về lương bổng thấp phải chấp nhận tham ô tài sản để đảm bảo thu nhập. Giải ngân ngân sách tốt, nâng cao hiệu quả của giải ngân ngân sách, đồng thời tìm thêm nhiều biện pháp, giải pháp giải ngân mới trong thời kì thiếu hụt, thâm thụt ngân sách như hiện nay. Thực hành chi tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực để tránh thất thoát cho nhà nước. Nói chung tạo ra một nguồn lớn tiền trong ngân sách trong tương lai tới để chi trả thêm tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức. Nâng cao chế độ tiền lương, tiền phụ cấp, trợ cấp cho người làm trong bộ máy hệ thống chính trị đảm bảo cho họ ổn định kinh tế, không cần tham nhũng.
Tuyên truyền, giáo dục đạo đức lối sống, tác phong cách mạng. Nâng cao vai trò của phẩm chất tốt trong lao động và làm việc. Đấu tranh chống quan liêu, suy thoái đạo đức cách mạng, đạo đức lối sống, phản bác những hành động tiêu cực trong bộ máy cơ quan công quyền cũng như các doanh nghiệp. Nêu gương những tấm gương tốt trong gìn giữ, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, đồng thời cũng cần phải có phần thưởng cho các cá nhân liêm khiết, không tham ô. Tích cực chủ động tạo môi trường hoạt động và sinh hoạt lành mạnh trong đơn vị, cơ quan, tổ chức, không để những người có chức vị lợi dụng cơ hội để trục lợi.
5. Những hành động Nhà nước đã làm để chống tham ô như thế nào?
Thực hiện công khai, minh bạch trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, về bố trí,quản lý, sử dụng tài sản công hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác (Cơ sở pháp lý điểm b khoản 1 điều 10 luật phòng chống tham nhũng 2018).
Thực hiện trách nhiệm giải trình: Đây là quy định thuận lợi tạo điều kiện cho bị tác động bởi quyền lực quản lý tài sản của quan chức có cơ hội để yêu cầu quan chức giải trình những sai sót, thiếu hụt, mất tài sản công khi họ tìm thấy có vi phạm bên trong.( cơ sở pháp lý điều 15 luật phòng chống tham nhũng 2018)
Xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ: Cơ quan, tổ, chức đơn vị tự ban hành và thực hiện chế độ định mức, tiêu chuẩn, chế độ và kiểm tra thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật khi xảy ra. Kiên quyết xử lý người có chức vụ quyền hạn thụ hưởng vượt quá giới hạn định mức, tiêu chuẩn, chế độ; hưởng chế độ, định mức, tiêu chuẩn ngoài phạm vi thẩm quyền hoặc hạ thấp để rút ruột định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhằm tư lợi.
Thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị: Đây là quy định nhằm hướng đến thay đổi đạo đức người có chức quyền. khi ban hành và thực hiện quy tắc ứng xử này, nhà nước hướng tới việc thanh tẩy dần dần những khuyết điểm của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình làm việc. Thực hiện nghiêm bộ quy tắc ứng xử cũng là một hoạt động nâng cao ý thức, trách nhiệm cho người có chức quyền đang quản lý tài sản để từ đó họ có trách nhiệm hơn trong việc gìn giữ khối tài sản thuộc quyền quản lý của mình.
Kiểm soát tài sản của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị: Biện pháp này của nhà nước phát hiện và xử lý tham ô dựa trên phần tăng thêm bất chính tài sản của cán bộ, công chức viên chức. Nếu không giải trình được nguồn gốc hợp pháp của khối tài sản đó quan chức sẽ bị kết tội tham nhũng. Như vậy tất cả các thủ đoạn tham ô đều có mục đích chung là tư lợi, nhưng một khi đã tư lợi về mình rồi, bằng biện pháp này của nhà nước quan chức lại không thể sử dụng và tẩu tán được tài sản do tham ô mà thành.Từ đó, hình thành một biện pháp làm việc có hiệu quả phòng chống tham ô. Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900 6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự - Công ty luật Minh Khuê