1. Pháp nhân thương mại

Theo quy định tại Điều 75 Bộ luật Dân sự năm 2015, pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Xác định pháp nhân thương mại là cơ sở quan trọng để luật chuyên ngành và luật khác có liên quan xác định địa vị pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của pháp nhân trong quan hệ tài sản và nhân thân.

1.1 Pháp nhân thương mại thuộc quyền sở hữu của Nhà nước:

Nhà nước đầu tư vốn vào các doanh nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật và các pháp nhân của nhà nước được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Pháp nhân này được thành lập theo trình tự mệnh lệnh, hoạt động theo quy định của nhà nước trong việc thực hiện quyền sở hữu của nhà nước đối với tài sản được nhà nước đầu tư. Điều 200 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

‘‘Khi tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân được đầu tư vào doanh nghiệp thì nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu đoi với tài sản đó theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, quản lý, sử dụng vốn của nhà nước đầu tư vào sản xuất, kỉnh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Pháp nhân nhà nước là một đơn vị kinh tế hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ dựa trên giá trị vốn ban đầu do nhà nước cấp và sử dụng vốn đó có hiệu quả, đúng với mục đích hoạt động của pháp nhân nhà nước. Những pháp nhân này thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước trong việc quản lý, bảo tồn, phát triển giá trị vốn ban đầu do nhà nước cấp. Những lợi nhuận mà pháp nhân của nhà nước thu được sau khi đã trừ đi các khoản chi phí sản xuất, kinh doanh hợp pháp, trừ tỷ lệ hao mòn tài sản cố định của doanh nghiệp, trả công người lao động, phí bảo hiểm cùng các loại thuế của doanh nghiệp, thuế tài nguyên, khoáng sản và những chi phí sản xuất hợp lý khác theo quy định của pháp luật, phần còn lại thuộc quyền sở hữu của nhà nước.

1.2 Pháp nhân thương mại ngoài quốc doanh.

Là pháp nhân không thuộc quyền sở hữu của nhà nước, được thành lập hoặc được thừa nhận theo luật doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp ghi nhận doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh các ngành mà pháp luật không cấm (nếu ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì điều kiện được quy định cụ thể tại các văn bản dưới luật). Các pháp nhân thương mại ngoài quốc doanh có quyền bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các nhà đầu tư và các doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước đều có quyền tự chủ lựa chọn loại hình doanh nghiệp để thực hiện mục đích kinh doanh, hoạt động dịch vụ.

Pháp nhân thương mại ngoài quốc doanh có quyền lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn. Chủ thể này chủ động tìm kiếm thị trường và lựa chọn đối tác trong quan hệ. Pháp nhân thương mại ngoài quốc doanh có quyền hoạt động kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận, có quyền xuất khẩu hàng hóa phù hợp ngành nghề của mình. Pháp nhân chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thuê lao động. Trong sản xuất - kinh doanh pháp nhân chủ động ứng dụng khoa học, công nghệ, mua, bán công nghệ phù hợp vói nghành nghề và lĩnh vực kinhh doanh. Pháp nhân tự chủ trong sử dụng vốn, tài sản khác thuộc quyền sở hữu của pháp nhân và thực hiện quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp.

Công ty trách nhiệm hữu hạn: Đây là loại hình doanh nghiệp mà thành viên công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ về tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi giá trị vốn được các thành viên cam kết góp vào doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn gồm hai nhóm là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì một thành viên này có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên là hình thức phổ biến, được nhiều chủ thể lựa chọn vì có ưu điểm tận dụng nguồn lực của nhiều thành viên vào để thực hiện các hoạt động mà các thành viên đã lựa chọn, thống nhất.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, thành viên công ty được ưu tiên góp vốn vào công ty khi tăng vốn điều lệ, có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp theo quy định của luật doanh nhiệp, có quyền định đoạt vốn góp của mình theo phương thức chuyển nhượng, tặng cho, để thừa kế theo quy định của luật và điều lệ công ty.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sở hữu công ty có nghĩa vụ tuân thủ điều lệ của công ty trong việc góp vốn. Chủ sở hữu công ty chỉ được rút vốn bằng việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác.

Công ty cố phần: Công ty cổ phần là pháp nhân có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau (được gọi là co phần) và cổ đông là cá nhân, tổ chức với số lượng tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Trong đó, cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nhiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Các cổ đông của công ty cổ phần có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, cổ đông trong công ty cổ phân cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu thua lỗ tưomg ứng với phân vốn góp, chịu trách nhiệm về những khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của mình góp vào công ty. Mỗi cổ đông có quyền mua một hoặc nhiều cổ phiếu, cổ phiếu được phát hành có thể hữu danh hoặc vô danh (cổ phiếu của sáng lập viên, của thành viên, của Hội đồng quản trị phải là những ổ phiếu ghi danh), cổ phiếu vô danh được chuyển nhượng, cổ phiếu hữu danh chỉ được chuyển nhượng khi có sự đồng ý của Hội đồng quản trị công ty.

Công ty hợp danh: Công ty hợp danh là doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty (thành viên hợp doanh), cùng kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh còn có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty (còn gọi trách nhiệm vô hạn). Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty (còn gọi chịu trách nhiệm hữu hạn). Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Pháp nhân phi thương mại

Theo quy định tại Điều 76 Bộ luật Dân sự năm 2015, pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên. Các pháp nhân phi thương mại ở Việt Nam là tổ chức hoặc hiệp hội hoạt động liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, từ thiện, khoa học, kỹ thuật và các tổ chức khác được thành lập với mục đích hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, của toàn xã hội, tổ chức thuộc hệ thống chính trị thống nhất và duy nhất, hoạt động hành chính sự nghiệp... Theo quy định tại khoản 2 Điều 76 Bộ luật Dân sự năm 2015, pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác. Đặc điểm nổi bật của pháp nhân phi thương mại được xác định ở mục đích có thể là không kinh doanh, không tìm kiếm lợi nhuận hoặc nếu kinh doanh và có lợi nhuận thì cũng không hướng đến chia lợi ích này cho thành viên. Pháp nhân phi thương mại hoạt động theo mục đích, phạm vi, tôn chỉ, theo quyết định thành lập và theo điều lệ. Các pháp nhân phi thương mại ở Việt Nam có thể kể đến:

2.1 Đảng cộng sản Việt Nam

Đảng cộng sản Việt Nam là tổ chức chính trị, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng cộng sản Viêt Nam lãnh đạo hệ thống chính tri và là một bộ phận của hệ thống ấy. Mọi tổ chức của đảng hoạt động trong khuôn khổ Điều lệ Đảng, Hiến pháp và pháp luật. Đảng lãnh đạo, tôn trọng và phát huy vai trò của nhà nước, mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội. về cơ cấu tổ chức, Đảng cộng sản Việt Nam luôn luôn thể hiện tính thống nhất từ Trung ương đến cơ sở.

2.2 Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tổ chức chính trị-xã hội và nằm trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan lãnh đạo hệ thống Công đoàn. Công đoàn Việt Nam có hai thuộc tính là tính giai cấp và tính quần chúng. Công đoàn với chức năng triển khai đường lối, chủ trương của Đảng thành chương trình công tác của tổ chức. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được quy định trong Điều lệ Công đoàn. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội có tư cách chủ thể trong quan hệ xã hội và pháp luật, đồng thời là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Các tổ chức công đoàn cơ sở, đại diện cho người lao động có tư cách pháp nhân như: Công đoàn của một doanh nghiệp, một công ty, một trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề, một bệnh viện...

2.3 Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội, là thành viên trong hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiếp pháp và pháp luật của nhà nước, gồm các cấp trong hệ thống: cấp cơ sở (Đoàn cơ cở và chi đoàn cơ sở); cấp huyện và tương đương; cấp tỉnh và tương đương và cấp trung ương. Tổ chức cơ sở Đoàn được thành lập trong doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tổ chức Đoàn có thể thuộc huyện Đoàn, tỉnh Đoàn hoặc Đoàn khối, Đoàn ngành tùy thuộc vào tính đặc thù của từng đơn vị theo hướng dẫn của Ban thường vụ Trung ương Đoàn. Cơ cấu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội chặt chẽ ở cơ chế điều hành, cơ chế kết nạp thành viên, cương lĩnh, mục tiêu hoạt động bảo đảm tính thống nhất và phục tùng cơ quan lãnh đạo cao nhất. Mục đích hoạt động của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có những nét đặc thù, khác biệt so với các tổ chức là pháp nhân thương mại. Tổ chức đoàn thanh niên cơ sở có tư cách pháp nhân như: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề có tư cách pháp nhân.

Ngoài các pháp nhân là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đã xác định, còn có các pháp nhân phi thương mại là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác là chủ thể của quan hệ dân sự. Các pháp nhân này có các quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ những quan hệ do người có thẩm quyền đại diện xác lập, thực hiện bình đẳng với các chủ khác. Tài sản của các pháp nhân phi thương mại là điều kiện để pháp nhân thực hiện chức năng, nghiệp vụ chuyên môn có tính đặc thù. Với tư cách chủ thể của quan hệ dân sự, pháp nhân phi thương mại cũng có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, do vậy pháp nhân phi thương mại có các quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các quan hệ dân sự mà pháp nhân là chủ thể: Quan hệ về quyền sở hữu, các quyền khác đối với tài sản, quan hệ nghĩa vụ và hợp đồng, quan hệ trách nhiệm do gây thiệt hại ngoài hợp đồng, quan hệ trong lĩnh vực tố tụng dân sự.

Luật Minh Khuê (sưu tầm, biên tập)