Luật đa dạng sinh học năm 2008 đưa ra một số khái niệm liên quan đến nguồn gen và kiểm soát nguồn gen, cụ thể:

- Nguồn gen bao gồm các loài sinh vật, các mẫu vật di truyền trong khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và trong tự nhiên.

- Loài ngoại lai là loài sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không phải là môi trường sống tự nhiên của chúng. Loài ngoại lai được hiểu là các sinh vật không thuộc loài bản địa.

- Loài ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển. Chúng có đặc điểm là sinh sản rất nhanh (bằng cả sinh sản vô tính và hữu tính; biên độ sinh thái rộng, thích ứng nhanh với các thay đổi của môi trường; khả năng cạnh tranh về nguồn thức ăn, nơi cư trú lớn; khả năng phát tán nhanh. Các loài này có thể tiêu diệt các loài bản địa, ảnh hưởng tới đa dạng sinh học và làm mất cân bằng sinh thái.

- Gen là một đơn vị di truyền, một đoạn của vật chất di truyền quy định các đặc tính cụ thể của sinh vật. Cơ sở phân tử của gen chính là các acid nucleic. Acid nucleic đóng vai trò quan họng trong việc bảo tồn nòi giống và truyền thông tin di truyền. Gen chỉ là một đoạn ngắn của DNA. DNA nằm trong 26 nhiễm sắc thể và phân chia thành khoảng 50.000 đến 100.000 gen. Gen gồm một phần có chức năng mã hoá gọi là exon, phần kia hiện chưa rõ chức năng gọi là intron. Theo định nghĩa này, các nguồn gen có nhiệm vụ gìn giữ và truyền đạt những đặc tính di truyền tồn tại trong cơ thể các loài sinh vật được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

1. Mục đích của kiểm soát nguồn gen

Pháp luật về kiểm soát nguồn gen phải bảo đảm được những mục đích sau:

- Bảo đảm tính ổn định của nguồn gen trong tự nhiên và từ đó góp phần bảo tồn đa dạng sinh học trong tự nhiên;

- Lưu giữ tính đa dạng của nguồn gen, hạn chế đến mức tôi đa sự suy thoái nguồn gen;

- Kiểm soát có hiệu quả hoạt động biến đổi gen và việc ứng dụng các thành tựu này trong đời sống con người; hạn chế những tác động tiêu cực của hoạt động này tới đời sống con người và môi trường.

Pháp luật về kiểm soát nguồn gen có phạm vi rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực và có sự đan xen với các lĩnh vực pháp luật bảo vệ các nguồn tài nguyên, đặc biệt là pháp luật bảo vệ rừng, pháp luật thuỷ sàn, pháp luật bảo vệ đa dạng sinh học. Một số nội dung đã được trình bày trong các chương khác của giáo trình. Vì vậy, nội dung pháp luật kiểm soát nguồn gen được trình bày trong chương này tập trung vào hai vấn đề: Pháp luật kiểm soát các loài lạ và pháp luật về an toàn nguồn gen.

2. Pháp luật về kiểm soát loài ngoại lai xâm hại

Với đậc tính là sinh sản rất nhanh bằng cả sinh sản vô tính và hữu tính, thích ứng nhanh với các thay đổi của môi trường, khả năng cạnh tranh về nguồn thức ăn, nơi cư trú lớn và phát tán nhanh, các loài ngoại lai xâm hại có thể tiêu diệt các loài bản địa. Điều này đồng nghĩa với việc làm nghèo đi nguồn gen bản địa. Vì vậy, kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa. Hoạt động kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại bao gồm việc kiểm soát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu các loài động thực vật, cồn trùng với bất cứ mục đích nào và việc kiểm soát hoạt động di chuyển các loài ngoại lai từ khu vực này sang khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam.

- Quy định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu động, thực vật hoang dã.

Các loài động thực vật hoang dã bao gồm các loài động thực vật quý hiếm loại I (là loài thuộc phụ lục I của Công ước CITES và động thực vật quý hiếm được ưu tiên bản vệ theo pháp luật Việt Nam và được Việt Nam đề xuất tại Phụ lục ni của Công ước CITES và động thực vật hoang dã thông thường (là những loài không thuộc những loài quý hiếm được ưu tiên bảo vệ). Để có thể thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu động thực vật, ngoài việc phải đáp ứng những điều kiện theo quy định cùa pháp luật như diều kiện về chủ thể, điều kiện về lĩnh vực hoạt động... còn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật môi trường về xuất khẩu, nhập khẩu các loài động vật hoang dã.

Việc xuất khẩu, nhập khẩu các loài động vật, thực vật hoang dã chỉ được thực hiện khi cơ quan có thẩm quyền khoa học CITES Việt Nam (Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật thuộc Viện khoa học và công nghệ Việt Nam, Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường thuộc Đại học quốc gia Hà Nội) tư vấn việc xuất khẩu, nhập khẩu những loài đó không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại bền vững của loài đó và các loài khác hiện có trong tự nhiên và cơ quan có thẩm quyền quản lí CITES Việt Nam (Văn phòng CITES Việt Nam tại Cục kiểm lâm thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn) cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sau khi đã xem xét các điều kiện cụ thể. Các điều kiện cụ thể phụ thuộc vào mức độ quý hiếm của loài động thực vật được xuất khẩu, nhập khẩu. Trong quá trình thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu phải tuân thủ các quy định về kiểm dịch động vật, thực vật. cấm nhập khẩu, quá cảnh động, thực vật chưa qua kiểm dịch vi sinh vật ngoài danh mục cho phép (khoản 10 Điều 7 Luật bảo vệ môi trường các năm 2005, 2014).

- Quy định của pháp luật về nhập khẩu động vật, thực vật làm giống.

Tổ chức, cá nhân muốn nhập khẩu động, thực vật làm giống vào Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện sau: Có giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp và không có sinh vật gây hại lạ, nếu có thì đã qua Xử lý. Trong trường hợp phát hiện thấy loài động, thực vật nhập khẩu nhiễm sinh vật lạ có khả năng gây hại cho môi trường hoặc có tiềm năng gây tác hại nghiêm trọng tài nguyên sinh vật thì cơ quan nhà nước có thầm quyền (cơ quan hải quan; cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch động, thực vật) có thể áp dụng các biện pháp sau:

+ Loài động, thực vật nhập khẩu bị nhiễm sinh vật có khả năng gây hại chưa có trên lãnh thổ Việt Nam mà thuộc Danh mục đối tượng kiểm dịch của Việt Nam thì không được phép nhập khẩu và phải ttả về nơi xuất xứ hoặc tiêu huỷ. Xem: Nghị định của Chính phủ số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 về quản lí hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh ttưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm.

+ Loài động, thực vật nhập khẩu nhiễm sinh vật lạ có khả năng gây hại có phân bố hẹp trên lãnh thổ Việt Nam mà thuộc Danh mục đối tượng kiểm dịch của Việt Nam hoặc những sinh vật gây hại lạ khác thì trước khi đưa vào nội địa phải thực hiện các biện pháp Xử lý triệt để (Xem: Điều 17, 18 Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2001, Điều lệ kiểm dịch thực vật năm 2002).

Các loại động, thực vật được nhập khẩu để làm giống phải được nuôi ttồng thử nghiệm tại địa điểm đã đăng kí. Khi đến địa điểm nuôi trồng, tổ chức, cá nhân nhập khẩu giống phải khai báo với cơ quan nhà nước về kiểm dịch động vật, thực vật để tiếp tục theo dõi sinh vật gây hại. Chỉ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa đỉểm nuôi trồng kết luận loại giống nhập khẩu không mang vi sinh vật gây hại thì mới được đưa ra sản xuất. Thời gian theo dõi đối với từng loài do Bộ nông nghiệp và phát ttiển nông thôn quy định (Xem: Điều 13 Điều lệ kiểm dịch thực vật năm 2002).

Các loài động vật, thực vật mới nhập khẩu làm giống mà trước đây chưa được nuôi ttồng ở Việt Nam phải qua khảo nghiệm hoặc sản xuất thử trước khi đưa vào sản xuất đại trà. Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm, sản xuất thử, bộ trưởng bộ chủ quản (bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn) quyết định cho phép khu vực hoá hoặc cho phép đưa vào sản xuất (Xem: Luật thuỷ sản; Điều 9 Nghị định cùa Chính phủ số 07/CP ngày 5/2/1996 về quản lí giống cây trồng).

- Quy định của pháp luật về kiểm soát hoạt động di chuyển các loài ngoại lai từ khu vực này sang khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay, chỉ có những quy đinh nhằm kiểm soát việc di chuyển những loài động vật, thực vật, trong đó có loài ngoại lai, ra khỏi hoặc đưa vào các khu bảo tồn thiên nhiên, các vùng đất ngập nước theo quy định của Công ước Ramsar. về nguyên tắc, ưong trường hợp cần khai thác, sử dụng động thực vật và đưa động, thực vật ra khỏi các khu bảo tồn thiên nhiên, các vùng đất ngập nước theo quy định của Công ước Ramsar phải được phép của uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (Xem Điều 52 Luật đa dạng sinh học năm 2008; Xem Luật bảo vệ phát triển rừng, Nghị định của Chính phủ số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước. Xem: Quy chế quản lí và bảo tồn nguồn gen thực vật, động vật, vi sinh vật ban hành kèm theo Quyết định sổ 2117/1997/QĐ-BKHCNMT của Bộ khoa học, công nghệ và môi trường ngày 30/12/1997). Nghiêm cấm đưa các loài động vật, thực vật lạ vào môi trường của các khu bảo tồn thiên nhiên, các vùng đất ngập nước theo quy định của Công ước Ramsar còn việc di chuyển các loài động vật, thực vật làm giống kể cả các loài lạ từ khu vực này sang khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam chỉ phải thực hiện các quy định về kiểm dịch động vật, thực vật, đặc biệt trong trường hợp đã được cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền công bố dịch. Pháp luật hiện hành chưa có cấp quy định cụ thể về việc đánh giá những rủi ro về môi trường (kiểm nghiệm, sản xuất thừ) khi các loài này xâm nhập vào khu vực mới.

3. Pháp luật về an toàn nguồn gen

Pháp luật về an toàn nguồn gen bao gồm các nhóm quy định về bào tồn, lưu giữ nguồn gen và kiểm soát hoạt động biến đổi gen và các sản phẩm đã bị biến đổi gen.

- Các quy định bảo tồn, lưu giữ nguồn gen. Quy định bảo tồn, lưu giữ nguồn gen có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên di truyền (nguồn gen) nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu khởi thuỷ phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, cải tạo giống, bảo đảm duy trì được tính đa dạng sinh học và những tiền đề càn thiết về tài nguyên sinh học cho phát triển bền vững nền nông, lâm, ngư nghiệp hiện tại cũng như tương lai. Các đối tượng cần được đưa vào bảo tồn, lưu giữ bao gồm:

+ Ưu tiên các nguồn gen quý, hiếm đặc thù của Việt Nam và đang có nguy cơ bị biến mất;

+ Các nguồn gen cần cho công tác nghiên cứu, lai tạo giống và phục vụ đào tạo;

+ Các nguồn gen đã đã được đánh giá các chì tiêu sinh học;

+ Các nguồn gen được nhập từ nước ngoài đã được ổn định và thuần hoá ở Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất.

Đáp ứng với tầm quan trọng, đặc thù, địa điểm sinh sống của nguồn gen, cần lựa chọn hình thức bảo tồn, lưu giữ phù hợp. Hoạt động bảo tồn, lưu giữ nguồn gen có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức như: Thành lập và quản lí các Khu bảo tồn thiên nhiên, các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã; bảo đảm các điêu kiện về môi trường sống; nuôi, trông các loài động vật, thực vật cần lưu giữ tại các cơ quan tham gia mạng lưới bảo tồn, lưu giữ nguồn gen; thành lập các ngân hàng gen. Khoản 8 Điều 6 Luật bảo vệ môi trường các năm 2005, 2014 khuyến khích bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các nguồn gen có giá trị kinh tế và có lợi cho môi trường.

Các hình thức bảo tồn, lưu giữ này được thực hiện bởi cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân (trong đó có cả tư nhân). Đối với từng hình thức bảo vệ, lưu giữ, pháp luật hiện hành có những quy định cụ thể về thành lập, tổ chức và hoạt động cũng như quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước, tổ chúc, cá nhân được giao thực hiện bảo vệ, lưu giữ nguồn gen. Các quy định có liên quan nêu trên trong trường hợp thành lập khu bảo tồn thiên nhiên được quy định trong các văn bản pháp luật như: Luật đa dạng sinh học, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật thuỷ sản và các văn bản hướng dẫn thi hành được quy định cụ thể trong quyết định thành lập khu bảo tồn thiên nhiên.

Trong trường hợp sử dụng hình thức bảo tồn, lưu giữ nguồn gen dưới hình thức thành lập các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã; nuôi, trồng các loài động vật, thực vật cần lưu giữ tại các cơ quan tham gia mạng lưới bảo tồn, lưu giữ nguồn gen; thành lập các ngân hàng gen thì các quyền và nghĩa vụ cụ thể được quy định trong quyết định thành lập.

Việc bảo đảm các điều kiện về môi trường sống cho các loài động thực vật rất đa dạng và được thể hiện trong rất nhiều lĩnh vực, từ quá trình thực hiện tự nguyện của người dân cho tói quá trình thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường.

- Các quy định về kiểm soát hoạt động biên đổi gen (GMO) và các sản phẩm đã bị biến đổi gen.

Hiện nay, ở các nước phát triển, vấn đề có chấp nhận GMO hay không đang còn được bàn luận và ttanh cãi. Các tranh luận này tập trung chủ yếu vào các nguy cơ của hoạt động biến đổi gen có thể xảy ra cho đa dạng sinh học tự nhiên, môi trường hay con người. Cả nhóm ủng hộ cũng như nhóm phản đối GMO đều chưa đưa ra được những cứ liệu khoa học chắc chắn cho quan điểm của mình. Từ việc nhìn nhận, đánh giá những rủi ro và những nguy cơ khác nhau nên các quốc gia khác nhau cũng có những quy định khác nhau nhằm kiểm soát GMO và các sản phẩm cùa chúng. Chẳng hạn, trong khi Hoa Kỳ cho rằng việc ghi nhãn đối với GMO là phi thực tế và không rõ ràng thì EU, Nhật Bản và một số nước khác quy định phải ghi nhãn sao cho người tiêu dùng nhận thức được đó là sản phẩm đã bị biến đổi gen để họ tự quyết định có mua sản phẩm đó hay không. Mặc dù còn có sự tranh luận về tính nguy cơ của hoạt động biến đổi gen và sản phẩm của nó, với sự thận trọng và vì mục đích phòng ngừa, một số quốc gia đã ban hành các văn bản pháp luật nhằm kiểm soát hoạt động biến đổi gen và sản phẩm biến đổi gen.

Việt Nam đang bước đầu tiếp cận với hoạt động biến đổi gen và sản phẩm biến đổi gen. Các cơ sở nghiên cứu về vấn đề này đã được thành lập và đi vào hoạt động, như: Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ tế bào thực vật thuộc Viện di truyền nông nghiệp được thành lập theo Quyết định số 69/2002 ngày 5/8/2002 của bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn; phòng thí nghiệm ữọng điểm công nghệ tế bào động vật thuộc Viện chăn nuôi được thành lập theo Quyết định số 119/2003 ngày 5/11/2003 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn...

Các quy định kiểm soát hoạt động biến đổi gen hiện hành bao gồm:

- Việc tiến hành hoạt động biến đổi gen, đưa các loài sinh vật đã bị biến đổi gen vào sản xuất hoặc thả có chủ đích vào môi trường phải được kiểm soát nghiêm ngặt và với sự cho phép, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21/6/2010 về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sàn phẩm của sinh vật biến đổi gen).

- Nghiêm cấm đưa các động vật, thực vật lạ vào các vùng ngập nước làm biến đổi gen các động vật, thực vật tại chỗ (Điều 7 Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/ 2003 về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước).

- Giống cây trồng mới chọn tạo trước khi đưa vào sản xuất đại ttà phải qua khảo nghiệm hoặc sản xuất thử (Điều 9 Nghị định số 07/CP ngày 5/2/1996 về quản lí giống cây ttồng).

- Thực phẩm có gen đã bị biến đổi hoặc nguyên liệu thực phẩm có gen đã bị biến đổi phải tuân thủ quy định tại Điều 15 và khi nhập khẩu phải tuân thủ Điều 38 Luật an toàn thực phẩm năm 2010.

Việc tiến hành hoạt động biến đổi gen, đưa các loài sinh vật đã bị biến đổi gen vào sản xuất hoặc thả có chủ đích vào môi trường phải tuân thủ các quy định sau đây:

Thứ nhất, điều kiện để thực hiện nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về gen (Xem: Các điều 10,11,12, 13 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21/6/2010 về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen), cụ thể:

- Các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ ' sinh vật biến đổi gen phải tuân thủ các quy định hiện hành về quản lí khoa học và công nghệ và các quy định pháp luật khác có liên quan.

- Tổ chức, cá nhân chỉ được phép tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen; sàn phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen khi có đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất kĩ thuật, thiết bị, công nghệ và cán bộ chuyên môn phù hợp với hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đối với từng loại sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen.

- Tổ chức, cá nhân khi tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đối gen phải đăng kí với Bộ khoa học và công nghệ và bộ quản lí ngành, lĩnh vực về vấn đề này.

- Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản an toàn, không để thất thoát các sinh vật biến đổi gen và các vật liêu có liên quan nguy hiểm khác ra môi trường.

Thứ hai, việc khảo nghiệm và đánh giá, quản lí rủi ro do sinh vật biến đổi gen gây ra đối với sức khoẻ con người và môi trường (Xem: Các điều từ Điều 14 đến Điều 21 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21/6/2010 về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen; Quyét định số 34/2001 ngày 30/3/2001 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành Quy định về kinh doanh giống cây ttồng vật nuôi). Cụ thể là tổ chức, cá nhân tiến hành khảo nghiệm đối với sinh vật biến đổi gen; sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen phải tuân thủ các quy định sau đây:

+ Điều kiện đăng kí hoạt động khảo nghiêm: Có đủ cơ sở vật chất kĩ thuật, thiết bị, công nghệ và cán bộ chuyên môn phù hợp vói hoạt động khảo nghiệm đối với từng loại sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen để có thể kiểm soát và Xử lý rủi ro hữu hiệu theo quy định của bộ quản lí ngành, lĩnh vực về vấn đề này; sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen cần tiến hành khảo nghiệm phải là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đánh giá nghiệm thu; có các biện pháp giám sát và quản lí rủi ro trong quá trình khảo nghiệm; khu vực tiên hành khảo nghiệm phải được cách ly với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của bộ quản lí ngành, lĩnh vực về vấn đề này.

+ Hồ sơ đăng kí gồm: Đơn đăng kí khảo nghiệm; ý kiến đồng ý bằng văn bản của uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi dự kiến triển khai khảo nghiệm; giấy tờ chứng minh đù điều kiện quy định; các thông tin liên quan cần thiết khác theo yêu cầu của cơ quan cấp đăng kí.

+ Trình tự, thủ tục: Gửi hồ sơ đăng kí khảo nghiệm đến-bộ quản lí ngành, lĩnh vực; trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ quản lí ngàhh, lĩnh vực về vấn đềmày có ttách nhiệm thầm định hồ sơ và ra quyết định cho phép khảo nghiệm đối với các trường hợp đủ điều kiện; trường hợp không cho phép tiến hành khảo nghiệm, bộ quản lí ngành, lĩnh vực tiếp nhận hồ sơ phải ttả lời bằng văn bản và nêu rõ lí do.

Thứ ba, quy định về sản xuất kinh doanh, theo dõi và giám sát ảnh hưởng của sản phẩm biến đổi gen (Xem: Các điều từ Điều 27 đến Điều 36 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21/6/2010 về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen). Cụ thể:

- Tổ chức, cá nhân chỉ được tiến hành sản xuất, kinh doanh và đưa vào sử dụng các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen khi có đủ các điều kiện sau:

+ Sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen trên đã được cấp giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm hoặc giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.

+ Hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan đến sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen trên nằm trong danh mục các sinh vật biến đổi gen, sản phầm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen phải tuân thủ các quy định của Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21/6/2010 về an toàn sinh học đối với sinh vật biển đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen, các văn bản bộ quản lí ngành, lĩnh vực quy định.

- Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và đưa vào sử dụng các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen phải có giấy chứng nhận đăng kí sản xuất, kinh doanh về lĩnh vực tương ứng.

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gổc từ sinh vật biến đổi gen phải thường xuyên theo dõi. giám sát mức độ an toàn của chúng đôi với sức khỏe con người, môi trường, đa dạng sinh học, khi để xảy ra rủi ro phải báo cáo ngay với Bộ tài nguyên và môi trường và bộ quản lí ngành, lĩnh vực về vấn đề này.

Thứ tư, quy định điều kiện và quá trình kiểm soát đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen (Xem: Các điều từ Điều 40, Điều 41 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21/6/2010 về an toàn sinh học đối với sinh vật biển đổi gen, mẫu vật di truyền và sàn phầm của sinh vật biến đồi gen). Cụ thể:

- Điều kiện nhập khẩu sinh vật biến đổi gen: Sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen nhập khẩu vào Việt Nam cho mục đích nghiên cứu phải thuộc đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và cho phép nhập khẩu bằng văn bản. Sinh vật biến đổi gen nhập khẩu vào Việt Nam cho mục đích khảo nghiệm phải có giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. Sinh vật biến đổi gen nhập khẩu vào Việt Nam cho mục đích phóng thích phải có giấy chứng nhận an toàn sinh học hoặc nằm trong Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học. Sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen nhập khẩu vào Việt Nam cho mục đích sử dụng ỉàm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hoặc chế biến làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 38 và Điều 39 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21/6/2010 về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sàn phẩm cùa sinh vật biến đổi gen.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)