để giảm thiểu những thiệt hại gây ra cho môi trường không khí từ các sự cố đó. Các hoạt động phòng chổng, khắc phục ô nhiễm không khí bao gồm:

1. Quy định về bảo vệ môi trường không khí

+ Hoạt động quan trắc và định kì đánh giá hiện hạng môi trường không khí của các cơ quan nhà nước:

Quan trắc môi trường không khí là hoạt động sử dụng hệ thống thiết bị kĩ thuật đặc biệt để thu thập các chỉ tiêu vật lí (tiếng ồn), chỉ tiêu hoá học (hàm lượng khói, bụi, khí độc hại...), xác định các nguồn gây ô nhiễm không khí, mức độ gây ô nhiễm không khí, sự lan truyền các chất gây ô nhiễm không khí, dự báo diễn biến tình hình môi trường không khí... Với chức năng đó, hệ thống quan ưắc giúp các cơ quan quản lí nhà nước về môi trường nắm được tình chất lượng không khí, dự báo những biến đổi của nó ữong tương lai cũng như chủ động phòng, chống và loại trừ các nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường không khí. Việc định kì đánh giá hiện trạng môi trường không khí sẽ được thực hiện trên cơ sở kết quả của hoạt động này.

Theo quy định tại Chương 12 Luật bảo vệ môi trường năm 2014, hoạt động quan trắc liên quan đến môi trường không khí bao gồm: quan trắc môi trường không khí trong nhà, không khí ngoài trời; quan trắc khí thải. Quan trắc môi trường nói chung và quan ưắc môi trường không khí nói riêng là hoạt động được thực hiện bởi Bộ tài nguyên và môi trường, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. Thông qua việc sử dụng hệ thống quan trắc, các số liệu về hiện trạng môi trường không khí, về khả năng diễn biến của nó trong tương lai sẽ được thu thập trên phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương

+ Hoạt động đánh giá tác động môi trường :

Đây là hoạt động phòng ngừa ô nhiễm môi trường nói chung trong đó có môi trường không khí được tiến hành bởi cả các cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân.

Đánh giá tác động môi trường là nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện đối với mọi tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động phát ưiển. Xét dưới góc độ bảo vệ môi trường không khí, theo các quy định này, các chú dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường với ba nội dung cơ bản: Phân tích hiện trạng môi trường không khí tại địa bàn hoạt động của dự án hoặc của cơ sở mình; dự báo diễn biến môi trường không khí khi dự án đi vào hoạt động hoặc cơ sở tiếp tục hoạt động trên địa bàn đó; kiến nghị các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường không khí.

Thực hiện nghĩa vụ này, các chủ thể khi tiến hành hoạt động của mình sẽ phải dự liệu trước được những tác động tiêu cực có thể gây ra cho không khí xung quanh đồng thời dự tính trước các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn chúng, thông qua đó thực hiện phòng ngừa ô nhiễm không khí, sự cố môi trường không khí.

Từ phía các cơ quan quản lí nhà nước về môi trường, đánh giá tác động môi trường là hoạt động thẩm fra lại tính chính xác về mặt khoa học cũng như pháp lý của báo cáo đánh giá tác động môi trường. Mọi tác động tích cực cũng như tiêu cực gây ra cho các thành phần môi trường từ hoạt động phát triển sẽ được xem xét, cân nhắc kĩ lưỡng trong hoạt động này. Điều đó có nghĩa, những tác động tới không khí cũng là một nội dung trong đó. Đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện những tác động ấy để tìm ra các giải pháp thích hợp hạn chế đến mức tối đa nhũng ảnh hưởng xấu cho không khí là một đòi hỏi bức thiết để bảo vệ có hiệu quả thành phần môi trường quan ttọng này.

Tuy Luật bảo vệ môi trường năm 2014 không có quy định riêng cho môi trường không khí song không khí cũng là thành phần môi trường được xem xét trong hoạt động này. Dưới góc độ bảo vệ không khí, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường để xác định những tác động tiêu cực mà bất kì một hoạt động phát triển nào có thể gây ra cho không khí đều cần thiết đối với các cơ quan quản lí nhà nước. Kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là một trong những cơ sờ quan trọng để cơ quan có thẩm quyền xét duyệt dự án quyết định cho phép hay không cho phép dự án được thực hiện, hoặc đưa ra các biện pháp bắt buộc thực hiện để giải quyết các tồn tại về môi trường đối với các cơ sở đã đi vào hoạt động.

+ Hoạt động thông tin về tình hình môi trường không khí:

Hoạt động thông tin về tình hình môi trường nói chung, môi trường không khí nối riêng do các cơ quan quản lí nhà nước về môi trường, các khu công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ... tiến hành theo quy định tại Mục 1 Chương vm Luật bảo vệ môi trường năm 2014. Mục đích của hoạt động này là giúp cho các tổ chức, cá nhân nắm rõ thực trạng chất lượng không khí nơi mình đang sinh sống hoặc nơi họ đang tiến hành các hoạt động phát triển. Đó là các thông tin về chất lượng hiện cố của không khí trên địa bàn đó, thông tin về những diễn biến của môi trường không khí trong tương lai và cả những dự báo về các hiện tượng ô nhiễm không khí, các sự cố môi trường không khí có thể xảy ra. Hoạt động này có thể được tiến hành bằng nhiều cách khác nhau như: thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, gửi công văn đến từng địa phương... Thông qua hoạt động thông tin về môi trường, các cơ quan quản lí nhà nước về môi trường không khí không chỉ thường xuyên kiểm soát được những biến động của môi trường không khí mà còn giúp cho các tổ chức, cá nhân chủ động tiến hành các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm, thậm chí là chủ động toong đối phó với các sự cố môi trường không khí có thể xảy ra.

+ Hoạt động Xử lý, phục hồi khu vực môi trường không khí bị ô nhiễm:

Việc Xử lý, phục hồi khu vực môi trường không khí bị ô nhiễm được thực hiện theo quy định chung về Xử lý ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường tại Chương X Luật bảo vệ môi trường năm 2014. Theo đó, trách nhiệm điều toa, xác định khu vực bị ô nhiễm thuộc về uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường phải tiến hành ngay các biện pháp để khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường. Quy định như vậy sẽ đảm bảo cho việc khắc phục sự cố môi trường một cách nhanh chóng, kịp thời và khoa học nhằm giảm đến mức tối đa những thiệt hại mà sự cố đó có thể gây ra cho môi trường đậc biệt là môi trường không khí vốn có tính lan truyền rất nhanh và rất rộng. Khắc phục kịp thời các sự cố gây suy thoái không khí sẽ ngăn ngừa được tình trạng lây lan bụi và khí thải độc hại vào không khí xung quanh. Điều đó cũng có nghĩa là tình trạng gây ô nhiễm không khí từ sự cố đó đã được kiểm soát một cách kịp thời.

2. Pháp luật về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm không khí

Pháp luật về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm không khí bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động xả khí thải của các tổ chức, cá nhân vào môi trường xung quanh trong các hoạt động của họ. Nói cách khác, đây là những quy phạm pháp luật kiểm soát ô nhiễm không khí ngay từ nguồn phát sinh ra khí thải, bao gồm:

2.1 Kiểm soát các nguồn thải tĩnh:

Trong hai loại nguồn thải gây ô nhiễm không khí, nguồn thải tĩnh được xem là loại nguồn thải chủ yếu. Chính vì vậy, các quy định của Luật bào vệ môi trường năm 2014 chủ yếu tập trung điều chỉnh hành vi của các tổ chức, cá nhân có phát sinh ra khí thải từ các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Khi tiến hành các hoạt động này, để đảm bảo gây ô nhiễm không khí ở mức thấp nhất, các tổ chức, cá nhân phải tuân thủ một số nghĩa vụ cơ bản sau:

- Thải khí trong giới hạn cho phép. Để đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ này, khi xả khí thải vào môi trường, các cơ sở công nghiệp buộc phải theo đúng các giới hạn, chuẩn mức cho phép được xác định trong quy chuẩn kĩ thuật môi trường về khí thải. Nếu xả thải vượt quá giới hạn này thì sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý theo luật định. Quy định này buộc các cơ sở công nghiệp có khí thải phải Xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường xung quanh. Thực hiện tốt yêu cầu này cũng có nghĩa là các cơ sở công nghiệp đó đã thực hiện tự kiểm soát ô nhiễm không khí ngay tại chính cơ sở mình.

- Cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ có nguồn phát thải khí thải công nghiệp lớn phải đăng kí nguồn gây ô nhiễm, đo đạc, thống kê kiểm kê và xây dựng cơ sở dữ liệu về lưu lượng, tính chất, đặc điểm khí thải.

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ phải có biện pháp giảm thiểu và Xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra môi trường; bảo đảm không để rò rỉ phát tán khí thải, hơi khí độc hại ra môi trường xung quanh; khống chế tiếng ồn, phát sáng, phát nhiệt, gây ảnh hưởng xấu đổi với môi trường xung quanh và người lao động.

2.2 Kiểm soát nguồn thải động

Các hoạt động giao thông vận tải hiện đang là nguồn gây ô nhiễm tuy không phải là chủ yểu song đang tăng dần cùng với quá trình giao lưu và phát triển kinh tế-xã hội. Kiểm soát được tình trạng gây ô nhiễm không khí từ các nguồn thải động này cũng có nghĩa là kiểm soát được một phần tình trạng ô nhiễm không khí. Các quy định pháp luật hiện hành của nước ta về vấn đề này không nhiều, chỉ mới đỉều chỉnh hành vi của các tổ chức, cá nhân khỉ tiến hành các hoạt động giao thông vận tải nhằm giảm thiểu tiếng ồn, bụi, chì và các chất độc hại khác vào không khí xung quanh. Có thể kể đến một số quy định sau:

- Các chủ phương tiện giao thông đường sắt, đường bộ, đường thuỷ không được thải khói, bụi, khí độc quá giới hạn cho phép vào không khí.

- Phương tiện giao thông phát tán bụi, khí thải phải có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải bào đảm quy chuẩn kĩ thuật môi trường.

Các chủ phương tiện giao thông phải đảm bảo không được gây tiếng ồn quá giới hạn cho phép. Cụ thể là các loại xe hai bánh có động cơ dưới 125cc không được gây ồn vượt quá 79 dba, còn các loại xe tải và xe buýt có động cơ trên lOOOcc thì không được gây ồn quá 89 dba.

- Các chủ phương tiện có chạy xăng phải sử dụng xăng không pha chì nhằm giảm thiểu lượng chì thải vào không khí xung quanh theo quy định.

3. Pháp luật về hệ thống cơ quan kiểm soát ô nhiễm không khí

Để thực hiện một cách đầy đủ và có hiệu quả các hoạt động kiểm soát ô nhiễm không khí nêu trên, cần phải xây dựng hệ thống cơ quan kiểm soát ô nhiễm thống nhất từ trung ương đến địa phương. Hệ thống cơ quan này bao gồm:

3.1 Cơ quan có thẩm quyền chung

- Chính phủ: Căn cứ vào Luật tổ chức Chính phủ và Điều 140 Luật bảo vệ môi trường năm 2014, Chính phủ có trách nhiệm tổ chức, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường; thi hành chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên; thống nhất quản lí về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước... Như vậy, chỉ đạo toàn bộ các hoạt động bảo vệ và kiểm soát ô nhiễm không khí là một trong số các nhiệm vụ của Chính phủ.

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đây là những cơ quan thực hiện kiểm soát ô nhiễm không khí ở địa phương. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sẽ thực hiện một số công việc nhằm kiểm soát ô nhiễm không khí như: ban hành các văn bản pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí tại địa phương cũng như chỉ đạo thực hiện các văn bản đó, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép về môi hường cho các cơ sở công nghiệp theo thẩm quyền...

3.2 Cơ quan có thẩm quyền chuyên môn

Không giống các cơ quan quản lí chung nói trên, các cơ quan chuyên môn sẽ chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề thuộc về kiểm soát ô nhiễm không khí.

Bộ tài nguyên và môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm chuyên môn cao nhất và trực tiếp trước Chính phủ trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm không khí. Tổng cục khí tượng thuỷ văn - đơn vị trực thuộc Bộ tài nguyên và môi trường có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường thực hiện được chức năng này.

Các bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ trong phạm vi chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mình cũng có ttách nhiệm thực hiện kiểm soát ô nhiễm không khí. Đây là các cơ quan quản lí chuyên ngành khác song hoạt động của các ngành đó lại có liên quan đến môi trường không khí. Chẳng hạn như: Bộ công thương, Bộ giao thông vận tải...

Sở tài nguyên và môi trường có nhiệm vụ giúp uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện kiểm soát ô nhiễm không khí tại địa phương trong lĩnh vực chuyên môn như: tiến hành các hoạt động thanh tra môi trường không khí, tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, tố cáo các vi phạm pháp luật về môi trường không khí, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường...

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)