1. Đóng thuế xây dựng hoàn công khi xây nhà ở?

Chào luật sư, gia đình tôi đã được cấp sổ đỏ sở hữu đất. Gia đình tôi mới xây nhà ở năm 2010 có xin giấy phép xây dựng. Tuy nhiên sau khi xây xong gia đình tôi không làm thủ tục gì cả. Đến nay gia đình tôi đi vay tiền tại ngân hàng A, qua quá tình ngân hàng xem xét và thẩm định sổ đỏ họ yêu cầu gia đình tôi đi đăng ký quyền sở hữu nhà.

Tôi ra hỏi UBND thì được trả lời tôi phải đóng một khoản tiền khá lớn gọi là thuế xây dựng để được hoàn công. Vậy quy đinh về hoàn công là thế nào ?

Mong luật sư giúp đỡ. Xin cảm ơn luật sư!

Quy định về hoàn công khi xây dựng xong nhà ở.

Luật sư tư vấn thủ tục hoàn công khi xây dựng nhà ở, gọi số: 1900.6162

Trả lời:

Pháp luật hiện hành ghi nhận về quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức. Có nhiều loại tài sản tuy nhiên pháp luật chia tài sản thành 2 loại chính: Tài sản phải đăng ký sở hữu và tài sản không phải đăng ký sở hữu. Nhà ở và đất ở là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu. Chính vì vậy, việc sở hữu 1 mảnh đất và xây dựng 1 căn nhà thì về mặt pháp luật chúng ta phải đi đăng ký quyền sở hữu. Việc hoàn công nhà ở tư nhân là bước cuối cùng, và cũng là một bước rất quan trọng trong hiện thực trọn vẹn về mặt pháp lý cho ngôi nhà của người sở hữu.

 

1.1 Thủ tục hoàn công

Thông tư số 05/2015/TT-BXD ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ quy định tới 08 loại giấy tờ cần phải đáp ứng khi tiến hành làm thủ tục hoàn công. Hồ sơ được nộp tại UBND cấp có thẩm quyền.

  1. Giấy phép xây dựng
  2. Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng (nếu có).
  3. Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
  4. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.
  5. Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.
  6. Bản vẽ hoàn công (trong trường hợp việc thi công xây dựng có sai khác so với thiết kế bản vẽ thi công xây dựng)
  7. Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có).
  8. Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về an toàn phòng cháy, chữa cháy; an toàn vận hành thang máy.

Tất nhiên không phải bất cứ loại giấy tờ nào nêu trên cũng đều phải có mặt trong hồ sơ hoàn công, chúng ta cần chú ý các loại giấy tờ có quy định “nếu có” tức là phải rơi vào các điều kiện nhất định thì chủ nhà mới cần phải cung cấp các loại giấy tờ nêu trên. Luật đất đai năm 2013 ghi nhận về việc đăng biến động là sự ghi nhận thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây: người chủ sở hữu đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc đổi tên, thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất, có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;…..

 

1.2 Hồ sơ đăng ký biến động

Bao gồm:

  • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
  • Một trong các giấy tờ liên quan đến nội dung biến động:
  • Chứng từ về việc nộp nghĩa vụ tài chính.

Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động đến văn phòng đăng ký đất đai.

Người sử dụng đất phải nộp thuế xây dựng, bản chất là thuế của đơn vị thầu xây dựng .Chủ thầu khi nhận thi công công trình phải đăng ký hợp đồng xây dựng, kê khai nộp thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng thuế thu nhập doanh nghiệp tại cơ quan quản lý thuế nơi có công trình đang xây dựng. Trong trường hợp hợp đồng xây dựng giữa chủ thầu và chủ nhà thống nhất việc nộp thuế do chủ nhà thực hiện hoặc hai bên không có hợp đồng xây dựng thì chủ nhà có nghĩa vụ kê khai và nộp thuế vào cơ quan nhà nước.

 

2. Bồi thường  khi làm hư hỏng nhà hàng xóm trong quá trình xây dựng?

Thưa Luật sư! Cách đây 2 ngày em có mượn xe của anh trai để đi chơi nét. Lên quán thì em gặp 1 người bạn tên H. Sau đó, H bảo em cho H mượn chiếc xe đi cầm để trả nợ gấp. Khoảng mấy tiếng sau là lấy về liền. Vì bạn lâu năm rồi nên em đồng ý, rồi H nói nhờ em đi cầm giúp luôn vì H bảo ra đường sợ gặp chủ nợ. Rồi em mang xe đi cầm 6 triệu, rồi cầm tiền về đưa hết cho H. H vào trang mạng bóng đá, cá độ rồi thua hết. Đến giờ là 2 ngày rồi mà em vẫn chưa lấy được xe về. Về nhà gặp mẹ H thì bảo không biết gì.
Em muốn hỏi là giờ em có thể trình báo Công An hay làm gì không ạ? Vì xe khi em cầm là xe không có giấy tờ và chính e là người đi cầm.
Em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ Bộ luật dân sự 2015:

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Theo như bạn trình bày, giao dịch dân sự giữa bạn và cửa hàng tiệm cầm đồ là giao dịch dân sự có hiệu lực bởi nó thỏa mãn các điều kiện quy định tại điều 117 Bộ luật dân sự 2015. Sau đó, bạn cho H vay số tiền này, như vậy, giao dịch giữa bạn và H là giao dịch vay tài sản. Trong trường hợp của bạn, bạn có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án cấp quận nơi bị đơn cư trú để yêu cầu bị đơn hoàn trả số tiền vay.

Tuy nhiên, H có hành vi gian dối khi thực hiện giao dịch hoặc có hành vi tẩu tán tài sản, bỏ trốn... nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng khoản tiền vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả thì hành vi của người đó có dấu hiệu tội phạm. Bạn có thể làm đơn tố giác gửi cơ quan điều tra, đề nghị điều tra, xử lý người vay.

 

3. Giải quyết tranh chấp khi làm lún nứt nhà hàng xóm?

Ngày 10-12-2009 vừa qua, TAND tỉnh Cà Mau đã bác yêu cầu khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại vì nhà bị lún nứt của bà TND, đồng thời buộc bà D. phải nộp 1 triệu đồng tiền án phí. Tòa sơ thẩm tuyên phải bồi thường, tòa phúc thẩm lại ra phán quyết hoàn toàn trái ngược. Gây thiệt hại, chỉ khắc phục một lần?
Thưa Luật sư Minh Khuê! Em bán 1 miếng đất nhưng người mua chỉ có 500 triệu đồng còn lại vay ngân hàng trên chính sổ đất của em để trả hết cho em. Tại ngân hàng bên mua vay yêu cầu em tạo thẻ ngân hàng tại đó và em đã làm. Họ đã chuyển đủ vào tài khoản của em rồi nhưng em vẫn sợ liệu em có bị lừa không khi mà họ lấy chính miếng đất của em để vay tiền ngân hàng ạ ?
Mong nhận được sự tư vấn của luật sư! Xin chân thành cảm ơn!

Thế chấp đất định bán để vay ngân hàng ?

Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi : 1900.6162.

Trả lời

Theo chúng tôi hiểu, bạn chuyển quyền sử dụng đất cho người khác nhưng vẫn chưa làm thủ tục sang tên sổ đỏ, sổ đỏ vẫn đứng tên bạn. Người kia đã lấy sổ đỏ đang đứng tên bạn (có sự chấp thuận của bạn) để thế chấp vay ngân hàng.

Điều 335 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

Điều 335. Bảo lãnh
1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Theo quy định trên, về mặt pháp lý, người kia lấy sổ đỏ đứng tên bạn sổ đỏ để thế chấp vay ngân hàng thì người đứng tên thế chấp và có nghĩa vụ trả nợ thay người vay khi người vay không trả được nợ chính là bạn. Khi đó, ngân hàng sẽ yêu cầu bạn là người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người được bảo lãnh (người vay). Nếu người kia không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì bạn phải trả nợ cho ngân hàng. Trả nợ xong, bạn mới được nhận lại được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của mình.

 

4. Khi kết thúc đầu tư xây dựng, chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở phải thực hiện các yêu cầu gì?

Theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 99/2015/NĐ-CP, Khi kết thúc đầu tư xây dựng, chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

Điều 16. Kết thúc giai đoạn đầu tư xây dựng dự án nhà ở
Khi kết thúc đầu tư xây dựng, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Báo cáo Sở Xây dựng nơi có dự án về kết quả của dự án; đối với dự án xây dựng nhà ở thuộc diện phải có quyết định hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ thì chủ đầu tư phải gửi báo cáo thêm cho Bộ Xây dựng.
2. Hoàn thiện các hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác lưu trữ theo quy định của Luật Nhà ở, Nghị định này và pháp luật về xây dựng.
3. Thực hiện nghiệm thu công trình nhà ở và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu ở trong dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng.
4. Bàn giao công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành theo nội dung của dự án đã được phê duyệt hoặc tự thực hiện quản lý theo văn bản chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư. Việc bàn giao nhà ở cho người sử dụng chỉ được thực hiện sau khi đã hoàn thành nghiệm thu đưa công trình nhà ở và các công trình hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu ở nêu trong nội dung dự án được phê duyệt vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
5. Báo cáo quyết toán theo quy định của pháp luật về tài chính.
6. Làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở trong phạm vi dự án cho chủ sở hữu theo quy định của Luật Nhà ở, Nghị định này và pháp luật về đất đai.
7. Phối hợp với chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề về quản lý hành chính trong khu vực của dự án.
8. Tổ chức quản lý vận hành các công trình không phải bàn giao cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành.
9. Thực hiện các công việc khác theo quy định của pháp luật.

 

5. Bồi thường thiệt hại do cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng gây ra như thế nào?

Kính thưa công ty Luật Minh Khuê, t muốn hỏi là: Căn cứ vào quy định nào thì phải bồi thường thiệt hại do cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng gây ra như thế nào ? Và bồi thường ra sao?

>> Luật sư tư vấn bồi thường thiệt hại trong quá trình xây dựng, gọi ngay: 1900.6162

 

Luật sư tư vấn:

Vấn đề bồi thường thiệt hại do cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng gây ra được quy định tại Điều 604, 605 của Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 604. Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra

Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.

Điều 605. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra

Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.

Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.

Qua quy định trên, chúng tôi xin hướng dẫn áp dụng như sau:

Thứ nhất, các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

- Có thiệt hại xảy ra trên thực tế: tài sản, tính mạng, sức khoẻ.

- Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật: thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động trong việc quản lý, sử dụng cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng.

- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với thiệt hại xảy ra.

- Lỗi: cố ý hoặc vô ý

Thứ hai, nội dung bồi thường

- Chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do cây cối đổ, gẫy gây ra, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng. Như vậy việc bồi thường chỉ bó hẹp trong việc cây cối gãy đổ va do đó nếu cây cối gây sụp lở công trình xây dựng hay ảnh hưởng đến khả năng canh tác của vùng đất lân cận thì chỉ có thể áp dụng việc bồi thường theo nguyên tắc chung mà không cần áp dụng Điều 626.

- Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại, nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng.

Khuyến cáo: Bài viết được Luật gia, Luật sư của Công ty Luật Minh Khuê thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến, tuyên truyền kiến thức pháp luật trong cộng đồng, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại. Nội dung bài tư vấn pháp luật dân sự mà Công ty Luật TNHH Minh Khuê cung cấp, có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả.

 

6. Làm gì khi nhà hàng xóm xây dựng gây ô nhiễm, mất an toàn?

Thưa Luật sư! Nhà em sát nhà nhà đang xây dựng, phần đuôi nhà em phía sau nhà đó. Phần trước nhà đó song song con hẻm còn nha em quay mặt ra hẻm. Nhà đó xây 3 tầng. Mà để công trình xây dựng không che chắn. Họ đập tường không đập ngược vào nhà họ mà đập ngược vào nhà em rớt gạch đá đùng đùng vào nóc nhà em rớt xuống lần cả thúng.em không dám ra phía sau nhà nấu ăn vì sợ sập nhà.

Phải nhắc nhơ nhiều lần mới thuyên giảm. Bụi thì không phải nói, em giăt lai tất cả hoàn toàn. Họ chà vách tường mà bay xuống nhà em như mọt cưa bay vào phòng ngủ. Thức ăn. Thử tưởng tượng vừa quay qua đầu 2 mẹ con như chung vô đống mọt. Điều đáng nói là vì không che chắn nên họ quăng không gạch từ tầng 1 xuống văng tùm lum. Hôm trước em bế con em 2 tuổi đi bộ ra hẻm thi họ kêu chạy lẹ đi trong khi họ cứ quăng và ... Một cái ầm trước mặt em, con em khóc ré lên. Cũng may không sao và sự việc cứ tiếp diễn. Vậy xin hỏi họ có vi phạm điều gì không? Và nếu em báo chính quyền thì em báo ở đâu?

Xin trân thành cảm ơn, Luật sư!

Làm gì khi nhà hàng xóm xây dựng gây ô nhiễm, mất an toàn?

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự: 1900.6162

Trả lời:

Qua những gì bạn đã trình bày thì khi xây dựng nhà, chủ xây dựng không hề có che chắn gì. TheoThông tư 05/2015/TT-BXD, việc quản lý trong thi công xây dựng được quy định như sau:

a) Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m, chủ nhà được tự tổ chức thi công xây dựng và chịu trách nhiệm về an toàn xây dựng và các ảnh hưởng của việc xây dựng nhà ở đến các công trình liền kề, lân cận;

b) Đối với nhà ở dưới 7 tầng, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này, việc thi công xây dựng được tổ chức, cá nhân có kinh nghiệm thi công xây dựng công trình với quy mô tương tự thực hiện. Trong quá trình thi công xây dựng, nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường, chủ nhà phải tham khảo ý kiến của thiết kế để kịp thời xử lý;

c) Đối với nhà ở từ 7 tầng trở lên, việc thi công xây dựng phải được tổ chức có đủ điều kiện năng lực thi công xây dựng theo quy định thực hiện. Chủ nhà phải chuẩn bị hồ sơ hoàn thành công trình theo quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này và thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để được kiểm tra trước khi đưa công trình vào sử dụng…”

Nhưng để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thi công, chủ đầu tư cần thực hiện việc che chắn cho công trình để tránh tình trạng rơi vãi vật liệu, bụi sang công trình kế cận và người tham gia giao thông.

Như vậy một trong những trách nhiệm của chủ nhà đó là phải thực hiện các biện pháp che chắn khi thi công xây dựng nhà ở, đảm bảo an toàn nhà ở. Tuy nhiên, trong vụ việc này họ lại không hề thực hiện các biện pháp này, vì vậy họ có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này, cụ thể theo quy định tại điều 15, Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở:

Điều 15. Vi phạm quy định về trật tự xây dựng
1. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.

Như vậy, hành vi không có rào chắn của chủ nhà sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực hoạt động xây dựng. Và bạn có thể đến báo tới những chủ thể sau:

1. Thanh tra Xây dựng;

2. Công chức thuộc Ủy ban nhân dân các cấp được giao nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện vi phạm hành chính trong những lĩnh vực quy định tại Nghị định này.

3. Công chức, thanh tra viên thuộc cơ quan thanh tra nhà nước ngành Xây dựng được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra chuyên ngành độc lập hoặc thanh tra theo đoàn thanh tra.

4. Công chức được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước về: Hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.

Do họ có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng nên họ cũng có trách nhiệm phát hiện ra những hành vi vi phạm đó. Nên bạn có quyền tố cáo hành vi vi phạm của chủ nhà đang xây dựng về hành vi xây dựng không rào chắn đến các chủ thể có thẩm quyền nêu trên.