Mục lục bài viết
1. Quy luật Okun (Okuiis law) được hiểu là gì?
Quy luật của Okun nói đến mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế Mỹ với Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) thể hiện rằng tỷ lệ thất nghiệp giảm 1% thì GNP tăng 3%. Tuy nhiên, quy luật này chỉ đúng với nền kinh tế Mỹ và chỉ áp dụng khi tỷ lệ thất nghiệp nằm trong khoảng từ 3% đến 7,5%.
Quy luật Okun hay còn gọi là Okuiis law được hiểu là việc thể hiện mối quan hệ thống kê đáng tin cậy giữa tỷ lệ thất nghiệp và những thay đổi trong tổng sản phẩm quốc dân thực hiện o Arthur Okun (1929 - 1979) phát hiện ra. Theo quy luật Okun, nếu tỷ lệ thất nghiệp giảm 1% thì sản lượng thực hiện sẽ tăng khoảng 2%. Quy luật này cung cấp khái niệm chung cho rằng khi thất nghiệp giảm, sản lượng của một quốc gia sẽ tăng lên. Biện pháp này có thể được sử dụng để ước tính cả GNP và GDP.
Tùy thuộc vào quốc gia áp dụng quy luật Okun thì mối quan hệ giữa thất nghiệp và GNP hoặc GDP thay đổi theo. Ví dụ như tại Mỹ thì hệ số Okun ước tính rằng khi thất nghiệp giảm 1% thì GNP sẽ tăng 3% và GDP tăng 2%. Khi thất nghiệp tăng 1% thì GNP dự kiến có thể sẽ giảm 3% và GDP dự kiến cũng sẽ giảm 2%.
Thông thường, các quốc gia công nghiệp có thị trường lao động kém linh hoạt hơn Mỹ (ví dụ như Pháp, Đức) thì hệ số Okun thường có xu hướng cao hơn. Ở những quốc gia đó, cùng một mức thay đổi trong tỷ lệ GNP có tác động nhỏ hơn đến tỷ lệ thất nghiệp so với Mỹ.
Quy luật Okun thường được công nhận là một dạng của "Quy luật ngón tay cái" vì về bản chất, nó là ước lượng xấp xỉ được rút ra từ quan sát thực tế. Vì có những yếu tố khác có thể kể đến như năng suất có thể làm ảnh hưởng đến kết quả nên giá trị ước lượng được coi là xấp xỉ, tương đối. Trong báo cáo của quy luật Okun thì có phát biểu rằng 2% gia tăng trong sản lượng sẽ dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp chu kỳ giảm 1%, số người tham gia lực lượng lao động tăng 0.5%, số giờ làm việc của mỗi lao động tăng 0.5%; và sản lượng trong mỗi giờ làm việc (năng suất lao động) tăng 1%.
Mối quan hệ được kiểm định bằng cách hồi quy tốc độ tăng trưởng GDP hoặc GNP theo mức thay đổi của tỷ lệ thất nghiệp. Tại Mỹ, mức sụt giảm sản lượng dường như có xu hướng giảm bớt theo thời gian.
Có một số nguyên nhân giải thích tại sao GDP có thể tăng/giảm nhanh hơn tương ứng mức giảm hay tăng của tỷ lệ thất nghiệp như sau:
Khi thất nghiệp tăng:
- Hiệu ứng số nhân tiền tệ giảm do người lao động có xu hướng giảm bớt chi tiêu
- Một lượng người thất nghiệp từ bỏ tìm kiếm việc làm, và không được tính vào lực lượng lao động. Không được thống kê là thất nghiệp.
- Công nhân có thể làm việc ít giờ hơn.
- Năng suất lao động có thể giảm, có lẽ bởi vì chủ lao động duy trì số công nhân nhiều hơn mức cần thiết.
- Một hàm ý từ các phân tích trên đó là sự gia tăng năng suất lao động hoặc sự mở rộng quy mô lực lượng lao động có thể dẫn đến tăng trưởng sản lượng ròng nhưng tỷ lệ thất nghiệp ròng không giảm
2. Công thức của quy luật Okun
Theo quy luật Okun thì công thức của quy luật này được xác định như sau:
Y / Y = k - c / U
Trong công thức định luật Okun thì các giá trị nêu trên sẽ được hiểu như sau:
- Y: Sự biến đổi của sản xuất trong nền kinh tế hay sự chênh lệch giữa GDP tự nhiên và GDP thực tế.
- Y: Lượng GDP thực tế.
- k: Một tỷ lệ phần trăm của tăng trưởng sản xuất hàng năm.
- c: Các yếu tố liên quan đến sự thay đổi tỷ lệ thất nghiệp và sự thay đổi trong sản xuất.
- U: Sự thay đổi của tỷ lệ thất nghiệp hay sự chênh lệch giữa tỷ lệ thất nghiệp thực tế và tỷ lệ tự nhiên.
3. Một số hạn chế của quy luật Okun
Nói chung, các nhà kinh tế đều ủng hộ quy luật của Okun nhưng quy luật này được coi là không chính xác do có nhiều biến số có liên quan đến những thay đổi trong GNP và GDP. Các nhà kinh tế khá ủng hộ mối quan hệ nghịch đảo giữa thất nghiệp và sản xuất tin tưởng rằng khi tỷ lệ thất nghiệp tăng, tỷ lệ GNP và GDP sẽ đồng thời giảm xuống. Và khi tỷ lệ thất nghiệp giảm thì tỷ lệ GNP và GDP sẽ tăng, nhưng con số chính xác sẽ bị thay đổi.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ của thất nghiệp với sản xuất bao gồm một tập hợp nhiều biến số của thị trường lao động để phân tích tác động của thị trường lao động đối vớ GNP và GDP. Các biến số thị trường lao động sẽ bao gồm cả trình độ của toàn bộ thị trường lao động, số giờ làm việc của người lao động có việc làm và mức năng suất của người lao động. Từ đó, các nhà kinh tế học sẽ thấy rằng với mỗi 1% thay đổi của tỷ lệ thất nghiệp thì tỷ lệ GNP và GDP sẽ biến động nhiều hơn so với con số được đưa ra bởi quy luật của Okun.
Quy luật Okun kinh tế vĩ mô đôi khi được xem là không chính xác bởi các khía cạnh hạn chế như sau:
- Có quá nhiều biến số liên quan đến sự thay đổi giữa GNP và GDP.
- Con số chính xác sẽ thay đổi mặc dù đa phần các nhà kinh tế đều đồng tình với quan hệ nghịch đảo của tỷ lệ thất nghiệp và sản xuất: GNP và GDP đều giảm khi thất nghiệp tăng hay đều tăng khi thất nghiệp giảm.
- Có một tập hợp nhiều biến số của thị trường lao động để phân tích tác động của thị trường lao động đối với GDP và GNP khi nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ giữa sản xuất và tỷ lệ thất nghiệp.
- Trình độ của người lao động trên thị trường, mức năng suất của người lao động và số giờ làm việc của người lao động là các biến số thị trường lao động chi tiết hơn.
- Theo các báo cáo phân tích sâu, kết quả chỉ ra rằng với mỗi 1% thay đổi của tỷ lệ thất nghiệp thực tế theo định luật Okun thì tỷ lệ GDP và GNP sẽ biến động mạnh mẽ hơn so với con số 2%.
4. Vì sao mỗi quốc gia khác nhau thì quy luật Okun sẽ được ứng dụng khác nhau?
Nếu áp dụng quy luật Okun vào hai hay nhiều quốc gia có cùng dữ liệu và khuôn khổ thể chế thì kết quả cho ra sẽ giống nhau. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có sự khác biệt và quy luật Okun hoạt động giữa các quốc gia bởi các lý do sau:
Thứ nhất, về thời gian:
Thời gian đề cập đến ở đây là thời gian hợp đồng. Khi càng nhiều hợp đồng tạm thời được thực hiện, bắt đầu và kết thúc, chúng sẽ dẫn đến những con số đáng chú ý khi đề cập về việc phá hủy và tạo ra.
Điều này sẽ tác động trực tiếp đến kết quả công thức, đặc biệt là trong lượng GDP và tỷ lệ thất nghiệp.
Thứ hai, về trợ cấp thất nghiệp:
Nếu chính phủ cung cấp tiền trợ cấp thất nghiệp, không quan trọng số tiền đó nhiều hay ít, người lao động vẫn sẽ có xu hướng ít tìm việc hơn.
Thứ ba, về nhu cầu bên ngoài:
Quy luật Okun giải thích rằng khi nền kinh tế của một quốc gia bị phụ thuộc vào các khu vực ngoại quốc, vấn đề về thất nghiệp của quốc gia đó sẽ được giảm bớt.
Thứ tư, về pháp luật lao động:
Điều này đề cập đến hai khía cạnh của luật pháp. Luật pháp tương tự như con dao hai lưỡi: một mặt giúp bảo vệ người lao động trong khi mặt khác lại khiến cho tỷ lệ thất nghiệp bước vào chu kỳ kinh tế. Khi đó, nếu chi phí sa thải người lao động thấp, các công ty sẽ tự do thuê thêm người không suy xét.
Thứ năm, về các vấn đề về năng suất và đa dạng hóa:
Nếu trong trường hợp một cá nhân phải dồn toàn bộ nỗ lực chỉ để đạt một nhiệm vụ duy nhất. Thì bây giờ, thay vì một nhiệm vụ, cá nhân đó có nhiều nhiệm vụ hơn thì tình huống nào sự nỗ lực của người này đạt hiệu quả hơn? Khi cá nhân cống hiến nhiều hơn cho nhiều nhiệm vụ hơn thay vì chuyên tâm vào một mục đích, mọi thứ sẽ thực sự thay đổi.
Các yếu tố trên đã làm thay đổi con số ở mỗi quốc gia khác nhau, chẳng hạn kết quả thất nghiệp giảm 1% thì GNP tăng 3% sẽ chỉ đúng khi áp dụng với nền kinh tế Mỹ có tỷ lệ thất nghiệp trong khoảng từ 3% đến 7,5%. Trong khi đó, các quốc gia công nghiệp khác như Pháp, Đức - nơi thị trường lao động kém linh hoạt hơn Mỹ, cùng một mức thay đổi trong tỷ lệ GNP sẽ tác động ít hơn đến tỷ lệ thất nghiệp so với Mỹ, dẫn đến hệ số Okun cao hơn.
Ngoài ra, quý khách có thể tham khảo thêm về bài viết: Quy luật là gì? Đặc điểm của quy luật? Lấy ví dụ về quy luật của Luật Minh Khuê.
Mọi vướng mắc chưa rõ hoặc có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách vui lòng liên hệ với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7, gọi ngay tới số: 1900.6162 hoặc gửi email trực tiếp tại: lienhe@luatminhkhue.vn để được giải đáp. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Minh Khuê.