Mục lục bài viết
- 1. Quy luật bài trừ cái thứ ba (luật bài trung)
- 1.1. Nội dung của quy luật bài trung
- 1.2. Yêu cầu của quy luật loại trừ cái thứ ba
- 1.3. Vi phạm quy luật bài trừ cái thứ ba
- 1.4. Ý nghĩa của quy luật bài trung
- 2. Quy luật lý do đầy đủ
- 2.1. Nội dung quy luật lý do đầy đủ
- 2.2. Yêu cầu của quy luật lý do đầy đủ
- 2.3. Vi phạm quy luật lý do đầy đủ
- 2.4. Ý nghĩa của quy luật lý do đầy đủ
1. Quy luật bài trừ cái thứ ba (luật bài trung)
1.1. Nội dung của quy luật bài trung
Trong tư duy logic hình thức có bốn loại quy luật cơ bản, đó là: luật đồng nhất, luật cấm mâu thuẫn, luật loại trừ cái thứ ba và quy luật lý do đầy đủ. Những quy luật này chính là tiền đề, là cơ sở để tư duy đúng đắn trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh. Tư duy có đúng đắn hay không thì trước hết phải tuân thủ bốn quy luật tư duy nêu trên. Việc bi phạm một trong bốn quy luậ này đều dẫn đến mâu thuẫn logic hình thức bởi bốn quy luật nêu trên giống như hệ tiền đề của logic hình thức, chi phối mọi quá trình của tư duy chính các, chi phối mọi nội dung, mọi quy tắc của tư logic hình thức. Như vậy, nếu một người mà vi phạm các quy luật của tư duy nói chung và bốn quy luật cơ bản của tư duy nói riêng thì sẽ không còn gì để tranh luận tiếp. Các quy luật cơ bản của tư duy có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với những người hành nghề luật trong việc hình thành và phát triển tư duy pháp lý.
Quy luật bài trừ cái thứ ba hay còn gọi là quy luật bài trung chỉ ra rằng khi tư duy của chúng ta đã định hình để phản ánh về một đối tượng ở một phẩm chất nhất định nào đó, thì tư duy của chúng ta chỉ có thể phản ánh một cách chân thực hoặc là phản ánh giả dối, chứ không thể vừa chân thực, vừa giả dối. Hiểu một cách đơn giản, một sự vật, hiện tượng hoặc là tồn tại hoặc là không tồn tại không có trung điểm giữa hai cực. Như vậy, có hai phán đoán phủ định nhau theo bcungf một đối tượng, trong cùng một quan hệ thì phải có một phán đoán đúng và phán đoán ngược lịa là sai, chúng ta phải dứt khoát thừa nhận điều đó chứ không thể có cái thứ ba
Ví dụ: Không thể cùng tồn tại cả hai nhận định: Một số thanh niên trong tổ dân phố nghiện ma tuý và tất cả các thanh niên trong tổ dân phố đều không nghiện ma tuý.
Đối với một phán đoán, nhận định nhất định, quy luật bài trừu cái thứ ba không cho biết nó đúng hay sai, nhưng cho biết rằng nó chỉ có thể hoặc đúng, hoặc sai chứ không thể vừa đúng vừa sai hoặc không đúng cũng không sai. Ngoài ra đối với hai phán đoán đối lập nhau cũng có thể có trường hợp đều sai, một phán đoán khác mới là phán đoán đúng. Do vậy, muốn biết đúng hay sai cần phải thông qua quá trình kiểm nghiệm thực tiễn.
Ví dụ: Nếu cùng nói về một đối tượng là luật sư A và luật sư A này chỉ là luật sư trung bình thì nhận định luật sư A giỏi và luật sư A kém đều sai. Nhận định luật sư A trung bình mới là nhận định đúng
1.2. Yêu cầu của quy luật loại trừ cái thứ ba
Quy luật triệt tam không cho phép người ta tránh né vấn đề khi trả lời câu hỏi. Nó không cho phép trả lời lấp lửng, nước đôi, mà đòi hỏi câu trả lời dứt khoát. Do vậy nó đặt ra một yêu cầu trong tư duy không được chứa mâu thuẫn logic, cần đưa vấn đề đến khẳng định hoặc phủ định một cách dứt khoát. Khi gaiir quyết vấn đề mang tính giải pháp thì không được né tránh sự thừa nhận tính chân thực nếu có của một trong hai phán đoán có quan hệ phủ định nhau, không được tìm kiếm một phán đoán thứ ba nào khác (nếu có bao hàm các trường hợp cả hai phán đoán đều sai). Còn đối với một tư tưởng bất kỳ thì chỉ có thể ghi nhận là đúng hoặc là sai
Ví dụ: trong trường hợp tuyên án hình sự, hội đồng xét xử phải tuyên bị cáo phạm tội hoặc không phạm tội chứ không thể có một kết luận trung gian nào khác.
1.3. Vi phạm quy luật bài trừ cái thứ ba
Trong thực tế tranh luận, giải quyết các vấn đề, vi phạm quy luật bài trung thường xảy ra các lỗi như vấn đề được đặt ra, được định hình không theo cách giải quyết mâu thuẫn nhau. Những tư tưởng, ý nghĩ, nhận định đưa ra là vô nghĩa, không thể xác định là chân thưucj hay giả dối. Nếu câu hỏi đưa ra một cách thích hợp dưới dạng tình thế phải lựa chọn, việc lảng tránh cái xác định (hoặc đúng, hoặc sai), cố tình tìm kiếm cái trung gian thứ ba sẽ vi phạm quy luật bài trừ cái thứ ba
Ví dụ: Khi bắt một người vi phạm giao thông, công an nói với người đó: "Anh đã vi phạm luật giao thông, anh bị phạt 1 triệu hoặc giữ giấy phép". Câu nói của công an đã vi phạm quy luật bài trung bởi nói theo kiểu nước đôi, không rõ ràng. Công an phải nói rằng: "1 là anh bị phạt tiền không giữ giấy phép, hai là anh bị giữ giấy phép không phạt tiền".
Ngoài ra, người vi phạm quy luật này trong nhiều trường hợp không phải là có biết hay không biết vè quy luật logic, mà vấn đề ở chỗ tư tưởng không dám quyết đoán, không dám công nhận giữa cái đúng và cái sai, hoặc ít ra là không dám tuyên bố quan điểm của mình trước một vấn đề cần lựa chọn.
Như vậy, quy luật bài trừ cái thứ ba hay luật bài trung giúp cho tư duy xác định, nhất quán, phi mâu thuẫn và trong tư duy khoa học cũng như tư duy thông thường, việc hiểu biết và vận dụng được quy luật có ý nghãi rất lớn. Khi đứng trước những cách giải quyết mâu thuẫn ta cần biết lựa chọn làm thế này hay làm thế khác. Dù chọn hoàn cảnh thế nào cũng phải nghiên cứu hoàn cảnh cụ thể, toàn diện và sâu sắc.
1.4. Ý nghĩa của quy luật bài trung
Luật bài trung là luật đặc trung của lôgíc lưỡng trị. Nó có ý nghĩa to lớn đối với tư duy chính xác, và là cơ sở cho chứng minh bằng phản chứng (chứng minh gián tiếp). Chẳng hạn, cần chứng minh luận đề, nhưng thiếu căn cứ để chứng minh. Trong khi đó đủ căn cứ để bác bỏ phản đề. Phản đề sai đó, theo luật bài trung, ta rút ra tính đúng đắn của luận đề
2. Quy luật lý do đầy đủ
2.1. Nội dung quy luật lý do đầy đủ
Quy luật lý do đầy đủ đòi hỏi một ý nghĩ, một tư tưởng đã được định hình trong tư duy phản ánh đối tượng ở một phẩm chất xác định thì chỉ được công nhận là chân thực khi có đầy đủ căn cứ để xác định hay chứng minh cho tính chân thưucj đó. Hiểu đơn giản hơn, mỗi tư tưởng hay luận điểm nào đó chỉ được coi là hoàn toàn đúng, đáng tin cậy khi tư tưởng, luận điểm đó đã được chứng minh bằng những lý do, cơ sở nhất định
Quy luật lý do đầy đủ dựa trên một quy luật rất cơ bản của tự nhiên là quy luật nhân - quả. Mọi sự vật và hiện tượng đều có nguyên nhân của nó. Nguyên nhân mà chúng ta nói đến ở đây là nguyên nhân hiện thực, chứ không phải là nguyên nhân siêu nhiên, thần thánh, ma quỷ.
2.2. Yêu cầu của quy luật lý do đầy đủ
Luật lý do đầy đủ nói lên tính có căn cứ, tính được chứng minh của tư duy cho nên nó đòi hỏi bất kỳ một tri thức nào cũng cần phải có căn cứ của nó. Phải tìm được đầy đủ căn cứ làm chỗ dựa cho giá trị logic của tư tưởng, của ý nghĩ đã được hình thành trong tư duy. Trong khoa học, để chứng minh các luận điểm khác nhằm mở rộng tri thức, ta có thể sử dụng các luận điểm cần chứng minh, có đầy đủ cơ sở, nhờ đó chứng minh được chúng được coi là đúng đắn. Các gải thuyết, các luận điểm chưa được chứng minh vì không được sử dụng làm luận cứ trong quá trình chứng minh.
2.3. Vi phạm quy luật lý do đầy đủ
Trong thực tiễn, quy luật lý do đầy đủ thường bị vi phạm khi có một người đưa ra lý do để làm luận cứ chứng minh cho một vấn đề nào đó nhưng bản thân nó lại chưa được chứng minh. Như vậy, lí do đó không thể được hiểu là lý do đầy đủ. Bên cạnh đó, việc tiếp nhận tri thức bằng lòng tin theo kiểu tôn giáo hoặc tiếp nhận tri thức trên cơ sở tiin đồn, căn cứ vào dư luận... cũng bị coi là vi phạm luật lý do đầy đủ
Ví dụ: Nói một người vi phạm pháp luật nhưng ta lại không nêu ra được đầy đủ căn cứ như hành vi của anh ta thực hiện là trái pháp luật và có lỗi, thì không thể nói anh ta vi phạm pháp luật được.
Như vậy, quy luật lý do đầy đủ giúp cho chúng ta nhận thức được chân lý khách quan, tránh được sự tuỳ tiện, chủ quan, áp đặt chân lý. Tuân thủ luật lý do đầy đủ là nhằm đảm bảo được tính đúng đắn, tính có thể chứng minh và tính có căn cứ của tư duy.
Trong tư duy phải đồng đời không được vi phạm các quy luật cơ bản nêu ở mục 1. Thưch tế nếu vi phạm quy luật tư duy này sẽ tất yếu dẫn đến vi phạm quy luật logic khác. Chẳng hạn, nếu vi phạm quy luật đồng nhất như trên thì quy luật cấm mâu thuẫn và luật bài trung cũng sẽ bị vi phạm. Nếu vi phạm quy luật lý do đầy đủ sẽ dẫn đến vi phạm các quy luật còn lại. Bốn quy luật của tư duy logic chính là tiêu chuẩn bắt buộc của một tư duy chính xác. Những quy luật này chính là tiền đề, là cơ sở để tư duy đúng đắn trong việc giải quyết các vẫn đề pháp lý phát sinh. Khi tư duy các vấn đề pháp lý, luật gia luôn phải tuân thủ theo đủ bốn quy luật cơ bản của tư duy được nêu cụ thể ở trên
2.4. Ý nghĩa của quy luật lý do đầy đủ
Ngày nay, khi nhận thức khoa học đã phát triển đến một trình độ trừu tượng hóa rất cao thì quy luật lý do đầy đủ càng có ý nghĩa quan trọng. Mỗi một ngành khoa học đều dùng những hệ thống khái niệm của mình để đi sâu vào nhận thức thế giới, nhận thức những hiện tượng mới quá trình mới, do vậy yêu cầu về tính có căn cứ tính có thể chứng minh đối với mỗi kết luận khoa học là rất cần thiết.
Hơn nữa với trình độ trừu tượng và khái quát rất cao của khoa học hiện đại, không phải bao giờ cũng có thể kiểm tra được tính chân thực của các luận điểm khoa học một cách trực tiếp bằng thực tiễn. Do vậy, tính có căn cứ, tính có thể chứng minh được, tính đúng đắn của luận điếm khoa học đó thông qua tính đúng dắn, tính hệ thống của lý thuyết khoa học làm cơ sở là cần thiết.
Vì vậy, việc tuân thủ quy luật lý do đầy đủ cũng như các quy luật khác của logic hình thức là điều kiện tất yếu giúp cho tư duy con người phản ánh đúng dắn thế giới khách quan, tránh được những sai lầm không cần thiết. Nếu tư duy vi phạm quy luật này tất yêu sẽ dẫn đến vi phạm những quy luật khác, bởi vì giữa các quy luật của tư duy có mối liên hệ nội tại với nhau. Nếu vi phạm quy luật lý do đầy đủ, tư duy sẽ không xác định và như vậy sẽ vi phạm quy luật đồng nhất. Còn trường hợp tư duy vi phạm quy luật đồng nhất tất yếu sẽ vi phạm quy luật phi mâu thuẫn và quy luật bài trung.
Theo Luật Minh khuê sưu tầm và phân tích.
Mọi vướng mắc, chưa rõ hay cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.
Trân trọng./.