Mục lục bài viết
Có rất nhiều các nhà văn hướng ngòi bút của mình về Miền Nam ruột thịt, về con người miền Nam chân chất thật thà. Nổi bật nhất trong số đó phải kể tới đó là nhà văn Nguyễn Trung Thành với tác phẩm Những đứa con trong gia đình mang đậm sắc màu Nam Bộ.
1. Dàn ý sắc màu Nam Bộ trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
A. Mở bài
Giới thiệu tác giả Nguyễn Thi và tác phẩm Những đứa con trong gia đình
B. Thân bài
- Chất Nam Bộ là khái niệm chỉ nét đặc sắc của tác phẩm để phân biệt với các tác phẩm khác. Chất Nam Bộ là sắc thái miền Nam, trở thành một nét đặc trưng cho truyện ngắn ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật
- Cơ sở tạo nên chất Nam Bộ trong truyện ngắn: đặc điểm sáng tác của Nguyễn Thi hoàn cảnh sáng tác của những đứa con trong gia đình
- Những biểu hiện cụ thể của chất Nam Bộ được biểu hiện qua hình ảnh miền sông nước Nam bộ, các nhân vật đều là con người Nam Bộ yêu quê hương, đất nước, gắn bó với đời sống sông nước
- Đề tài của tác phẩm phản ánh cuộc chiến tranh ở miền Nam, từ đó tạo nên những trang văn nóng hổi, chất hiện thực có tính thời sự, tác phẩm khái quát lại không khí sinh hoạt của con người Việt Nam
- Không gian thiên nhiên mang nét đặc trưng của miền Nam
- Chất Nam Bộ tạo nên nét hấp dẫn riêng cho truyện của Nguyễn Thi truyền đến cho bạn đọc sự yêu mến đối với miền Nam.
C. Kết bài
Khẳng định tài năng của tác giả trong việc xây dựng một không gian đầy chất Nam Bộ
2. Chất Nam Bộ được thể hiện qua tác phẩm Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi
Nguyễn Thi không phải là người Nam Bộ nhưng rất xứng đáng với danh hiệu nhà văn của những người nông dân Nam Bộ thời chiến tranh chống đế quốc Mỹ. Bởi vì ông thực sự gắn bó bằng cả tâm hồn mình với mảnh đất Nam Bộ. Am hiểu sâu sắc mảnh đất này từ con người đến cảnh vật, thói quen sinh hoạt, nhu cầu văn hóa, lời ăn tiếng nói hàng ngày. Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình là một tác phẩm tiêu biểu của ông viết về đề tài chiến tranh mang màu sắc Nam Bộ đậm nét.
Bên cạnh những thành công nổi bật như nghệ thuật xây dựng tính cách nghệ thuật trần thuật, tác phẩm còn thể hiện cái tài của nhà văn khi ông khéo léo gửi gắm vào đó một màu sắc Nam Bộ đậm nét mà vẫn hướng người đọc đến cái đích chung là cuộc sống chiến đấu đau thương mà oanh liệt là chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân. Vì thế nó đã tạo cho nhà văn một nét riêng, một thế đứng riêng trong lòng văn học cách mạng của đạo đức, phong phú trước những ngòi bút cùng khai thác một mảng đề tài
Màu sắc Nam Bộ của chuyện trước hết được thể hiện qua hệ thống nhân vật với những nét tính cách đặc trưng. Các nhân vật của Nguyễn Thi có tên tuổi, cá tính cụ thể. Song tính cách của họ được xây dựng trên một mối quan hệ mật thiết giữa các thành viên, các thế hệ của gia đình họ thuộc về. Đó là một gia đình Nam Bộ trong chiến tranh chống đế quốc Mỹ, bảo vệ dân tộc. Hai nhân vật Việt và Chiến được miêu tả có nhiều nét giống nhau về bản chất. Vì họ sinh ra và lớn lên trong một gia đình Nam Bộ có truyền thống yêu nước và cách mạng, thương ba, thương má, căm thù giặc sâu sắc, cùng một ý chí bất khuất là phải đánh giặc trả thù cho ba má, dũng cảm, gan góc và lập trường lập được nhiều chiến công. Chiến là đứa con gái không khác mẹ tí nào, cũng giống như cái tên của cô gan góc đã nói là làm, chăm chỉ, đảm đang, tháo vát. Tiêu biểu cho những người phụ nữ Nam Bộ thời chiến chiến ra trận với lời thề nếu giặc còn thì tao mất! vậy à.
Em trai Chiến là một chàng trai gan dạ. Ra trận khi mới 17 tuổi, hồn nhiên, hiếu động, rất thương chị nhưng hay tranh giành của chị. Không sợ chị mà lại sợ ma, một nét đáng yêu của chàng trai mới lớn, rất yêu thương đồng đội, dũng cảm, ngoan cường trong chiến đấu. Việt rất thương ba má, luôn nung nấu mối thù nhà. Quyết đánh giặc để trả thù cho ba má để giải phóng quê hương. Câu hò của chú Năm gửi gắm biết bao tình cảm tốt đẹp cho Việt. Khi thì Việt biến thành tấm áo và quàng hoặc con sông dài cá lội của chú. Khi thì Việt biến thành người của nghĩa quân Trương Định, ngọn đèn biển Gò Công hoặc ngôi sao sáng ở Tháp Mười. Hai chị em Chiến và Việt đã trở thành điển hình ưu tú, đại diện cho những thanh niên Nam Bộ mạnh mẽ, anh dũng, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ quê hương, giữ trọn truyền thống gia đình cách mạng.
Nhắc tới tính Nam Bộ trong truyện ngắn của Nguyễn Thi, chúng ta không thể bỏ qua nhân vật chú Năm. Tuy là một nhân vật phụ nhưng chú Năm có một tính cách nhanh Nam bộ rất đậm đà. Ấn tượng với nhân vật này trước hết nằm ở thứ ngôn ngữ đầy cá tính mà nhân vật đã thể hiện. Một thứ ngôn ngữ chỉ cần nghe thoáng qua đã nhận ra ngay cái chất Nam Bộ không thể nào trộn lẫn. Nhưng có lẽ phải đợi đến khi qua miệng của chú năm thì những từ Nam Bộ mới có dịp được trở nên cực kỳ hấp dẫn. Truyện kể rằng chú Năm là người đi đây đi đó nhiều và cũng ham sông, ham bến. Nhưng đọc Những đứa con trong gia đình ta thấy nhân vật không chỉ ham sông ham bến mà còn ham đạo nghĩa. Trong ông ta vẫn thấy phảng phất cái tinh thần Nguyễn Đình Chiểu thuở xưa và điều đó được nhận ra chủ yếu qua lời nói việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thất, đặng bề nước non. Những câu nói như thế đặc chất Nam Bộ. Nếu không phải ta nghe thấy âm vang của một vùng sông nước phía Nam.
Nguyễn Thi đã trao cho tính cách này một vai trò một thứ gia phả sống. Đọc truyện ta sẽ thấy rõ nhân vật này luôn hướng về truyền thống, đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống. Chỉ có chú Năm là người duy nhất hai hò, chú hay kể sự tích gia đình và cuối câu chuyện thế nào chú cũng hò lên mấy câu. Con người có cái giọng đực và tức đó mới hò hết mình, thật nghiêm trang, tha thiết làm sao "gân cổ chú nổi đỏ lên, tay chú đặt lên vai Việt, đôi mắt chú mở to đọng nước, nhìn thẳng vào mắt Việt. Đầu dù lắc lư, nhắn nhủ. Làm như Việt chính là nơi cụ thể để chú gửi gắm những câu hỏi". Thì ra những tấm áo vá, con sông dài, người nghĩa quân Trương Định, ngọn đèn biển Gò Công không đơn thuần là những câu ca réo rắt mà là ngọn nguồn, là hồn thiêng của cha ông đang nhập vào chú. Người ca công thành kính luôn có ý thức lưu truyền cho thế hệ con cháu những màu sắc Nam Bộ đặc trưng của quê hương.
Chú Năm luôn gìn giữ truyền thống gia đình và bảo vệ những nét tính cách đặc trưng của một con người được sinh ra trên mảnh đất Nam Bộ. Cuốn sổ gia đình mà chú viết giống như một thứ biên niên sử của gia đình. Điều thú vị là cuốn sổ biên niên sử ấy từ một ngòi bút thực sự bình dân "chữ viết lòng còng, lời văn mộc mạc". Có lẽ là những lời tự sự dài dòng những ngôn từ không chau chuốt, nhưng đó chính là tính cách Nam Bộ mạnh mẽ anh dũng, ngoan cường của những thành viên trong gia đình chú Năm. Những con người đại diện cho nhân dân Nam Bộ thời chiến.
Màu sắc Nam Bộ cổ truyền còn được thể hiện qua lối sử dụng ngôn từ, giọng điệu tự sự rắn rỏi, gân guốc, điềm tĩnh đến lạnh lùng của người viết. Là một chất giọng đặc biệt, phù hợp với tính cách của những con người Nam Bộ mạnh mẽ, bộc trực, thích thể hiện tình cảm và hành động hơn là lời nói.
Đọc tác phẩm của Nguyễn Thi, ta thấy tác phẩm của ông nồng nàn hơi thở ấm áp, mạnh mẽ của miền đất phù sa. Những nhân vật của ông bám chắc vào đời sống. Chính vì thế ta có cơ hội chiêm ngưỡng màu sắc Nam Bộ đậm đà trong các tác phẩm của ông.
Trên đây là một số mẫu màu sắc năm Bộ trong tác phẩm của Nguyễn Thi luật Minh Khuê xin gửi tới bạn đọc. Hy vọng bài viết trên là những tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn. Chúc các bạn học tốt.