Mục lục bài viết
1. Giới thiệu tác giả
Cuốn sách "Để hoàn thành tốt luận văn ngành luật" dùng cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh do PGS.TS. Phan Trung Hiền biên soạn.
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Để hoàn thành tốt luận văn ngành luật dùng cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh
Tác giả: PGS.TS. Phan Trung Hiền
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật
3. Tổng quan nội dung sách
Cuốn sách được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:
Chuyên đề 1: Khái quát về luận văn ngành luật
1. Các khái niệm liên quan đến luận văn ngành luật
2. Luận văn và công trình khoa học luật
3. Đặc điểm của luận văn ngành luật
4. Cấu trúc của luận văn ngành luật
5. Tên đề tài luận văn ngành luật
6. Xác định "điểm nhấn" của luận văn và "điểm rơi" của đề tài luận văn
7. Các yêu cầu của luận văn và những điều cần tránh
Chuyên đề 2: Chuẩn bị thực hiện luận văn
1. Phát triển ý tưởng khao học thông qua những con đường tư duy
2. Xây dựng đề cương nghiên cứu
3. Lập kế hoạch nghiên cứu
4. Thu thập tài liệu nghiên cứu
5. Sắp xếp và lưu trữ tài liệu nghiên cứu
6. Làm việc với giảng viên hướng dẫn
7. Tham dự các học phần liên quan đến đề tài và tham dự các hội thảo khoa học
8. Người nghiên cứu nên làm gì lúc cảm thấy mất phương hướng
Chuyên đề 3: Các phương pháp và cách tiếp cận phổ biến trong quá trình thực hiện luận văn
1. Rèn luyện tư duy khoa học trong quá trình thực hiện luận văn
2. Chọn cách tiếp cận trong nghiên cứu khoa học
3. Các phương pháp nghiên cứu
4. Các phương pháp và kỹ năng đọc tài liệu
5. Các phương pháp và kỹ năng trình chiếu
Chuyên đề 4: Phần đầu của luận văn
1. Phần mở đầu - những điều lưu ý
2. Lý do chọn đề tài (tính cấp thiết của đề tài)
3. Tình hình nghiên cứu
4. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
5. Đối tượng nghiên cứu
6. Phạm vi nghiên cứu
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
8. Kết quả nghiên cứu dự kiến (ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài)
9. Kết cấu của luận văn
10. Các nội dung khác có liên quan
Chuyên đề 5: Các chương trong luận văn
1. Giới thiệu chung về các chương
2. Các bộ phận hợp thành trong một chương
3. Nghiên cứu cơ sở lý luận
4. Phân tích quy định pháp luật
5. Thực trạng thực hiện pháp luật và giải pháp đề xuất
Chuyên đề 6: Phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
1. Giới thiệu chung về kết luận
2. Các phần trong kết luận
3. Danh mục tài liệu tham khảo
4. Phụ lục
Chuyên đề 7: Hình thức luận văn
1. Bìa chính và bìa phụ
2. Lời cảm ơn và lời cam đoan
3. Mục lục
4. Cách đánh số chương, mục trong luận văn
5. Diễn đạt, ghi thanh điệu, dùng ký tự và dùng từ
6. Định dạng chữ, căn lề và đánh số trang
7. Viết hoa và viết tắt
8. Chú dẫn: chú thích và trích dẫn
9. Các loại dấu câu, dấu ký hiệu và khoảng trắng
10. Sơ đồ, biểu bảng và ví dụ minh họa
11. Lỗi chính tả và lỗi vi tính
Chuyên đề 8: Bảo vệ luận văn
1. Điều kiện bảo vệ luận văn
2. Chuẩn bị trước khi bảo vệ luận văn
3. Tai buổi bảo vệ luận văn
4. Sau buổi bảo vệ luận văn
Chuyên đề 9: Đánh giá luận văn
1. Chủ thể và quy trình đánh giá luận văn
2. Các tiêu chí đánh giá luận văn
3. Đánh giá nội dung các phần trong luận văn
4. Đánh giá hình thức trình bày luận văn
4. Đánh giá bạn đọc
Luận văn, luận án tốt nghiệp ngành luật dù ở cấp độ nào (cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ) đều là thành quả chắt lọc của người nghiên cứu sau nhiều năm học tập, nghiên cứu và vì vậy, luôn được người nghiên cứu dành nhiều tâm huyết và công sức cũng như mong đợi đạt được kết quả cao nhất. Song, để có một bản luận văn ngành luật được đánh giá cao, đòi hỏi người nghiên cứu ngoài việc thể hiện, áp dụng, đề xuất những kiến thức khoa học còn phải nắm được và vận dụng khéo léo những “thủ pháp”, “kỹ năng” thuần túy kỹ thuật trong cả quá trình chọn đề tài, triển khai ý tưởng nghiên cứu, tìm tài liệu, xây dựng bố cục, trình bày và bảo vệ luận văn, …
Cuốn sách Để hoàn thành tốt luận văn ngành luật (Dùng cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh) của PGS.TS.GVCC. Phan Trung Hiền hướng dẫn chi tiết, tỉ mỉ cho các sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh ngành luật cách thức tiếp cận, thực hiện tốt luận văn, luận án tốt nghiệp ngành luật ở các cấp độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Tuy nhiên, do đối tượng cơ bản tác giả hướng tới là khóa luận, luận văn cho các cử nhân, thạc sĩ và luận án cho các tiến sĩ nên đa số các khái niệm sử dụng chung trong cuốn sách dưới tên gọi “luận văn” mà không phân chia thành khóa luận, luận văn, luận án riêng rẽ.
Chắc hẳn có nhiều bạn từng rơi vào căng thẳng, áp lực vì đứng trước yêu cầu hoàn thành khóa luận, luận văn... Tôi thì thấm thía lắm những căng thẳng đó vì không tìm ra hướng tư duy hợp lý để triển khai đề tài, vì không tìm được những nội dung thực tiễn để xây dựng nội dung phong phú... và có lẽ bởi tôi đã không trang bị cho mình phương pháp nghiên cứu khoa học. Nội dung trong cuốn sách này sẽ giúp bạn có được những kỹ năng cơ bản từ khi bắt đầu cho tới khi bảo vệ công trình khoa học của mình thành công, đó thực sự là một cuốn sách về kỹ năng hữu ích đối với bạn đọc.
5. Kết luận
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Để hoàn thành tốt luận văn ngành luật dùng cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh".
Luật Minh Khuê chia sẻ dưới đây một vài lưu ý khi chọn và đặt tên đề tài luận văn để bạn đọc tham khảo:
Đề tài luận văn có thể do Khoa, Bộ môn, các thầy, cô giáo gợi ý hay do bản thân sinh viên đề xuất nhưng không được trùng lặp với các đề tài đã được nghiên cứu trước đó. Tốt hơn cả là sinh viên tự tìm hiểu, suy nghĩ và đề xuất vấn đề nghiên cứu trên cơ sở ý thích, năng lực, sở trường, mối quan hệ … hay những ý tưởng đã hình thành trước đó của mình.
Những ý tưởng nghiên cứu thường được hình thành khi: nghe giảng trên lớp; đọc sách báo; trao đổi, tranh luận với các nhà khoa học, đồng nghiệp; thực tập, thực tế tại các cơ quan, công ty; suy nghĩ ngược lại những quan điểm thông thường; nhận dạng những vướng mắc trong hoạt động thực tế; nghe thấy sự kêu ca phàn nàn của những người khác;...
Trên cơ sở những ý tưởng nghiên cứu, sinh viên sẽ tiến hành lựa chọn và đặt tên cho đề tài. Để đảm bảo cho chất lượng luận văn, đề tài phải:
- Có ý nghĩa khoa học: bổ sung cho lý thuyết của bộ môn khoa học; xây dựng cơ sở lý thuyết mới hoặc làm rõ một số vấn đề lý thuyết đang tồn tại … ; những phát triển mới nhất về vấn đề nghiên cứu …
- Có giá trị thực tiễn: giải quyết các vấn đề, khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, quản lý … ; xây dựng luận cứ cho các chương trình phát triển kinh tế-xã hội của ngành, của địa phương …;
- Có tính khả thi: có đủ điều kiện cho việc hoàn thành đề tài, như: cơ sở thông tin, tư liệu; phương tiện thiết bị thí nghiệm, nếu cần; có người hướng dẫn khoa học và các cộng tác viên khác; có đủ thời gian…;
- Phù hợp với sở thích, sở trường của người nghiên cứu.
Việc đặt tên đề tài một cách chuẩn xác là rất quan trong vì tên đề tài chỉ rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu cái gì, còn phạm vi nghiên cứu chỉ rõ giới hạn về mặt không gian, thời gian và quy mô của vấn đề nghiên cứu. Tên đề tài phải ngắn, gọn, súc tích, ít chữ nhất nhưng chứa đựng nhiều thông tin nhất. Ngôn ngữ dùng trong tên đề tài phải rõ ràng, chuẩn xác để có thể được hiểu theo một nghĩa duy nhất, không được tạo khả năng hiểu thành nhiều nghĩa. Không nên đặt tên đề tài luận văn bằng những cụm từ có độ bất định cao về thông tin, như:
- Vài suy nghĩ về …
- Thử bàn về …
- Về vấn đề …
- Góp phần vào …
Cách đặt tên đề tài mập mờ trên đây chỉ thích hợp cho một bài báo chứ không thích hợp cho một công trình khoa học, như luận văn, luận án và các công trình khoa học khác. Trong quá trình xác định tên đề tài, sinh viên nên tham khảo ý kiến của các thầy cô giáo hoặc người hướng dẫn.