1. Tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ được quy định như thế nào?

Tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ được quy định tại Điều 231 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:
Điều 231. Tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ
1, Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ỷ làm trái những quy định về phân phổi tiền, hàng cứu trợ gãy thiệt hại hoặc thất thoát tiền, hàng cứu trợ từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
ạ) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Gây thiệt hại hoặc thất thoát tiền, hàng cứu trợ 300.000.000 đồng trở lên;
d) Gây ảnh hưởng xẩu về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có 'thể bị cẩm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Sai phạm trong phân phối tiền, hàng cứu trợ thì phải chịu trách nhiệm như thế nào?

Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.6162

2. Bình luận

Điều luật gồm 3 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý của tội phạm và khung hình phạt cơ bản; khoản 2 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng và khoản 3 quy định khung hình phạt bổ sung.

2.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm được quy định là người có chức vụ, quyền hạn trong việc phân phối tiền, hàng cứu trợ.

2.2 Khách thể của tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền hàng cứu trợ

Khách thể của tội phạm này chính là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là các quy định của Nhà nước về quản lý tiền, hàng cứu trợ.
Đối tượng tác động của tội phạm này là tiền, hàng dùng vào việc cứu trợ.

2.3 Dấu hiệu hành vỉ khách quan của tội phạm

Người phạm tội có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ. Ví dụ: Đáng lẽ phải phân phối tiền, hàng cứu trợ cho đồng bào vùng lũ lụt thì người phạm tội lại phân phối tiền, hàng cứu trợ cho người dân địa phương khác không bị lũ lụt.Cơ sở pháp lí để xác định sự sai trái của hành vi phạm tội là các quy định của Nhà nước về phân phối tiền, hàng cứu trợ.
– Hành vi làm trái quy định của Nhà nước về phân phối tiền, hàng cứu trợ bị coi là tội phạm nếu gây thiệt hại hoặc thất thoát tiền, hàng cứu trợ từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng. Ví dụ: người phạm tội đã phân phối tiền, hàng cứu trợ cho một số hộ gia đình không thuộc diện phải cứu trợ dẫn đến thất thoát số tiền cứu trợ là 200.000.000 đồng không thể thu hồi được.Như vậy, có thể thấy là dấu hiệu hậu quả của tội phạm “gây thiệt hại hoặc thất thoát tiền, hàng cứu trợ từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng” được quy định tại CTTP cơ bản đã thể hiện rõ tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ là tội phạm có CTTP vật chất.
Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ. Cơ sở pháp lý để xác định dấu hiệu “làm trái” của hành vi đã thực hiện là các quy định của Nhà nước về phân phối tiền, hàng cứu trợ. Hành vi làm trái là hành vi không đúng với các quy định này như phải phân phối tiền, hàng cứu trợ cho đồng bào vùng lũ lụt thì người phạm tội lại phân phối tiền, hàng cứu trợ cho người dân ở địa phương khác không bị lũ lụt.
Người phạm tội cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là làm trái quy định về phân phối, nhưng với nhiều phương thức khác nhau như: Không phân phối hoặc phân phối không đúng đối tượng (người mà theo quy định được phân phối nhưng không được phân phối, người mà theo quy định không được phân phối lại được phân phối); phân phối không đúng số tiền hoặc số hàng cứu trợ (phân phối thiếu hoặc thừa số tiền hoặc hàng cứu trợ.Thủ đoạn mà người phạm tội thực hiện là lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là trường hợp người phạm tội có chức vụ, quyền hạn và đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế.

Ngoài hành vi khách quan, hậu quả, đối với tội cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ, còn dấu hiệu khách quan khác như: quy định về việc phân phối. Những quy định này không nhất thiết phải là những quy định của Nhà nước mà có thể chỉ là những quy định của cơ quan, tổ chức, thậm chí của một doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp doanh nghiệp đó bỏ tiền ra để tổ chức cứu trợ, làm từ thiện.

2.4 Dấu hiệu hậu quả của tội phạm

Điều luật quy định hành vi làm trái quy định của Nhà nước về phân phối tiền, hàng cứu trợ bị coi là tội phạm nếu gây thiệt hại hoặc thất thoát tiền, hàng cửu trợ từ 100 triệu đồng trở lên. Đối với tội cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ, hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Nếu hậu quả chưa nghiêm trọng, thì người có hành vi cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ chưa cấu thành tội phạm.
Hậu quả nghiêm trọng do hành vi cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ gây ra là những thiệt hại nghiêm trọng cho tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản cho con người, cho cơ quan, tổ chức và những thiệt hại nghiêm trọng khác cho xã hội. Hậu quả của tội phạm gây ảnh hưởng xấu về an ninh, trật tự, an toàn xã hội thể hiện qua mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ với các mặt công tác khác của an ninh, trật tự, an toàn xã hội như ảnh hưởng của chúng tới trật tự công cộng, tới tình hình tội phạm khác, tới trật tự an toàn giao thông, sự phát triển và gia tăng tiêu cực của các loại hình tệ nạn xã hội…
Ví dụ: Người phạm tội đã phân phối tiền, hàng cứu trợ cho một số hộ gia đình không thuộc diện phải cứu trợ dẫn đến thất thoát số tiền cứu trợ là 200 triệu đồng.

2.5 Dấu hiệu lỗi của chủ thế

Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý.
Tội cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ là do cố ý. Tức là nhận thức rõ hành vi phân phối tiền, hàng cứu trợ của mình là trái quy định về phân phối hàng cứu trợ, gây ra hậu quả nghiêm trọng, mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
Động cơ của tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền hàng cứu trợĐộng cơ của người phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, người phạm tội cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ có thể có nhiều động cơ khác nhau như: vì thành tích cá nhân, đơn vị mình hoặc vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác…
Động cơ của người phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, người phạm tội cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ có thể có nhiều động cơ khác nhau như: vì thành tích cá nhân, đơn vị mình hoặc vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác…

2.6 Khung hình phạt

Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là cảnh cáo, phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng là phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 nàm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
- Có tổ chức: Đây là trường hợp đồng phạm tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ mà trong đó có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm;<521)
- Phạm tội 02 lần trở lên: Đây là trường họp phạm tội từ 02 lần trở lên mà những lần phạm tội đó đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Gây thiệt hại hoặc thất thoát tiền, hàng cứu trợ 300 triệu đồng trở lên;
- Gây ảnh hưởng xấu về an ninh, trật tự, an toàn xã hội: Đây là trường hợp phạm tội đã gây tác động xấu đến xã hội, làm ảnh hưởng
lớn đến đời sống của người dân hoặc gây phản ứng, bức xúc trong dư luận xã hội...
khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể áp dụng đối với người phạm tội) là cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điểm mới của BLHS năm 2015 khi quy định về các tình tiết định khung tăng nặng là nhà làm luật đã mô tả rõ một số tình tiết định khung tăng nặng, đó là các tình tiết: “phạm tội 02 lần trở lên”; “gây thiệt hại hoặc thất thoát tiền, hàng cứu trợ 300.000.000 đồng trở lên”. Bên cạnh đó, nhà làm luật bổ sung tình tiết định khung tăng nặng mới – tình tiết “gây ảnh hưởng xấu về an ninh, trật tự, an toàn xã hội”. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, việc xác định thế nào là “gây ảnh hưởng xấu về an ninh, trật tự, an toàn xã hội” trong thực tế là vấn đề rất phức tạp và có thể dẫn đến tình trạng tùy tiện trong áp dụng. Do vậy, với tình tiết được bổ sung này rất cần có văn bản giải thích làm rõ để việc áp dụng tình tiết này trên thực tế được đúng.
BLHS năm 2015 đã mở rộng phạm vi áp dụng phạt tiền.Tuy nhiên, BLHS năm 2015 lại quy định phạt tiền áp dụng cho cả hai khung hình phạt này. Bên cạnh đó, đường lối xử lý đối với tội phạm này theo quy định của BLHS năm 2015 “có phần nhẹ hơn” . Cụ thể là BLHS năm 2015 đã bỏ phạt tù được quy định tại khung cơ bản (Khoản 1 Điều 231) và điều này có nghĩa là hình phạt nặng nhất được quy định tại Khoản 1 Điều 231 là cải tạo không giam giữ, và đây là hình phạt nặng nhất được quy định tại khung hình phạt này.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê