Mục lục bài viết
Sở hữu Nhà nước là một vấn đề vô cùng phức tạp, bởi chủ thể của sở hữu nhà nước, một chủ thể rất đặc biệt bởi vai trò và đặc điểm của nó. Tuỳ vào thể chế chính trị xã hội mà vị trí và vai trò của sở hữu Nhà nước lại khác nhau. Bài viết dưới đây xin trình bày một số vấn đề về sở hữu nhà nước cùng với đó là đưa ra ví dụ về sở hữu nhà nước trên thực tế, góp phần giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện nhất về vấn đề này.
1. Khái quát về sở hữu nhà nước
Sở hữu trong kinh tế chính trị, là một phạm trù cơ bản, chỉ mối quan hệ giữ người với người trong việc chiếm dụng của cải. Hay nói một cách đơn giản, sở hữu là quan hệ xã hội thông qua đó xác nhận của cải, vật chất thuộc về ai, do ai chiếm hữu, sử dụng và định đoạt trong xã hội. Sợ hữu được coi là một phạm trù kinh tế mang ý nghĩa khách quan xuất hiện và phát triển song song cùng với sự xuất hiện và phát triển của loài người. Trong thời kì sơ khai của xã hội loài người, khi ý thức xã hội còn hạn chế, "sở hữu' đã xuất hiện, người nguyên thuỷ khi xã hội chưa có giai cấp biết chiếm giữ hoa quả tự nhiên, chim thú săn bắn được, những công cụ lao động đơn giản để phục vụ nhu cầu cuộc sống của mình, tại thời kỳ này chưa có sự phân biệt rõ rệt về khái niệm sở hữu đối với tư liệu sản xuất và sức lao động. Và đến khi xã hội xuất hiện giai cấp, khái niệm về sở hữu tư liệu sản xuất và sức lao động phát triển một cách sâu rộng, bởi vấn đề sở hữu có vai trò rất quan trọng trong việc khẳng định địa vị của mỗi giai cấp trong xã hội. Giai cấp nào nắm quyền sở hữu tư liêu sản xuất sẽ nắm quyền thống trị những giai cấp khác trong xã hội, giai cấp này sẽ quyết định chế độ xã hội, là giai cấp nắm quyền về chính trị và tư tưởng đối với xã hội. Toàn bô những quan hệ sở hữu chủ yếu trong xã hội sẽ hợp thành chế độ sở hữu của xã hội đó và mỗi một nhóm quan hệ sở hữu có cùng tính chất lại tạo thành một hình thức sở hữu.
Các hình thức sở hữu chủ yếu có thể kể đến như: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu chung, sở hữu tư nhân. Để phân loại được các hình thức sở hữu khác nhau, tiêu chí quan trọng nhất đó là dựa trên chủ thể có quyền trực tiếp chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Chẳng hạn khi một cá nhân duy nhất có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thì đó là hình thức sở hữu cá nhân, khi hai người trở lên cùng có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với một tài sản thì đó là hình thức sở hữu chung, khi Nhà nước được trao quyền sở hữu đối với tài sản của toàn dân thì đó là hình thức sở hữu Nhà nước....Thực tế, trong mỗi xã hội, vị trí và vai trò của các hình thức sở hữu khác nhau lại rất khác nhau. Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mac-Lênin khi bàn về hình thức sở hữu nhà nước không có một quan điểm thống nhất về vấn đề này và thường sử dụng nhiều tên gọi khác nhau gần nghĩa nhau như: sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước, sở hữu công cộng,....Vì vậy, sở hữu toàn dân và sở hữu công cộng thường được gọi thay thế cho nhau. thực tế, khái niệm sở hữu nhà nước và sở hữu công cộng là không hoàn toàn đồng nhất. Sở hữu công cộng có nội hàm rộng hơn rất nhiều so với sở hữu nhà nước. Khi nhắc tới hình thức sở hữu công cộng là nhắc tới cả hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, bởi sở hữu toàn dân bao gồm cả sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể. Tuy nhiên sở hữu công cộng thường được sử dụng như một khái niệm rộng để phân biệt với hình thức sở hữu tư nhân
Sở hữu nhà nước hay còn được gọi là sở hữu chính phủ, là quyền sở hữu một ngành, tài sản hoặc doanh nghiệp của nhà nước hoặc một cơ quan nhà nước đai diện cho một cộng đồng chứ không phải một cá nhân hoặc một bên tư nhân. Sở hữu nhà nước là một vấn đề phức tạp, bởi nhà nước vừa đóng vai trò là một chủ thể sở hữu giống như các chủ thể khác, nhưng nhà nước cũng đồng thời là chủ thể định ra khung thể chế cho toàn xã hội. Bên cạnh đó, sở hữu nhà nước được hiểu rất rộng bao gồm cả phần sở hữu quốc gia do nhà nước đại diện.
2. Đặc điểm của sở hữu nhà nước
2.1 Về mặt chủ thể
Nhà nước vừa là chủ thể sở hữu những tài sản mà nhà nước đầu tư, đồng thời cũng là chủ thể sở hữu đối với tài sản nhà nước đại diện. Từ đây có thể thấy nhà nước đồng thời thực hiện hai chức năng là chức năng sở hữu và chức năng quản lý nhà nước. Việc thực hiện hai chức năng trên, để đảm bảo minh bạch và hiệu quả, có sự phân công, phân quyền giữa các cơ quan và có sự tách bạch khác cụ thể giữa quyền sở hữu của nhà nước và quyền sử dụng các chủ thể trực tiếp khai thác tài sản. Chủ thể của sở hữu nhà nước được tổ chức bao gồm nhiều cấp và thường được quản lý bởi một bộ máy làm việc theo chế độ công chức, quy chế quy trách nhiệm cá nhân. Và quyền chuyển nhượng thường bị hạn chế thể thể hiện ở một số quyền như thừa kế, tặng biếu không thể thực hiện được vì pháp luật không cho phép.
2.2 Về đối tượng sở hữu
Đối tượng sở hữu của nhà nước bao gồm hai nhóm: nhóm mang tính chất gần như đương nhiên, không thể phân chia cho các chủ thể phi nhà nước như vùng trời, vùng biển, tài nguyên trên lòng đất và một số đối tượng mới xuất hiện gần đây do sự bùng nổ của khoa học công nghệ với sự ra đời của Internet như tên miền,....Chính nhóm này quy đinh sự cần thiết khách quan của sở hữu nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Nhóm thứ hai là nhóm đối tượng vừa có thể thuộc sở hữu nhà nước vừa có thể thuộc các chủ sở hữu khác. Đối tượng sở hữu nhóm này mang tính đặc thù phụ thuộc vào quy định của mỗi quốc gia.
2.3 Về quyền sở hữu
Nó là tập hợp các quyền giống với bất kỳ chủ thể nào trong nền kinh tế.
3. Vai trò của sở hữu nhà nước
Như đã nói ở trên, trong mỗi nền kinh tế, vị trí và vai trò của hình thức sở hữu nhà nước lại khác nhau. Xét trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (nền kinh tế thị trường định hướng là nên kinh tế có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế thị trường định hưỡng xã hội chủ nghĩa), vai trò của hình thức sở hữu nhà nước có vai trò rất to lớn thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất: sở hữu nhà nước là nòng cốt trong việc thực hiện quản lý nhà nước, tạo lập các quan hệ sản xuất mới, có vai tò quan trọng trong việc điều tiết kinh tế vĩ mô, là chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ hai: là đại diện cho sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước tồn tại trong các lĩnh vực được Hiến pháp quy định như sở hữu đất đai, tài nguyên, vùng trời, vùng biển và tiềm lực quốc gia.
Thứ ba: sở hữu nhà nước có vai trò hướng dẫn, mở đường là công cụ để điều tiết nền kinh tế, bởi, sở hữu nhà nước thể hiện tiềm lực nhà nước, là một trong những công cụ quan trọng để điều tiết nền kinh tế và được sử dụng linh hoạt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, sở hữu nhà nước là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự tồn tại của nhà nước, bất kể nhà nước đó thuộc thể chế chính trị nào, vai trò của sở hữu nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vô cùng quan trọng mang tính định hướng và điều tiết nền kinh tế, còn ở các nước có nền kinh tế thị trường, kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước là một trong những công cụ để khắc phục những hạn chế của kinh tế thị trường, mức độ phạm vi của khu vực kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước được xác định trên cơ sở yêu cầu của sự phát triển kinh tế -xã hội.
4. Các ví dụ về sở hữu nhà nước
Như đã nêu ở trên, sở hữu nhà nước là việc nhà nước được trao quyền sở hữu đối với tài sản hay nhà nướccó quyền sở hữu một ngành, tài sản địa diện cho cộng đồng chứ không phải là cá nhân hay một bên tư nhân.
Theo định nghĩa trên, các hình thức sở hữu nhà nước có thể kể đến như, vùng đất, vùng trời, vùng biển,....thuộc sở hữu nhà nước hay là các doanh nghiệp nhà nước như: Công ty TNHH một thành viên Lọc-Hoá dầu Bình Sơn, Tập đoàn công nghiệp than- khoáng sản Việt Nam.
Các doanh nghiệp nhà nước là các thực thể kinh tế thuộc sở hữu hay thuộc quyền kiểm soát của nhà nước mà phần lớn thu nhập của họ được tạo ra thông qua việc bán các hàng hoá và dịch vụ. Do là thực thể thuộc quyền kiểm soát của nhà nước, doanh nghiệp nhà nước thường là các ngành kinh doanh chủ chốt của đất nước như điện lực, dầu khí,.... Và do các doanh nghiệp nhà nước là các doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát hay nói cách khác là có quyền sở hữu, vì vậy, các doanh nghiệp nhà nước chính là một trong những hình thức của sở hữu nhà nước.
Trên đầy là một số vấn đề và ví dụ về sở hữu nhà nước. Mọi thắc mắc xin liên hệ 19006162 để được giải đáp chi tiết Trân trọng