1. Khái niệm và điểm chung của tố tụng dân sự và tố tụng hình sự

Tố tụng dân sự là tổng hợp tất cả các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa toà án, viện kiểm sát với những người tham gia tố tụng trong quá trình toà án giải quyết án dân sự và thi hành án dân sự. 

Tố tụng hình sự là toàn bộ hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng các cá nhân, cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, góp phần vào giải quyết vụ án hình sự theo quy định của bộ luật hình sự. 

Tố tụng dân sự hay tố tụng hình sự, về bản chất là là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng với những người tham gia tố tụng trong một hoạt động xét xử về một sai phạm hay tranh chấp nào đó.

 

2. Điểm khác nhau của tố tụng dân sự và tố tụng hình sự

Đặc điểm so sánh Tố tụng dân sự Tố tụng hình sự
Luật áp dụng Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015
Những nguyên tắc cơ bản và đặc thù

- Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự (Điều 5)

- Cung cấp chứng cứ và chứng minh là quyền và nghĩa vụ của đương sự (Điều 6). Toà án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp luật quy định.

- Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự (Điều 8).

- Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự (Điều 9).

- Toà án có trách nhiệm tiến hành hoà giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (Điều 10).

- Bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình (Điều 11). Trong một số trường hợp Toà án phải yêu cầu Đoàn Luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho bị cáo hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình (Khoản 2 Điều 57).

- Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật (Điều 9).

- Xác định sự thật của vụ án (Điều 10). Khi xét xử Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ đã xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo.

- Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về người tiến hành tố tụng, trong đó có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. Bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.

Trình tự, thủ tục tố tụng

Thủ tục tố tụng dân sự được hiểu là trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án nhân dân giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Thủ tục tố tụng dân sự gồm những bước sau đây:

1. Nộp đơn khởi kiện.

2. Tòa không thụ lý, trả lại đơn.

3. Tòa nhận đơn, thông báo đóng tạm ứng án phí.

4. Người khởi kiện đóng tạm ứng án phí.

5. Người khởi kiện nộp biên đỏ và Tòa thụ lý.

6. Mời các đương sự hòa giải.

7. Hòa giải thành công và ra quyết định công nhận.

8. Chuyển cơ quan thi hành án giải quyết.

9. Hòa giải không thành ra quyết định xét xử sơ thẩm.

10. Không có kháng cáo, bản án có hiệu lực.

11. Có kháng cáo xét xử phúc thẩm.

12. Phán quyết phúc thẩm, bản án có hiệu lực.

13. Quyết định bản án có hiệu lực bị kháng cáo, kháng nghị.

14. Quyết định của Giám đốc/ Tái thẩm giữ y án.

15. Giao xét xử lại cấp Sơ thẩm hoặc phúc thẩm.

Các giai đoạn của tố tụng hình sự bao gồm: Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Quá trình giải quyết vụ án hình sự bao gồm các giai đoạn nhất định của pháp luật.

Trong hình sự: mỗi bước, cơ quan và người chịu trách nhiệm sẽ phải đảm nhận với những vị trí và vai trò khác nhau. Luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục tố tụng hình sự nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lí nghiêm minh kịp thời, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; không để một người nào bị khởi tố, bị tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật; việc điều tra, truy tố, xét xử được khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật.

Chủ thể tham gia tố tụng

Chủ thể trong tố tụng dân sự là các cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, bao gồm: Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Trong đó:

- Cơ quan tiến hành tố tụng gồm: Toà án và Viện kiểm sát.

- Thành phần những người tiến hành tố tụng gồm: Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Viện trưởng viện kiểm sát, kiểm sát viên, thủ trưởng cơ quan thi hành án và chấp hành viên.

- Những người tham gia tố tụng gồm: Đương sự, ngưởi đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và người định giá tài sản. 

Chủ thể trong tố tụng hình sự cũng bao gồm: Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Trong đó:

- Cơ quan tiến hành tố tụng gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án.

- Thành phần những người tiến hành tố tụng gồm: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên; Chánh án, Phó Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên.

- Đối tượng chính của luật tố tụng hình sự là các quan hệ xã hội phát sinh từ việc khởi tố truy tố, xét sử và thi hành án hình sự.

Chứng cứ Trong pháp luật tố tụng dân sự, nghĩa vụ chứng minh là của các đương sự. Nghĩa là, khi bạn nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết 1 tranh chấp dân sự nào đó, bạn có nghĩa vụ phải tìm những chứng cứ, tự lập luận, chứng minh cho đơn khởi kiện của mình là đúng. Bên cạnh đó, trong vai trò bị đơn, người bị khởi kiện cũng phải tự mình thu thập chứng cứ và chứng minh rằng yêu cầu của nguyên đơn là không hợp lý. Hay nói một cách khái quát hơn, trong một vụ án dân sự, Tòa án đóng vai trò một người trung gian xem xét, nhìn nhận chứng cứ do 2 bên đưa ra và phân xử. Trên nguyên tắc chứng minh. Nói một cách tổng thể, một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất của luật tố tụng hình sự là nguyên tắc vô tội. Điều này có nghĩa là khi bạn bị các cơ quan có thẩm quyền bắt giữ thì trách nhiệm chứng minh tội phạm của bạn thuộc về các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan điều tra, khởi tố công khai). Bạn không có nghĩa vụ phải chứng minh sự vô tội của mình. Nếu những nhà chức trách này không thể chứng minh tội lỗi của bạn, bạn sẽ được coi là vô tội theo giả định vô tội.
Thoả thuận

Luật Tố tụng dân sự tôn trọng sự thỏa thuận tự nguyện, phù hợp với pháp luật của các bên là nguyên tắc tối quan trọng của pháp luật dân sự.

Ví dụ: M nợ G 200 triệu đồng nhưng không trả, G làm đơn khởi kiện tại lên Tòa án yêu cầu M trả. Nhưng ngay sau đó sau đó, M và G đã thỏa thuận một cách tự nguyện với nhau rằng M sẽ trả cho G 150 triệu và G sẽ xóa nợ hoàn toàn cho M. Lúc này, Tòa án sẽ tôn trọng thỏa thuận của các bên đưa ra chứ không thể ra 1 phán quyết bắt M phải trả toàn bộ số tiền này.

Pháp luật hình sự là pháp luật công, việc bạn vi phạm pháp luật hình sự nghĩa là bạn đã vi phạm trật tự xã hội do Nhà nước thiết lập. Do vậy, bạn không có quyền thỏa thuận mình có phạm tội hay không.

Ví dụ: Ông L cướp tài sản của bà H, sau khi bị truy tố bởi Viện kiểm sát thì ông L đến gặp bà H và đưa ra đề nghị bồi thường gấp đôi giá trị tài sản mà bà H bị cướp để bà H rút đơn khởi kiện đối với ông L. Thỏa thuận này sẽ là vô hiệu bởi lẽ hành vi của ông L được đánh giá là hành vi nguy hiểm cho xã hội do xâm phạm trật tự công. Dù bà H có rút đơn khởi kiện thì ông L vẫn bị xét xử theo pháp luật hình sự.