Mục lục bài viết
1. Tự do thực sự là gì ?
Tự do không có nghĩa là phải ở một mình, không có bất kì gò bó, kỷ luật, ràng buộc nào.… Đôi khi chúng ta cần những thời điểm không ràng buộc, không quy tắc như vậy để cảm thấy tốt hơn nhưng về lâu dài nó sẽ hạn chế sự phát triển của chúng ta. Sự tự do thực sự là sự tự do bên trong. Nó không có nghĩa là bạn phải ngừng làm việc, ngừng kiếm tiền và làm bất cứ điều gì bạn muốn bất cứ khi nào mà là một sự độc lập nội tâm, cho phép bạn là chính mình, thoải mái khi là chính mình dù ở một mình hay trong mối quan hệ với người khác. Bạn biết lựa chọn điều gì là tốt.
Chẳng hạn, trong một cặp vợ chồng, đôi khi một số người nói sự chung thủy làm hạn chế tự do của bạn, thật là đau khổ khi bị thu hút bởi một người khác nào đó nhưng lại cảm thấy rằng mình bắt buộc phải chung thủy. Nếu người ta coi sự chung thủy như là một nghĩa vụ bắt buộc thì đó không phải là một sự chung thủy tự do, trái lại ta sẽ cảm thấy tự do bên trọng khi ta thấy rằng “Tôi muốn chung thủy bởi vì tôi biết nó sẽ tốt cho vợ chồng tôi, và nếu tôi không trung thành tôi sẽ làm tổn thương người khác, đó không phải là điều tôi muốn.” Như vậy bạn sẽ dễ dàng nói “không” một cách thoải mái với người lôi kéo bạn.
Chúng ta thấy rằng có một sự khác biệt lớn giữa tự do nội tâm và tự do thể chất. Điều mà chúng ta thực sự cần để có cuộc sống tốt đẹp lâu dài là sự tự do bên trong.
Tự do là khái niệm dùng trong triết học chính trị mô tả tình trạng khi cá nhân không chịu sự ép buộc, có cơ hội để lựa chọn và hành động theo đúng với ý chí nguyện vọng của chính mình. Nó là tiền đề sinh ra chủ nghĩa tự do theo hướng ý thức hệ.
Trên thế giới hiện nay, không phải mọi người đều đã được hưởng quyền tự do; ở nhiều nơi nhà cầm quyền tuy tuyên bố thừa nhận và bảo đảm quyền tự do cho mọi người, nhưng không bảo đảm được hoặc không muốn bảo đảm như tuyên bố; cuộc đấu tranh vì tự do ở nhiều nơi trên thế giới vẫn đang diễn ra gay gắt. Nhân loại đã suy tư về khái niệm tự do từ hàng ngàn năm nay. Khi xã hội càng mất tự do thì người ta càng suy tư nhiều về tự do. Tình trạng mất tự do vẫn đang diễn ra trầm trọng. Vì thế, khái niệm tự do đang được sử dụng và bàn luận rộng rãi trong sách báo hàng ngày không chỉ từ các nhà chính trị, nhà khoa học, mà còn từ những người bình thường.
Tuy nhiên, khi sử dụng và bàn luận về tự do, không phải ai cũng có quan niệm đúng đắn. Trong quan niệm của hầu hết mọi người, tự do là nhu cầu tinh thần quan trọng và cơ bản; là một giá trị; thậm chí là giá trị cao quý nhất; là mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội. Một số người trong thực tế có thể khước từ tự do (“chạy trốn tự do”, không muốn có tự do), nhưng điều đó không có nghĩa rằng đối với họ tự do không phải là giá trị; bởi vì tình trạng tự do mà họ khước từ là thứ tự do còn tồi tệ hơn tình trạng nô lệ mà họ đang chịu đựng.
Ai cũng muốn có tự do, vì tự do là giá trị. Nhưng tự do có tính tương đối. Trong quan hệ giữa con người với tự nhiên, con người không có tự do tuyệt đối vì con người không thể nhận thức hết được hoàn toàn tính tất yếu của tự nhiên. Trong quan hệ giữa con người với con người, con người cũng không có tự do tuyệt đối. Sự tự do trong xã hội có nhà nước (kể cả trong xã hội có nhà nước dân chủ nhất) hạn chế hơn so với sự tự do trong xã hội không có nhà nước. Trong xã hội dù có nhà nước hay không có nhà nước, dù có nhà nước dân chủ hay không có nhà nước dân chủ, thì mỗi người vẫn buộc phải hy sinh một phần tự do của mình. Tự do mà con người đã đạt được và sẽ đạt được đều là tương đối. Có loại tự do mà mọi người cần phải được hưởng ngay; nhưng cũng có loại tự do mà mọi người chưa thể được hưởng ngay. Có quan niệm cho rằng, nhu cầu tự do của mọi người cần phải được nhà nước và xã hội đáp ứng một cách đầy đủ và vô điều kiện. Quan niệm này là sai lầm vì không thừa nhận tính tương đối của tự do. Nếu không thừa nhận tính tương đối của tự do, thì chúng ta sẽ là người không thực tế.
2. Phân loại các hình thức tự do
Qua việc trình bày bản chất của tự do, phần nào chúng tôi đã phác họa các cấp độ của tự do. Tự do có thể được phân loại dựa trên hai hành vi căn bản là “quyết định” (muốn) và “hành động” (làm).
- Tự do chọn lựa quyết định (libertas arbitrii, liberum arbitrium). Nó mang tính cách nội tại, ở bên trong chủ thể. Sự quyết định này mang hai dạng:
+ Thực hiện (libertas exercitii): muốn hay không muốn;
+ Định loại (libertas specificationis): muốn làm cái này hay làm cái kia.
>> Xem thêm: Bất khả xâm phạm là gì? Quyền bất khả xâm phạm của công dân?
Dưới khía cạnh luân lý, thánh Tôma Aquinô (De veritate q.22,a.6) còn thêm một dạng thứ ba được đặt tên là tự do tương phản (libertas contrarietatis): chọn làm điều tốt hay làm điều xấu. Sự lựa chọn này mang theo trách nhiệm trước lương tâm.
- Tự do hành động, xảy ra bên ngoài chủ thể. Nó đòi hỏi sự thong dong, không bị cưỡng bách (libertas a coactione). Nó mang nhiều hình dạng.
- Tự do thể lý: có thể di chuyển và hành động, không bị trói buộc (cùm xích) hay ngăn chặn (tường rào).
- Tự do công dân: trong khung cảnh của cộng đoàn chính trị, người công dân có thể hành động mà không bị luật pháp cấm đoán. Người ta cũng nói đến “tự do chính trị”, nghĩa là quyền có thể tham gia vào việc điều khiển cộng đoàn (trái lại với các chế độ độc tài). Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này trong chương Bảy cuốn TLHTXH, khi nói đến nhân quyền và dân quyền.
- Tự do xã hội: không bị ràng buộc bởi luật lệ hay phong tục xã hội.
- Tự do luân lý: không bị ràng buộc bởi nghĩa vụ bổn phận, không bị áp lực của đe dọa, hình phạt, phần thưởng.
3. Tâm lý là gì ?
Khái niệm tâm lý không phải đơn giản. Thực tế từ xa xưa cho đến ngày nay con người đã tốn rất nhiều công sức để tìm hiểu khái niệm này.
Người nguyên thuỷ có quan điểm cho rằng con người có hai phần: thể xác và tâm hồn. Tâm hồn chính là cội nguồn của tâm lý con người. Tâm hồn là bất tử, con người sau khi chết còn có cuộc sống của tâm linh
Trong tiếng Việt thuật ngữ tâm lý đã có từ lâu
Từ điển tiếng Việt 1988 định nghĩa một cách tổng quát: “ tâm lý là ý nghĩa, tình cảm, làm thành thế giới nội tâm, thế giới bên trong của con người”
Trong cuộc sống hàng ngày, chữ tâm thường được sử dụng ghép với các từ khác. Ta thường có cụm từ “tâm địa”, tâm can, tâm tình tâm trạng, tâm tư, được hiểu là lòng người thiên về mặt tình cảm. Như vậy tâm lý được dùng để chỉ những hiện tượng tinh thần của con người.
Khái niệm tâm lý trong tâm lý học bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần như cảm giác, tư duy, tình cảm hình thành trong đầu óc con người điều chỉnh, điều khiển mọi hoạt động của con người.
Nói một cách chung nhất: tâm lý là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con nguời.
4. Tâm lý học là gì ?
Sở dĩ nói tâm lý học là một khoa học vì nó có đối tượng nghiên cứu và có phương pháp luận nghiên cứu đặc thù riêng.
Tâm lý học là khoa học nghiên cứu các hiện tượng tâm lý. Nó nghiên cứu các quy luật nảy sinh vận hành và phát triển của các hiện tượng tâm lý trong hoạt động đa dạng diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của mỗi con người. Sự ra đời của tâm lý học với tư cách là một khoa học độc lập là kết quả phát triển lâu dài của nhưng tư tưởng triết học, những quan điểm tâm lý học trong trường kỳ lịch sử và phát triển của nhiều lĩnh vực khoa học khác .
5. Làm thế nào để đạt được sự tự do nội tâm ?
1. Hiểu về sự tự do mà bạn thực sự muốn là gì ? Điều gì khiến bạn cảm thấy thực sự tự do ?
2. Cảm nhận cảm xúc của mình
Nghĩa là đón nhận những cảm xúc của bạn, để cho nó hiện diện thay vì đè nén, cản trở nó để có thể hiểu hơn những gì đang xảy đến với bạn và bạn cần gì.
3. Đáp ứng nhu cầu
Cũng giống như tình cảm cảm xúc, những nhu cầu là cần thiết cho chúng ta, ta không thể chối bỏ nó mà. Ta chỉ có khả năng đáp ứng hay không đáp ứng nó, tuy nhiên nếu tạm thời bạn bỏ qua nó, nó không hề mất đi mà vẫn duy trì và phát triển mà đôi khi ta không biết, sau đó có thể gây ra những triệu chứng khác.
Một ví dụ minh họa là cơn đói, đôi khi bạn có thể quên cơn đói nhưng không có nghĩa là bạn không biết đói. Nếu bạn không ăn nó sẽ tạo ra những tín hiệu khác như: mệt mỏi, nhức đầu,…về lâu dài sẽ gây ra những vấn đề sức khỏe.
Cả nhu cầu tinh thần và nhu cầu thể chất đều vô cùng quan trọng và cho dù chúng ta muốn hay không thì nó vẫn tồn tại, tuy nhiên trong khi hầu hết những nhu cầu về thể chất được đáp thì những nhu cầu tinh thần lại thường bị đè nén.
Như vậy để đạt được sự tự do nội tâm, chúng ta cần lắng nghe chính mình và để cho bản thân bạn được là chính mình. Chấp nhận những cảm xúc, những nhu cầu, những điều mà chúng ta không thể thay đổi.
6. Quyền tự do trong Chủ Nghĩa Xã Hội
Chủ Nghĩa Xã Hội (CNXH) phải tự do hơn CNTB. Khi nào đạt được mức độ tự do cao hơn tự do của xã hội tư bản phát triển thì khi ấy mới có thể có CNXH hiện thực. Việt Nam ta tuy đã định hướng tiến lên CNXH nhưng vẫn còn đang chịu ảnh hưởng nặng nề tư tưởng phong kiến trong vấn đề tự do. Phải ra sức khắc phục hạn chế này mới đúng là theo định hướng XHCN. Còn làm ngược lại, hạn chế tự do, thì đó không phải là con đường tiến lên CNXH, mà ngược lại, đó là con đường rời bỏ mục tiêu lý tưởng về CNXH. Đã có những quan niệm rất sai lầm và lạc hậu khi cho rằng tự do là kiểu tư bản phương Tây, còn CNXH thì hiểu như “trại lính”. Nếu CNXH mà vậy thì chẳng ai yêu thích và họ sẽ từ bỏ nó. Cuộc đấu tranh đòi quyền tự do không khi nào lạc hậu, không bao giờ là không cần thiết, luôn là vấn đề của thời đại, cũng là vấn đề thời sự, đáng quan tâm hàng đầu, vì nó hợp quy luật, hợp lòng người, hợp tâm lý, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Với lẽ ấy, tự do – bản thân nó – đã là tất yếu. Tự do là tất yếu.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tự do là mục đích tiếp theo, mục đích chính của độc lập. Độc lập là để có tự do. Độc lập, bản thân nó là sự tự do cho một dân tộc; đồng thời là để và phải đem lại tự do cho nhân dân, cho từng người. Hồ Chí Minh đã từng nói, nếu nước độc lập mà dân không được tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng chưa có ý nghĩa gì. Khi lập nước, Người đã đưa các thành tố “dân chủ” và “tự do” vào tên gọi của nước Việt Nam mới.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có điều gì cần chia sẻ, trợ giúp về tâm lý quý khách hãy gọi đến tổng đài tư vấn tâm lý : 1900.6162 chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và cùng bạn tháo gỡ khó khăn ! Trân trọng./.