1. Vài nét về Alfred Marshall
Marshall sinh ra ở London. Cha của anh là một thủ quỹ ngân hàng và sùng đạo Tin Lành. Marshall lớn lên ở Clapham và được giáo dục tại Trường Merchant Taylors và Trường Cao đẳng St John, Cambridge, nơi ông thể hiện năng khiếu về toán học, đạt thứ hạng Nhì Wrangler trong Bộ ba Toán học Cambridge năm 1865. Marshall trải qua một cuộc khủng hoảng tinh thần khiến ông từ bỏ vật lý và chuyển sang triết học. Ông bắt đầu với siêu hình học, cụ thể là "nền tảng triết học của tri thức, đặc biệt là liên quan đến thần học". Siêu hình học đã dẫn Marshall đến với đạo đức học, cụ thể là một người theo thuyết Sidgwick Phiên bản của thuyết vị lợi; đến lượt mình, đạo đức đã đưa ông đến với kinh tế học, bởi vì kinh tế học đóng một vai trò thiết yếu trong việc cung cấp những điều kiện tiên quyết cho sự cải tiến của giai cấp công nhân.
Ông thấy rằng nhiệm vụ của kinh tế học là cải thiện điều kiện vật chất, nhưng sự cải thiện đó sẽ xảy ra, Marshall tin rằng, chỉ liên quan đến các lực lượng chính trị và xã hội. Mối quan tâm của ông đối với chủ nghĩa Georgism, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa xã hội, công đoàn, giáo dục phụ nữ, nghèo đói và tiến bộ phản ánh ảnh hưởng của triết lý xã hội ban đầu đối với các hoạt động và tác phẩm sau này của ông.
Marshall được bầu vào năm 1865 để học bổng tại trường St John's College tại Cambridge, và trở thành giảng viên về khoa học đạo đức vào năm 1868. Năm 1885, ông trở thành giáo sư kinh tế chính trị tại Cambridge, nơi ông ở lại cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1908. Trong nhiều năm, ông đã tương tác với nhiều nhà tư tưởng người Anh bao gồm Henry Sidgwick, WK Clifford, Benjamin Jowett, William Stanley Jevons, Francis Ysidro Edgeworth, John Neville Keynes và John Maynard Keynes. Marshall thành lập Trường Cambridge, đặc biệt chú ý đến việc tăng lợi nhuận, lý thuyết về công ty và kinh tế học phúc lợi; sau khi các vị trí lãnh đạo nghỉ hưu của ông ấy chuyển sang Arthur Cecil Pigou và John Maynard Keynes.
2. Tác phẩm "Các nguyên tắc kinh tế" (Principles of economics)
Các guyên tắc Kinh tế là một cuốn sách kinh tế chính trị hay sách giáo khoa kinh tế hàng đầu của Alfred Marshall (1842-1924), được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1890. Nó đã được xuất bản thành nhiều lần và là tài liệu chuẩn cho nhiều thế hệ sinh viên kinh tế.
Marshall bắt đầu viết Nguyên lý Kinh tế học vào năm 1881 và ông đã dành phần lớn thời gian của thập kỷ tiếp theo để nghiên cứu luận thuyết này. Kế hoạch của ông cho công việc dần dần được mở rộng thành một biên soạn hai tập về toàn bộ tư tưởng kinh tế; tập đầu tiên được xuất bản năm 1890 với sự hoan nghênh trên toàn thế giới đã giúp ông trở thành một trong những nhà kinh tế hàng đầu trong thời đại của mình. Tập thứ hai, đề cập đến ngoại thương, tiền tệ, biến động thương mại, thuế và chủ nghĩa tập thể, hoàn toàn không được xuất bản. Trong hai thập kỷ tiếp theo, ông đã làm việc để hoàn thành tập thứ hai của mình trong bộ Nguyên tắc, nhưng sự chú ý kiên định đến từng chi tiết và tham vọng về sự hoàn chỉnh đã ngăn cản ông làm chủ được bề rộng của tác phẩm.
3. Thuyết minh đường cong cầu của Marshall
Marshall phát biểu định luật cung cầu theo cách sau:
“Lúc ấy có một định luật cung cầu chung: Số lượng bán ra càng lớn, thì giá cả sẽ càng thấp ỗ thời điểm đưa ra bán để có nhiều người mua hơn, hay, nói cách khác, số lượng có nhu cầu gia tăng cùng với sự giảm giá, và giảm khi giá tăng” (Principles, trang 99).
Tuy nhiên, Marshall, không như những người đi trước, thừa nhận rằng trước khi người ta phác họa bảng liệt kê nhu cầu, thì phải cụ thể hóa nhiều giả định. Chúng ta đề cập ngay lúc đầu.
Giả định ceteris paribus của Marshall trong việc đánh giá mối quan hệ hàm số giữa giá cả và số lượng có nhu cầu tóm tắt như sau:
- Chu kỳ thời gian điều chỉnh
- Thị hiếu, sở thích và tập quán của chủ thể
- Lượng tiền (thu nhập hay tài sản) do chủ thể nắm giữ
- Sức mua của tiền tệ
- Giá cả và dải các hàng hóa cạnh tranh
4. Thời gian trong phân tích nhu cầu
Marshall áp dụng phương pháp ceteris paribus của ông vào lý thuyết cung cầu. Vai trò của thời gian một lần nữa là quan tâm chính. Thời gian là yếu tố cần thiết trong lý thuyết cung cầu:
“vì thời gian cần thiết để tạo ra sự gia tăng giá cả của một hàng hóa để sử dụng toàn bộ ảnh hưởng của nó đối với tiêu dùng” (Principles, trang 110).
Thời gian liên quan đến sự thay đổi khẩu vị. Khẩu vị dành cho cá, trong ví dụ của Marshall liên quan đến việc sử dụng. Dịch bệnh gia súc kéo dài tạo ra thay đổi trong khẩu vị dành cho cá trong dài hạn. Lúc đó Marshall liên kết sự thay đổi khẩu vị với sử dụng. Nhưng trong khi phác họa đường cong cầu, Marshall đối mặt trước một vấn đề nghiêm trọng: Nếu cần thời gian để đạt được ảnh hưởng hoàn toàn đối với SQ lượng được yêu cầu thay đổi giá, đây không phải là trường hợp mở rộng việc sử dụng hàng hóa sẽ không thay đổi khẩu vị dành cho cá (vì thế thay đổi một trong những cơ sở để phác họa bảng liệt kê nhu cầu) hay không? Marshall giải thích vấn đề như sau:
“Vì thế trong khi bảng liệt kê giá cả nhu cầu tượng trưng sự thay đổi về giá cả ở đó một mặt hàng có thể bán ra do các thay đổi trong số lượng đưa ra kinh doanh, những thứ khác cũng như nhau, tuy nhiên thực tế hiếm khi những thứ khác ngang bằng qua những chu kỳ thời gian đủ dài trong việc thu thập các số liệu thống kê đầy đủ và đáng tin cậy. Luôn xuất hiện những nguyên nhân làm xáo trộn mà ảnh hưởng của chúng hòa trộn với, và không thể tách khỏi với những ảnh hưởng của nguyên nhân cụ thể mà chúng ta muốn cô lập. Trở ngại này lại trầm trọng trước thực tế trong kinh tế học ảnh hưởng hoàn toàn của một nguyên nhân hiếm khi xảy ra ngay lập tức, mà thường tự chúng phát triển sau khi phải chấm dứt sự tồn tại”. (Principles, trang 109).
Như đã làm trong lý thuyết cung, Marshall lưu ý vấn đề bất lợi khi đưa yếu tố thời gian vào trong lý thuyết cung cầu. Giải pháp của ông là phải cụ thể hóa một thông số trong lý thuyết cung cầu đối với chu kì thời gian điều chỉnh. Sự thay đổi chu kỳ thời gian điều chỉnh (nghĩa là thời gian dịch bệnh gia súc kéo dài) sẽ thay đổi đáng kể đường cong cầu, và cần thiết phác họa hàm nhu cầu trong thuyết minh chu kỳ. Marshall phát biểu rõ ràng nhu cầu đối với thị hiếu hay tập quán con người, cũng như giá của hàng hóa liên quan mật thiết, trong đường cùng ceteris paribus của ông:
“Giá cung cầu trong bảng liệt kê của chúng ta là giá ở đó nhiều số lượng khác nhau của một vật có thể bán ra thị trường trong thời gian nhất định và điều kiện nhất định. Nếu điều kiện thay đổi trong bất cứ khía cạnh nào, thì giá có lẽ cần phải thay đổi, và điều này luôn được thực hiện khi khao khát dành cho bất cứ thứ gì bị thay đổi cụ thể bằng sự thay đổi thói quen, hay bằng cách làm rẽ sự cung cấp hàng hóa cạnh tranh hay bằng sự phát minh ra một loại mới”. (Principles, trang 100).
5. Thông số thu nhập
Hơn cả mọi thông số khác, thông số thu nhập đã tìm thấy lời giải thích thay thế trong tác phẩm về nhu cầu thời hậu-Marshall. Khi giá cả của một mặt hàng giảm, hai vấn đề xảy ra. Thứ nhất, hàng hóa ấy tương đối rẻ hơn các hàng hóa khác trong ngân sách của người tiêu dùng, và người tiêu dùng sẽ thay thế hàng hóa ấy bằng hàng hóa khác {hiệu quả thay thế của sự thay đổi giá), và thứ hai, thu nhập thực tế của người tiêu dùng khi sức mua của đồng tiền gia tăng, là nguyên nhân khiến cho người tiêu dùng phải mua tất cả hàng hóa thông thường nhiều hơn trong ngân sách của mình {hiệu quả thu nhập của thay đổi giá). Việc đưa ra hiệu quả thu nhập làm thay đổi hay làm các hàm cầu luân phiên nhau, duy trì thu nhập tính bằng tiền không đổi với mỗi sự thay đổi giá. Vì thế Marshall phải biểu thị loại thu nhập ông muốn duy trì dọc theo đường cong cầu. Mặc dù người ta có thể tìm thấy những phát biểu đưa ra lời giải thích trái ngược, nhưng cơ bản có vẻ ông xem nhẹ sự thay đổi trong sức mua của đồng tiền. Trong phân tích về giá giảm dần theo biên tế, Marshall phát biểu tính chất không đổi giả định trong sức mua của đồng tiền (hay thu nhập) như sau:
“Số lượng của một món hàng càng lớn nhưng một người có ít nhất, những thứ khác cũng ngang bằng (nghĩa là sức mua của đồng tiền và số lượng tiền anh ta có ngang bằng) sẽ là giá mà anh ta sẽ trả để có nhiều hơn món hàng ấy một chút, hay nói cách khác giá nhu cầu biên tế của anh ta giảm”. (Principles, trang 95).
6. Sức mua của đồng tiền và thu nhập thực tế
Marshall lưu ý rõ ràng sự cần thiết điều chỉnh thay đổi trong cả sức mua của đồng tiền lẫn thu nhập thực tế hay sự thịnh vượng. Liệu đường cong cầu của Marshall có rơi vào nhóm thu nhập-tính bằng tiền-không đổi hiện đại hay phát biểu có hệ thống thu nhập-thực tế-không đổi tùy thuộc vào cách giải thích dựa vào tính không đổi giả định của sức mua của đồng tiền và tầm quan trọng đi liền với sức mua này hay không. Theo giải thích của Friedman, cách duy nhất sức mua của đồng tiền vẫn giữ nguyên không đổi khi giá hàng hóa trong sự thay đổi phân tích là đối tượng được đền bù bằng sự thay đổi trong thu nhập tính bằng tiền hay biện pháp đối phó trong giá cả của hàng hóa khác mà anh ta tiêu dùng nhằm duy trì sự không đổi của thu nhập thực theo nghĩa hiệu dụng (“The Marshallian Demand Curve,” trang 463- 465). Theo giải thích truyền thông, giả định của Marshall về sự không đổi sức mua của đồng tiền là một giả định đơn giản hóa, theo nghĩa chính xác hơn, không nhất quán với phần còn lại trong phát biểu có hệ thống của ông (Hicks, The Theory of Wages, trang 38-41).
Xét lại quá khứ, cả hai cách giải thích đều có vẻ đúng, mặc dù mỗi cách mạng một quan điểm khác nhau về tính liên tục các mức độ trừu tượng của Marshall. Khả năng của hai cách giải thích khác biệt này là do Marshall không phân biệt rõ sự liên tục các mức độ trừu tượng của ông nằm ở điểm nào khi ông tiến hành trong nhiều khía cạnh phân tích khác nhau. Trong phát biểu lý thuyết có hệ thống về đường cong cầu, phát biểu của ông thích hợp với sự phân loại thu nhập thực tế không đổi, còn giải thích của Friedman cũng có giá trị. Trong những ứng dụng thực tế chẳng hạn như số trả trội của người tiêu dùng, giải thích thu nhập tính bằng tiền không đổi, cho rằng Marshall hoàn toàn xem nhẹ những thay đổi trong sức mua của đồng tiền có vẻ thích hợp hơn.