Mục lục bài viết
Việc lắp đặt các thiết bị camera trên các tuyến đường đã có nhiều chuyển biến tích cực và hiệu quả. Điều này góp phần làm giảm tình trạng vi phạm pháp luật về giao thông, nâng cao ý thức của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông. Nhưng về quy trình, thủ tục tiến hành xử phạt hành chính về giao thông đối với "phạt nguội" thì nhiều người vẫn đang còn có nhiều vướng mắc như: thời gian thông báo phạt nguội là bao lâu?; tra cứu phạt nguội ở đâu?, nộp phạt nguội như thế nào?.
Nhưng vấn đề mà nhiều người thắc mắc nhất là "thời gian thông báo phạt nguội là bao lâu?". Cho nên, bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp bạn đọc giải đáp được những thắc mắc của mình:
1. Thời gian thông báo phạt nguội là bao lâu?
Hiện nay, đã có Thông tư 15/2022/TT-BCA đã sửa đổi, bổ sung cho Thông tư 65/2020/TT-BCA. Trong Thông tư 15/2022/TT-BCA thì quy định về thời gian để cơ quan chức năng gửi thông báo phạt nguội đến với chủ phương tiện vi phạm cũng đã được sửa đổi, bổ sung; cụ thể là thời gian thông báo phạt nguội được tăng lên gấp đôi so với trước đó. Thời gian nhận được thông báo phạt nguội sẽ phụ thuộc rất nhiều vào quá trình từ khi ghi nhận được hành vi vi phạm từ các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đến khi cơ quan xử lý có thẩm quyền phát hiện, rồi tiến hành điều tra, xác minh các thông tin liên quan. Ngoài ra, căn cứ theo Điều 24 Thông tư 65/2020/TT-BCA, không chỉ có mỗi camera được lắp đặt trên các tuyến đường để phát hiện hành vi vi phạm hành chính về các vấn đề liên quan đến giao thông mà những hành vi vi phạm còn được lấy từ các phương tiện, thiết bị của cá nhân, tổ chức hay những hình ảnh, video đăng tải trên các trang mạng xã hội và phương tiện truyền thông đại chúng khác nhưng phải được điều tra, xác nhận lại để đảm bảo sự phản ảnh đó là chính xác.
Trong trường hợp vi phạm nhưng không dừng được phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an nơi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong thời hạn 10 ngày làm việc từ ngày phát hiện hành vi vi phạm (theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 15/2022/TT-BCA bổ sung Điều 19a Thông tư 65/2020/TT-BCA).
Trong thời hạn 10 ngày làm việc từ ngày phát hiện hành vi vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính phải tiến hành:
Thứ nhất, người có thẩm quyền sẽ xác nhận các thông tin về phương tiện tham gia giao thông, chủ phương tiện,.. có liên quan tới hành vi vi phạm hành chính dựa vào những thông tin được lưu trữ tại cơ quan đăng ký xe cùng với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Thứ hai, xác định cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, xử lý hành vi vi phạm hành chính. Một là cơ quan Công an nơi phát hiện hành vi vi phạm hành chính và hai là cơ quan Công an nơi chủ phương tiện, cá nhân cư trú, trụ sở của tổ chức có liên quan đến vi phạm hành chính.
Nếu chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan tới hành vi vi phạm hành chính không thường trú hay tạm trú, đặt trụ sở tại địa bàn cấp huyện nơi Công an đã phát hiện vi phạm hành chính thì cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử phạt sẽ tiến hành như sau:
+ Thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an cấp xã: cơ quan Công an nơi phát hiện hành vi vi phạm sẽ chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đến Công an cấp xã nơi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính đang thường trú hoặc tạm trú, đóng trụ sở để giải quyết hành vi vi phạm hành chính thông qua hệ thống mạng.
+ Thẩm quyển xử phạt không thuộc về Trưởng Công an cấp xã hay thuộc về thẩm quyền của Trưởng Công an cấp xã nhưng chưa được lắp đặt hệ thống mạng thì chuyển kết quả thu thập được bằng phường tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đến Công an cấp huyện nơi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hành vi vi phạm hành chính đang thường trú hoặc tạm trú, đóng trụ sở để giải quyết hành vi vi phạm hành chính.
Thứ ba, gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, xử lý hành vi vi phạm hành chính (tại trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính hoặc tại trụ sở Công an cấp xã, Công an cấp huyện nơi cư trú (cá nhân), đóng trụ sở (tổ chức)).
Nếu quá 20 ngày làm việc từ ngày gửi thông báo vi phạm mà chủ phương tiện, cá nhân, tổ chức có liên quan đến hành vi vi phạm hành chính không đến trụ sở cơ quan Công an đã ra thông báo vi phạm để giải quyết hoặc cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm chưa nhận được thông báo kết quả giải quyết, xử lý hành vi vi phạm từ cơ quan Công an cấp xã, cấp huyện thì cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính sẽ cập nhập thông của phương tiện vi phạm lên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông và gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm.
Như vậy, thời gian cơ quan Công an có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm gửi thông báo phạt nguội đến với chủ phương tiện, cá nhân, tổ chức có liên quan llà trong thời hạn 10 ngày làm việc (không tính ngày nghỉ hằng tuần, ngày nghỉ Lễ, Tết) từ khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính do người điều khiển phương tiện thực hiện.
>> Xem thêm: Ôtô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền? Lỗi phạt nguội vượt đèn đỏ
2. Tra cứu phạt nguội
Thứ nhất, tra cứu phạt nguội trên website Cục cảnh sát giao thông của Bộ Công an. Mọi người có thể tự mình tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh khi truy cập vào trang web của Cục Đăng kiểm theo đường link sau: http://www.csgt.vn/. Sau đấy, nhập các thông tin theo yêu cầu (những thông tin được hiện thị ở bên phải màn hình) gồm: biển kiểm soát, loại phương tiện và mã bảo mật.
Thứ hai, tra cứu trên website của Cục Đăng kiểm Việt Nam
Bước 1: Truy cập vào trang web của Cục Đăng kiểm Việt Nam theo đường link: http://www.vr.org.vn/
Bước 2: Nhìn bên phải màn hình thì có mục "Tra cứu dữ liệu" rồi chọn "Phương tiện xe cơ giới cho chủ phương tiện".
Bước 3: Nhập đầy đủ các thông tin để tra cứu: biển đăng ký; số tem, giấy chứng nhận hiện tại và mã xác thực.
Ngoài những cách tra cứu được nêu trên thì vẫn còn nhiều cách khác để tra cứu: tra cứu trên website Sở Giao thông vận tải; tải app tra cứu phạt nguội trên CH Play (đối với điện thoại sử dụng hệ điều hành Android) hay Apple Store (đối với điện thoại sử dụng hệ điều hành IOS). Việc tra cứu lỗi vi phạm trên các website, app rất nhanh chóng và thuận tiện vì mọi người có thể kiểm tra bất cứ lúc nào và bất kỳ nơi đâu.
>> Xem thêm: Cách tra phạt nguội như thế nào? Không nộp phạt nguội có sao không?
3. Nộp phạt nguội ở đâu?
Hiện nay, nhiều người dân vẫn đang còn có nhiều thắc mắc xoay quanh chủ để phạt nguội: tra cứu phạt nguội như thế nào?, nộp phạt nguội ở đâu?,...Vì có rất nhiều hành vi vi phạm hành chính xảy ra ở tỉnh A và được cơ quan Công an có thẩm quyền ở tỉnh A phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ nhưng chủ phương tiện, người điều khiển xe, cá nhân, tổ chức liên quan lại ở một tỉnh thành khác; vậy thì việc nộp phạt phải quay lại cơ quan Công an có thẩm quyền ở tỉnh A để giải quyết, xử lý ư?. Để giải quyết vấn đề này thì tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 135/2021/NĐ-CP và khoản 2 Điều 4 Thông tư 15/2022/TT-BCA quy định rằng: nếu việc đi lại của chủ phương tiện, cá nhân gặp khó khăn và không có điều kiện trực tiếp đến cơ quan Công an nơi phát hiện hành vi vi phạm thì có thể đến cơ quan Công an cấp xã hoặc cấp huyện nơi cư trú hoặc đóng trụ sở để giải quyết vụ việc.
Khi có thông báo vi phạm hành chính thì chủ xe vi phạm có thể nộp phạt nguội bằng những cách thức sau:
Thứ nhất, nộp phạt nguội qua Cổng thông tin dịch vụ công quốc gia
Để tiết kiệm công sức và thời gian đi lại cũng như tạo những thuận tiện cho những người vi phạm thì có thể truy cập tới cổng dịch vụ công quốc gia: https://dichvucong.gov.vn/).
Bước 1: Truy cập vào cổng thông tin dịch vụ theo đường link: https://dichvucong.gov.vn/
Bước 2: Nhấn vào "Thanh toán trực tuyến", tiếp nhấp vào "Nộp phạt xử lý vi phạm hành chính" rồi nhấp vào "Tra cứu/ Thanh toán vi phạm giao thông"
Bước 3: Lựa chọn tra cứu theo mã quyết định hoặc tra cứu theo biên bản vi phạm, rồi điền các thông tin theo yêu cầu và chọn hình thức nộp phạt phù hợp.
+ Tra cứu theo mã quyết định: lựa chọn cơ quan có thẩm quyền ra quyết định, nhập số quyết định và mã bảo mật rồi nhấn vào "tra cứu".
+ Tra cứu theo biên bản vi phạm: điền thông tin theo yêu cầu gồm: số biên bản; họ tên người dân/ Tên doanh nghiệp/ Tên tổ chức vi phạm; đơn vị lập biên bản xử phạt (chọn Tỉnh/ thành phố, đơn vị lập biên bản xử phạt, ngày vi phạm, mã bảo mật) rồi nhấn vào "tra cứu".
Bước 4: Sau khi hoàn tất thanh toán, người nộp phạt
Thứ hai, nộp phạt tại kho bạc Nhà nước. Khi nộp phạt tại kho bạc Nhà nước thì có thể lựa chọn nộp trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản của kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
Thứ ba, nộp phạt nguội trực tiếp tại các ngân hàng thương mại nơi kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt.
Cuối cùng, nộp phạt qua dịch vụ bưu diện, ngoài nộp tiền phạt sẽ mất thêm phí dịch vụ.
>> Xem thêm: Xóa lỗi phạt nguội như thế nào? Lỗi phạt nguội sau 1 năm có được xóa?
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác thì Quý khách vui lòng liên hệ tới bộ phận tư vấn pháp luật giao thông trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác từ Quý khách, xin cảm ơn rất nhiều!