1. Các trường hợp không yêu cầu phải chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về tổ chức không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực theo quy định của Nghị định này khi tham gia các công việc sau:

- Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (trừ thực hiện tư vấn quản lý dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định 15/2021/NĐ-CP)

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo quy định tại Điều 22 Nghị định 15/2021/NĐ-CP;

Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án theo quy định tại Điều 23 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

- Thiết kế, giám sát, thi công về phòng cháy chữa cháy theo pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;

- Thiết kế, giám sát, thi công hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;

- Thi công công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình;

- Tham gia hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh, công trình chiếu sáng công cộng; Đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông; dự án chỉ có các công trình vừa nêu;

- Thực hiện các hoạt động xây dựng của tổ chức nước ngoài theo giấy phép hoạt động xây dựng quy định tại khoản 2 Điều 148 Luật Xây dựng 2014.

2. Thủ tục cấp lại Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ năng lực hoạt động được quy định đơn giản hơn hồ sơ đề nghị cấp mới chứng chỉ này.

Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng gồm các giấy tờ tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật. Pháp luật quy định, hồ sơ đề nghị gia hạn, chứng chỉ năng lực bao gồm:

STT Tên tài liệu Biểu mẫu Lưu ý
1 Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực Mẫu số 04 Phụ lục IV Nghị định 15/2021/NĐ-CP Thông tin của đơn đề nghị bao gồm:

- Thông tin của tổ chức: tên tổ chức, đại chỉ trụ sở chính, số điện thoại, số fax, E-mail, website;

- Thông tin của người đại diện theo pháp luật của tổ chức: Họ tên, chức vụ;

-  Mã số doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh;

- Mã số chứng chỉ năng lực, lĩnh vực hoạt động;

- Danh sách cá nhân chủ nhiệm, chủ trì, cá nhân có yêu cầu về chứng chỉ hành nghề và cá nhân tham gia, công nhân kỹ thuật (nếu có) có liên quan của tổ chức;

- Kinh nghiệm hoạt động xây dựng liên quan đến lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ;

- Kê khai máy móc, thiết bị (đối với tổ chức thi công xây dựng, tổ chức khảo sát xây dựng);

- Đề nghị cấp lại chứng chỉ năng lực;

- Cam kết tính chính xác của thông tin ghi trong đơn.

2 Bản gốc Chứng chỉ năng lực được cấp   Trong trường hợp Chứng chỉ năng lực ghi sai thông tin;
3 Cam kết của tổ chức đề nghị cấp lại.   Đối với trường hợp bị hư hỏng, mất chứng chỉ năng lực

Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ năng lực

Tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ năng lực theo quy định tại Điều 87 Nghị định 15/2021/NĐ-CP bằng một trong cách phương thức sau:

- Qua mạng trực tuyến;

- Qua đường bưu điện;

- Nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực;

Bước 3: Xử lý hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ năng lực

- Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét cấp chứng chỉ năng trong thời hạn 10 ngày.

- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực phải thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.

Bước 3: Cấp lại chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.

3. Lợi ích của chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho công ty xây dựng

Chứng chỉ Năng lực hoạt động xây dựng là một trong những yêu cầu quan trọng nhất đối với các công ty xây dựng hiện nay. Để đáp ứng được các yêu cầu về an toàn, chất lượng và hiệu suất trong quá trình xây dựng, các công ty cần phải đào tạo và chứng nhận cho các nhân viên của mình đạt được các tiêu chuẩn và yêu cầu của ngành xây dựng.

Dưới đây là các lợi ích của chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho công ty xây dựng

- Nâng cao chất lượng công việc: Việc đào tạo và chứng nhận cho nhân viên của công ty đạt được các tiêu chuẩn và yêu cầu trong ngành xây dựng sẽ giúp nâng cao chất lượng công việc, từ đó cải thiện uy tín và độ tin cậy của công ty.

- Tăng cường an toàn lao động: Những kiến thức và kỹ năng được đào tạo trong quá trình cấp chứng chỉ sẽ giúp cho các nhân viên trong công ty xây dựng có thể làm việc an toàn hơn, đảm bảo sức khỏe và tính mạng cho bản thân và những người xung quanh.

- Tăng cường hiệu suất làm việc: Các nhân viên đạt được chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng sẽ có khả năng làm việc hiệu quả hơn, tăng cường hiệu suất công việc, giảm thiểu sai sót và thất thoát trong quá trình xây dựng.

- Nâng cao khả năng cạnh tranh: Công ty xây dựng có nhân viên đạt được chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn trong thị trường, đặc biệt là trong những thời điểm có nhiều đối thủ cạnh tranh.

- Đáp ứng yêu cầu pháp luật: Đối với các công ty xây dựng, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là một trong những yêu cầu pháp luật cần thiết để hoạt động, việc đảm bảo nhân viên của công ty đạt được chứng chỉ sẽ giúp công ty đáp ứng các yêu cầu pháp luật và tránh được các rủi ro khác.

4. Quy trình xét duyệt chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Quy trình xét duyệt Chứng chỉ Năng lực hoạt động Xây dựng cho công ty xây dựng thường bao gồm các bước sau:

- Chuẩn bị hồ sơ đăng ký: Công ty cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký đủ các thông tin cần thiết, bao gồm thông tin về công ty, giấy tờ pháp lý, giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật, các báo cáo, tài liệu liên quan đến dự án đã thực hiện và kinh nghiệm của công ty.

- Nộp hồ sơ đăng ký: Sau khi hoàn thành hồ sơ đăng ký, công ty sẽ nộp hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Thời gian xử lý hồ sơ đăng ký thường dao động từ 30 đến 45 ngày làm việc.

- Kiểm tra định kỳ: Sau khi đăng ký, công ty sẽ được kiểm tra định kỳ để đánh giá năng lực hoạt động của công ty. Cơ quan quản lý sẽ kiểm tra các hoạt động của công ty bao gồm các mặt hàng, dịch vụ đã được công ty đăng ký. Kiểm tra định kỳ được thực hiện một lần trong năm.

- Thẩm định định kỳ: Sau khi kiểm tra định kỳ, công ty sẽ được thẩm định định kỳ để đánh giá năng lực hoạt động của công ty. Thẩm định định kỳ được thực hiện bởi cơ quan quản lý hoặc đơn vị chức năng được phân công.

- Cấp chứng chỉ: Nếu công ty đáp ứng đủ các yêu cầu của quy trình, cơ quan quản lý sẽ cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho công ty. Chứng chỉ này có thời hạn sử dụng và công ty sẽ phải đăng ký lại sau khi hết thời hạn.

Quy trình xét duyệt chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho công ty xây dựng có thể khác nhau tùy vào từng quốc gia và khu vực. Do đó, công ty cần tìm hiểu kỹ quy trình cụ thể tại địa phương mình hoạt động để có thể chuẩn bị hồ sơ và đáp ứng đủ các yêu cầu.

Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Thủ tục cấp lại Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức mà Công ty Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 19006162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!