Mục lục bài viết
1. Thủ tục, lệ phí đăng ký bản quyền tác giả khi sáng tác truyện?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, gọi: 0986.386.648
Luật sư tư vấn:
Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả như sau:
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí; d) Tác phẩm âm nhạc; đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.”
Căn cứ theo quy định trên, tuyển tập truyện ngắn mà bạn dự định xuất bản là 1 tác phẩm văn học và bạn có quyền đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm đó. Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả gồm:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả. (Mẫu số 01 Ban hành theo Thông tư số 08 /2016/TT-BVHTTDL)
- 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;
- 02 bản sao Chứng minh nhân dân của tác giả;
- Giấy cam đoan của tác giả về việc độc lập sáng tạo tác phẩm;
- Giấy uỷ quyền (trong trường hợp bạn ủy quyền cho người khác đi nộp đơn);
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn ( nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa);
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả ( nếu tác phẩm có đồng tác giả);
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu ( nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung).
Nơi nộp hồ sơ: Văn phòng đại diện Cục bản quyền tác giả hoắc Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch.
Lệ phí đăng ký quyền tác giả: 100.000 đồng.
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ
1. Người nộp tờ khai: Họ và tên/Tên tổ chức:…………………………………………………………… Là (tác giả/tác giả đồng thời là chủ sở hữu/chủ sở hữu quyền tác giả/người được ủy quyền) ……………………………………………………………………………............ Sinh ngày:…….tháng…….năm………………………………………………… Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức): …………………………………............................................................ Ngày cấp: ……………………………tại: ……………………………………….. Địa chỉ: ………………………………………………………………………….... Số điện thoại: …………………………Email…..……………………………….. Nộp Tờ khai đăng ký quyền tác giả cho (tác giả/ tác giả đồng thời là chủ sở hữu/chủ sở hữu quyền tác giả): ………………………………………………………………................................ 2. Tác phẩm đăng ký: Tên tác phẩm: ……………………………………………………………………........... Loại hình (theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ): ………………………………………... Ngày hoàn thành tác phẩm: ………………………………………………………........ Công bố/chưa công bố: …………………………………………………………........... Ngày công bố: …………………………………………………………………….......... Hình thức công bố (hình thức phát hành bản sao như xuất bản, ghi âm, ghi hình): ……………………………………………………………………………………………… Nơi công bố: Tỉnh/Thành phố………………………Nước………………………........ Nội dung chính của tác phẩm (nêu tóm tắt nội dung tác phẩm - nội dung tác phẩm do tác giả/đồng tác giả sáng tạo, không sao chép từ tác phẩm của người khác, không vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam):…..................... ……………………………………………………………………………………............... ……………………………………………………………………………………............... ……………………………………………………………………………………............... 3. Trường hợp tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh: Tên tác phẩm gốc:………………………………………………………………......... Ngôn ngữ gốc (đối với tác phẩm dịch):……………………………………………… Tác giả của tác phẩm gốc:………………………………Quốc tịch:……………...... Chủ sở hữu tác phẩm gốc:………………………………………………………....... (Nếu tác phẩm gốc hết thời hạn bảo hộ, ghi “tác phẩm hết thời hạn bảo hộ” và nguồn thông tin …………………………………………………………………....................... 4. Tác giả (khai đầy đủ các đồng tác giả, nếu có): Họ và tên:…………………………Quốc tịch……………………………………....... Bút danh:…………………………………………………………………………......... Sinh ngày:…….tháng…….năm…………………………………………………....... Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước của công dân/Hộ chiếu: ………. Ngày cấp: ………………………….tại: …………………………………………...... Địa chỉ: ………………………………………………………………………….......... Số điện thoại………………………Email………………………………………........ 5. Chủ sở hữu quyền tác giả (khai đầy đủ các đồng chủ sở hữu, nếu có): Họ và tên/Tên tổ chức:…………………Quốc tịch………………………………... Sinh ngày:…….tháng…….năm…………………………………………………..... Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức): …………………………………….............................................................. Ngày cấp: ……………………………tại: ………………………………………....... Địa chỉ: ………………………………………………………………………….......... Số điện thoại: ………………………Email………………………………………..... Cơ sở phát sinh sở hữu quyền (tác giả tự sáng tạo/theo hợp đồng/theo quyết định giao việc, thừa kế…): ............................................................................................................................. 6. Trường hợp cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả: Số Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đã cấp:……………………………… Cấp ngày……...tháng..……năm………………………………………………….... Tên tác phẩm:……………………………………………………………………...... Loại hình:…………………………………………………………………………...... Tác giả:………………………………Quốc tịch………………………………….... Chủ sở hữu:………………………….Quốc tịch…………………………………... Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức): ……………………………………............................................................ Lý do cấp lại, đổi Giấy chứng nhận:……………………………………………... Tôi cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi/chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật./. ………………, ngày…….tháng……..năm……..
|
2. Đăng ký bản quyền tác giả với tài liệu tham khảo học sinh?
Giữa tôi và công ty không có bất cứ điều khoản thỏa thuận riêng về nội dung này. Các tài liệu in ra chỉ đề tên trung tâm, không có tên tôi là quyền tác giả. Nay tôi đang có ý định nghỉ việc, chuyển sang đơn vị khác và tôi không muốn công ty cũ tiếp tục sử dụng tài liệu của tôi sau khi nghỉ việc. Mong muốn của tôi có thực hiện được không và nếu muốn tôi cần phải làm những thủ tục gì? Tôi cũng chưa đi đăng ký bản quyền tài liệu. Nếu tôi đi đăng ký bản quyền sau khi nghỉ việc thì có được hay không? Mong luật sư giúp đỡ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
>> Luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ trực tuyến, gọi: 0986.386.648
Trả lời:
Cảm ơn câu hỏi của anh/chị, Luật Minh Khuê xin tư vấn như sau:
Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 quy định về các loại hình được bảo hộ như sau:
"Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này."
Như vậy các tài liệu mà bạn thiết kế cho giáo viên và học sinh của Trung tâm dùng cũng là một loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Bạn có quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm do bạn sáng tạo và được Nhà nước bảo hộ quyền tác giả. Tuy nhiên Trung tâm tiếng Anh nơi mà bạn làm việc và thiết kế tài liệu đó cũng có quyền đối với tác phẩm do bạn sáng tạo do theo dữ liệu bạn đưa ra thì bạn phải "chịu trách nhiệm thiết kế toàn bộ tài liệu học cho học sinh" . Được quy định tại Điều 39 Luật sở hữu trí tuệ như sau:
"Điều 39. Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả
1. Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:
"Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký."
Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 quy định:
"Điều 49. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
1. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp đơn và hồ sơ kèm theo (sau đây gọi chung là đơn) cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.
2. Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại."
Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì quyền tác giả phát sinh từ khi tác phẩm được sáng tạo ra và được thể hiện dưới một hình thức nhất định,... không phân biệt bạn đã đăng ký hay chưa đăng ký. Công ty giao nhiệm vụ cho bạn viết các tài liệu đó, bạn sẽ là tác giả, còn công ty sẽ là chủ sở hữu. Do đó, nếu bạn hoàn toàn không muốn công ty tiếp tục sử dụng các tài liệu đó khi bạn nghỉ việc thì bạn có thể thỏa thuận thương lượng với công ty.
3. Sẽ rút ngắn thời gian cấp bảo hộ nhãn hiệu
Ông Trần Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã phải đối mặt với tình trạng bị chiếm đoạt nhãn hiệu ở một số thị trường nước ngoài và phải tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc để đòi lại.
Điển hình như nhãn hiệu bánh phồng tôm “Sa Giang” bị đối tác đăng ký tại Pháp và châu Âu, cà phê “Trung Nguyên” bị mất nhãn hiệu tại Mỹ, hay thuốc lá “Vinataba” bị đối tác đăng ký tại 12 nước (ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc...).
Theo ông, đến thời điểm này, Việt Nam đã có khoảng 115.000 nhãn hiệu hàng hóa được đăng ký bảo hộ trong nước và hơn 1.000 nhãn hiệu hàng hóa đăng ký bảo hộ tại nước ngoài.
So với năm trước, tỷ lệ tăng trưởng về nhãn hiệu đăng ký bảo hộ năm nay dự kiến đạt mức 20%. Xem thêm: Độc quyền nhà nước? Hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền nhà nước?
4. Bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài không quá khó ?
- Xin ông cho biết quan điểm của mình về việc bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài?
- Việc bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài là vô cùng quan trọng. Thường những nhãn hiệu có uy tín, như Cà phê Trung Nguyên, Vinataba... hay bị vi phạm, không chỉ trong nước mà cả trên thế giới. Trên thực tế, nếu các doanh nghiệp muốn xác lập được thị trường ở nước ngoài thì trước hết, trong chiến lược tiếp cận, họ phải có kế hoạch về nhãn hiệu và bản quyền tại thị trường đó. Chẳng hạn, năm 2006 hàng hoá của mình sẽ sang Mỹ thì phải chuẩn bị làm hồ sơ và thủ tục giấy tờ ngay từ năm nay.
Nói tóm lại, chiến lược đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài phải gắn với chiến lược xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp.
- Hiện nay rất ít doanh nghiệp VN chú ý đến việc phải bảo vệ thương hiệu của mình ở các nước khác. Đó là do nhận thức của doanh nghiệp hay do quy trình đăng ký thương hiệu ở nước ngoài quá khó?
- Rõ ràng là hiện nay, rất nhiều nhãn hiệu hàng hoá bị vi phạm trắng trợn, một trong những nguyên nhân là do chính doanh nghiệp đã không nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài. Thường thì các doanh nghiệp chỉ nhắm vào vấn đề marketing chứ không chú ý nhiều đến thương hiệu. Nhiều doanh nghiệp không hiểu được khi đăng ký ở nước ngoài thì mình sẽ được hưởng lợi như thế nào, hiệu quả ra sao...
Việc đăng ký thương hiệu ở nước ngoài không phải là quá khó bởi trên thực tế chỉ có mấy thị trường chính. Đó là thị trường châu Âu, Mỹ, châu Phi, Nhật và Trung Quốc. Tuỳ từng nơi nhưng nói chung, thời gian đăng ký và được cấp bằng vào khoảng từ 12 đến 15 tháng. Chi phí cho một lần bảo hộ cũng chỉ khoảng 1.000-2.000 USD. Cứ 10 năm một lần, doanh nghiệp phải chi ra một khoản tiền nhất định để duy trì những thương hiệu đã đăng ký. So với những lợi ích mà doanh nghiệp thu được thì chi phí này là không đáng kể.

Luật sư tư vấn bảo hộ nhãn hiệu quyền tại Việt Nam
Theo Cục Sở hữu Trí tuệ, đến cuối năm 2003, số lượng nhãn hiệu hàng hoá mà các doanh nghiệp ASEAN đăng ký bảo hộ tại VN nhiều gấp 3 lần so với nhãn hiệu hàng hoá VN đăng ký bảo hộ tại nước ngoài. Số nhãn hiệu của VN đăng ký ở nước ngoài theo Thoả ước Madrid cũng chỉ có 54 nhãn hiệu. |
- Ông có thể giải thích rõ hơn về quy trình đăng ký thương hiệu tại các thị trường nói trên?
- Đối với các nước như Mỹ, Nhật, cách duy nhất để doanh nghiệp VN nhận được bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá là đăng ký trực tiếp tại từng cơ quan sở hữu trí tuệ của họ.
Còn nếu đăng ký nhãn hiệu thông qua Thoả ước Madrid , đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu phải được làm bằng tiếng Pháp và phải kèm theo mẫu nhãn hiệu. Trong đơn cần chỉ rõ các nước thành viên Thoả ước Madrid mà người nộp đơn muốn nhãn hiệu được bảo hộ. Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu được nộp cho Văn phòng quốc tế thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Nước xin đăng ký theo thoả ước này cũng đồng thời phải là nước thành viên của thoả ước.
Khác với hệ thống Madrid, đăng ký theo thể thức CTM của châu Âu không yêu cầu doanh nghiệp phải gia nhập vào hệ thống này. Doanh nghiệp chỉ cần đăng ký một lần thương hiệu sẽ được bảo hộ tại tất cả các nước ở châu Âu. Thể thức CTM có ưu điểm là thủ tục nộp đơn đăng ký đơn giản, tiết kiệm chi phí. Người nộp đơn khi muốn chuyển đổi đơn đăng ký CTM thành đơn đăng ký quốc gia tại từng nước thuộc châu Âu sẽ được bảo lưu ngày nộp đơn CTM. Đơn đăng ký CTM khi bị từ chối đăng ký ở một trong các nước thành viên có thể chuyển đổi thành đơn đăng ký quốc gia ở các nước khác.
- Rất nhiều người cho rằng, hệ thống thông tin cho lĩnh vực sở hữu trí tuệ ở VN còn rất thiếu. Ý kiến của ông?
- Hiện ở VN mới chỉ có 30 công ty hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ - con số này quả là ít ỏi nếu đem so sánh với các nước khác. Tuy nhiên theo tôi, những thông tin cơ bản về vấn đề này đã được các công ty sở hữu trí tuệ và Cục sở hữu trí tuệ VN đăng tải rộng rãi trên mạng Internet. Như vậy, doanh nghiệp không nên đổ lỗi do thiếu thông tin mà nên xem lại chính mình. Có thể thấy rằng, phần lớn doanh nghiệp trong nước còn cảm thấy mới mẻ và lạ lẫm với khái niệm sở hữu trí tuệ.
- Ông có nhận xét gì về hệ thống pháp luật liên quan đến sở hữu trí tuệ hiện nay của VN?
- Hiện nay, VN chưa có luật về sở hữu trí tuệ, song các luật liên quan tới lĩnh vực này cũng đã liệt kê những đối tượng bảo hộ gần đủ so với thế giới. Tiêu chuẩn bảo hộ cũng đã phù hợp với thế giới. Chẳng hạn, sáng chế thì phải đảm bảo tính mới mẻ, tính sáng tạo, có khả năng áp dụng trong công nghiệp.
Tuy nhiên, thủ tục dưới luật hiện còn rất rườm rà, chưa tạo điều kiện cho người nộp đơn. Không những thế, việc thực thi quyền vẫn tồn tại nhiều bất cập. Chẳng hạn, doanh nghiệp nộp tiền cho nhà nước để đăng ký một nhãn hiệu, khi xảy ra vi phạm, đáng lý ra doanh nghiệp chỉ phải thông báo lên các cơ quan chức năng để giải quyết, thì doanh nghiệp lại phải là người làm từ A đến Z, từ thu thập điều tra chứng cứ đến làm đơn kiện lên toà...
- Ông có lời khuyên gì muốn gửi tới các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, nhất là khi VN chuẩn bị ra nhập Tổ chức thương mại Thế giới WTO?
- Theo tôi, trước hết doanh nghiệp nên "tự cứu lấy mình trước khi trời cứu" như cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã nêu. Muốn thế, doanh nghiệp nên có bộ phận chuyên trách về sở hữu trí tuệ. Nếu tự mình không bảo vệ được, thì doanh nghiệp có thể nhờ sự giúp đỡ từ phía các cơ quan chức năng, hay thông qua các công ty sở hữu trí tuệ có uy tín ở trong nước.
5. Góc nhìn luật sư về bản quyền phát sóng giải ngoại hạng Anh
MP&Silva là công ty thắng thầu và có quyền phân phối bản quyền truyền hình giải bóng đá ngoại hạng Anh tại Việt Nam. Các kênh - đài truyền hình của Việt Nam đều muốn được độc quyền phát sóng các trận đấu thuộc loại “hot” nhất hành tinh này. Trong cuộc đua đó, VSTV (sở hữu thương hiệu kênh truyền hình K+) đã thắng thế với mức phí 10 triệu USD trả cho MP&Silva cho ba mùa giải liên tiếp kể từ mùa giải 2010-2011.
Tuy nhiên, MP&Silva đã rất khôn khéo trong chiến lược kinh doanh của họ khi để VSTV được phát sóng tất cả các trận đấu trong tuần, nhưng họ chỉ được độc quyền vào ngày chủ nhật. Còn lại họ còn phân phối cho các kênh - đài truyền hình khác như cho SCTV gói “thứ 7 không độc quyền” với giá 1,7 triệu USD; cho VCTV với giá khoảng 1,8 triệu, cho VTC chỉ được phát trên hệ HD với giá 300.000 USD.
Theo chúng tôi, việc có một số ý kiến cho rằng các kênh - đài truyền hình của Việt Nam (một số đài phần vốn của VTV chiếm trên 50%) là “gà nhà đá nhau” là cách nhìn nhận chưa thỏa đáng và toàn diện.
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
Chúng ta hiểu rằng, các kênh hoặc đài truyền hình hiện nay (trừ các đài truyền hình phát sóng mang tính chất phục vụ nhiệm vụ của Nhà nước) phần lớn hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, theo cơ chế thị trường. Vì thế, dù có một số công ty nhà nước là cổ đông chi phối, thì các đài truyền hình vẫn phải tuân theo quy luật tất yếu của thị trường là kinh doanh để sinh lợi nhuận.
Giải bóng đá ngoại hạng Anh là một trong những giải đấu hấp dẫn và thu hút đông đảo người xem truyền hình. Trước đây, sở dĩ khán giả được xem miễn phí bởi các trận đấu của giải này được các thương hiệu lớn như Tiger Beer mua và tài trợ cho Đài truyền hình Việt Nam phát sóng, đổi lại Tiger Beer được quảng cáo sản phẩm của mình trên hệ thống của VTV3.
Nhưng hiện nay, khi các đài truyền hình buộc phải hoạt động theo cơ chế thị trường với tư cách là một doanh nghiệp, việc giành được quyền phát sóng giải bóng đá ngoại hạng Anh sẽ là một thành công lớn để phục vụ mục tiêu đầu tư, kinh doanh (thành công về uy tín, độ quảng bá, thành công về tài chính thu từ các hợp đồng quảng cáo, lợi nhuận từ bán thiết bị đầu phát, lợi nhuận từ thuê bao…).
Xét từ góc độ kinh doanh, các kênh - đài truyền hình tại Việt Nam cạnh tranh nhau trong cuộc đua giành phát sóng các trận đấu Giải bóng đá ngoại hạng Anh là điều tất yếu trong cuộc đua để tồn tại và phát triển, điều này không có gì bất hợp lý. Khi các doanh nghiệp cùng tham gia một cuộc đua, mà ở đó họ biết chính xác các tiêu chí mà mình tham gia như giá cả đến mức nào là chấp nhận được, đồng thời các yếu tố “phi tài chính” khác không thể tính được bằng tiền… mà họ có thể chấp nhận để đạt được, thể hiện họ có những toan tính để thành công trong lĩnh vực truyền hình.
Có ý kiến cho rằng tại sao các doanh nghiệp này không ngồi cùng với nhau để đàm phán mức giá mua từ phía đối tác nước ngoài để được rẻ hơn, mặc dù các doanh nghiệp tham gia phần lớn là những doanh nghiệp do nhà nước nắm cổ phần chi phối. Nhưng, cần thấy rằng ý kiến trên chỉ hợp lý khi lợi ích của tất cả các doanh nghiệp tham gia cuộc đua giành quyền phát sóng giải ngoại hạng Anh là tương đối đồng nhất. Trong khi đó, sự khốc liệt của nền kinh tế thị trường thì lại không như vậy, các doanh nghiệp có lớn, có bé, có tiềm lực, không có tiềm lực, có thương hiệu, và không có thương hiệu… do đó chi phối tới các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn sẽ khác nhau, từ nội tại của từng doanh nghiệp tham gia cuộc đua giành quyền phát sóng sẽ khác nhau.
Một số ý kiến cho rằng, từ sự việc trên cần xem xét VSTV dưới góc độ Luật cạnh tranh vì lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường thu phí thuê bao cao hơn mặt bằng chung theo chúng tôi là không hợp lý.
Thứ nhất, chúng ta thử xem xét VSTV có chiếm quá thị phần truyền hình ở Việt Nam hay không, để theo Luật cạnh tranh thì VSTV được coi là doanh nghiệp thống lĩnh thị trường.
Thứ hai, việc VSTV có mức phí thuê bao và giá thiết bị cao có phải là hành vi vi phạm luật cạnh tranh hay không (hay là ngược lại).
Đối chiếu với luật cạnh tranh thực tại chúng tôi thấy rằng không có cơ sở để nói rằng VSTV có dấu hiệu vi phạm luật cạnh tranh.
Hoạt động của các đài truyền hình tại Việt Nam hiện nay đang ngày một phát triển theo mô hình doanh nghiệp chứ không giống như các đơn vị sự nghiệp nhà nước như trước đây. Các doanh nghiệp này bắt buộc phải tự chủ về hoạt động kinh doanh và phải tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp, do đó quyền lợi của người dân đối với việc thụ hưởng các giá trị tinh thần từ các kênh - đài truyền hình mang lại cũng không giống như trước.
Tuy nhiên, để đảm bảo cho quyền được thụ hưởng các giá trị tinh thần của người dân được đảm bảo, chúng tôi hy vọng cơ quan quản lý nhà nước cần có chính sách mang tính định hướng để các doanh nghiệp truyền hình tham gia vào thị trường và cạnh tranh với nhau một cách lành mạnh và phát triển bền vững, để qua đó người xem truyền hình sẽ được hưởng lợi từ những chính sách này.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ
Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật Sở hữu Trí tuệ: 1900.6162
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: lienhe@luatminhkhue.vn
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng. Trân trọng./.