Mục lục bài viết
>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua điện thoại gọi: 1900.6162
Tư vấn thủ tục đăng ký bảo hiểm y tế - Ảnh minh họa
Cơ sở pháp lý
Trả lời:
Cảm ơn Bạn đã gửi câu hỏi cho Chúng tôi, vấn đề Bạn quan tâm Chúng tôi xin trao đổi cụ thể như sau:
1. Thủ tục chuyển tuyến bệnh viện là gì?
Thủ tục chuyển tuyến bệnh viện thường thực hiện khi bệnh nhân cần được chuyển từ bệnh viện hiện tại đến một bệnh viện khác, thường là để tiếp tục điều trị hoặc khám chữa bệnh tại một cơ sở y tế có chuyên môn phù hợp hơn. Dưới đây là các bước chung trong quá trình chuyển tuyến bệnh viện:
- Tìm hiểu và lựa chọn bệnh viện chuyển đến: Bệnh nhân hoặc gia đình cần tìm hiểu về các bệnh viện phù hợp với tình trạng bệnh và chuyên môn cần thiết. Điều này có thể thông qua tham khảo từ bác sĩ hiện tại, hệ thống y tế hoặc thông tin từ nguồn tin cậy.
- Tham khảo bác sĩ: Bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế về việc chuyển tuyến và nhận được hướng dẫn chi tiết về quy trình và các tài liệu cần thiết.
- Đăng ký chuyển tuyến: Bệnh nhân hoặc người thân cần liên hệ với bệnh viện chuyển đến để đăng ký chuyển tuyến. Thông tin cần được cung cấp bao gồm lý do chuyển tuyến, tình trạng sức khỏe hiện tại, và các thông tin y tế khác có liên quan.
- Xác nhận và chấp thuận: Bộ phận chuyển tuyến của bệnh viện chuyển đến sẽ xem xét thông tin và đánh giá yêu cầu chuyển tuyến. Sau khi thông tin được xác nhận và chấp thuận, bệnh nhân sẽ nhận được thông báo về thời gian và các hướng dẫn cụ thể cho việc chuyển tuyến.
- Chuẩn bị hồ sơ y tế: Bệnh nhân cần chuẩn bị hồ sơ y tế, bao gồm các kết quả xét nghiệm, bản ghi hồ sơ bệnh án, các báo cáo y tế, và bất kỳ tài liệu nào liên quan đến tình trạng sức khỏe của mình.
- Chuyển tuyến và tiếp nhận tại bệnh viện mới: Bệnh nhân sẽ đến bệnh viện mới theo thời gian đã hẹn. Tại đây, các quy trình tiếp nhận và đăng ký sẽ được thực hiện.
2. Các trường hợp chuyển tuyến BHYT
Các trường hợp chuyển tuyến được thực hiện trong các trường hợp được quy định tại Điều 4 Thông tư số 14/2014/TT-BYT và Thông tư 43/2013/TT-BYT, bao gồm
- Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề theo trình tự: Tuyến xã lên tuyến huyện, tuyến huyện lên tuyến tỉnh, tuyến tỉnh lên tuyến Trung ương hoặc nếu cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì được chuyển lên tuyến cao hơn.
Trong đó, căn cứ Điều 3 Thông tư 43/2013/TT-BYT, các loại tuyến gồm:
- Tuyến Trung ương: Các bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương…
- Tuyến tỉnh: Bệnh viện xếp hạng II trở xuống trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện hạng I, hạng II thuộc Sở Y tế…
- Tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh: Các bệnh viện hạng III, hạng IV, bệnh viện chưa xếp hạng, trung tâm y tế huyện, bệnh xá công an tỉnh, phòng khám đa khoa, chuyên khoa…
- Tuyến xã, phường, thị trấn: Trạm y tế xã, trạm xá, phòng khám bác sĩ gia đình…
- Chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới;
- Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng tuyến.
3. Điều kiện để được chuyển tuyến
Để chuyển tuyến được coi là chuyển đúng tuyến, Điều 5 Thông tư 14 quy định cụ thể điều kiện của từng trường hợp:
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên:
- Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới hoặc do điều kiện khách quan, cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị;
- Cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn;
- Trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến (trừ phòng khám và cơ sở khám chữa bệnh ở Trung ương).
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới: Khi người bệnh đã được chẩn đoán, được điều trị qua giai đoạn cấp cứu, xác định tình trạng bệnh đã thuyên giảm, có thể tiếp tục điều trị ở tuyến dưới.
- Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh cùng tuyến:
- Bệnh không phù hợp với cơ sở khám chữa bệnh đó hoặc phù hợp nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám chữa bệnh không đủ điều kiện chẩn đoán, điều trị.
- Bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh cùng tuyến dự kiến chuyển đến đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Chuyển tuyến giữa các cơ sở khám chữa bệnh trên cùng địa bàn giáp ranh để bảo đảm điều kiện thuận lợi cho người bệnh.
Ngoài những trường hợp này thì các trường hợp chuyển tuyến khác đều là chuyển vượt tuyến.
Đồng thời, nếu người bệnh không đáp ứng các điều kiện trên nhưng vẫn yêu cầu chuyển tuyến thì được giải quyết chuyển tuyến để bảo đảm quyền lựa chọn nơi khám chữa bệnh của người bệnh.
Tuy nhiên, khi chuyển tuyến, cơ sở khám chữa bệnh phải cung cấp thông tin về phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT chi phí khám chữa bệnh không đúng tuyến để người bệnh được biết.
4. Thủ tục đăng ký chuyển BHYT về bệnh viên gần nhà
Nếu bạn đang đang công tác tại một công ty ,mà công ty đó đăng ký bảo hiểm y tế cho bạn ở một bệnh viện huyện, nếu bạn muốn chuyển bảo hiểm y tế mà đã đăng ký tại bệnh viện đó về một bệnh viện mới gần nhà bạn ( nơi đăng ký mới đó cùng huyện với nơi đăng ký cũ – phòng khám đa khoa ) là hoàn toàn được
Tại Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) quy định: Người tham gia BHYT có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trường hợp người tham gia BHYT phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Người tham gia BHYT được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý. Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu được ghi trong thẻ BHYT.
Theo đó, thủ tục đăng ký chuyển BHYT thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu gồm:
- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mẫu TK1-TS (01 bản).T
- Thẻ BHYT cũ còn giá trị sử dụng.
- Chứng minh thư nhân dân (bản gốc và 01 bản sao).
Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu
Người lao động hoặc đơn vị nộp hồ sơ thay đổi nơi KCB ban đầu vào đầu mỗi quý.
Hồ sơ được nộp cho:
- Cơ quan BHXH huyện để cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT do BHXH huyện thu.
- Cơ quan BHXH tỉnh để cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT tại các đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu.
Bước 3: Chờ giải quyết
Người lao động và đơn vị nộp hồ sơ sau đó nhận phiếu hẹn hoặc thông báo qua email từ cơ quan BHXH (nếu thực hiện qua phần mềm BHXH điện tử) nơi nộp hồ sơ.
Cơ quan BHXH sẽ cấp thẻ BHYT mới sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ. Nếu không giải quyết cơ quan BHXH cần nêu rõ lý do không giải quyết.
Bước 4: Nhận thẻ BHXH đã thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu mới
Cơ quan BHXH chuyển thẻ BHYT đã được thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu đã đăng ký cho người tham gia hoặc chuyển cho đơn vị nơi làm thủ tục đăng ký lại cơ sở khám chữa bệnh ban đầu cho người lao động.
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Quý khách hàng có nhu cầu thì tham khảo thêm nội dung bài viết sau của công ty Luật Minh khuê: Đăng ký mua bảo hiểm y tế online 2023 như thế nào?
Công ty Luật Minh Khuê mong muốn gửi đến quý khách hàng những thông tin tư vấn hữu ích. Nếu quý khách hàng đang gặp phải bất kỳ vấn đề pháp lý nào hoặc có câu hỏi cần được giải đáp, hãy liên hệ với Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline 1900.6162. Hoặc quý khách hàng gửi yêu cầu chi tiết qua email: lienhe@luatminhkhue.vn để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc nhanh chóng. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý khách hàng!
Trân trọng./.
BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT
----------------------------------------------
THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:
1.Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;
2. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;
3. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;
4. Luật sư tranh tụng tại tòa án và đại diện ngoài tố tụng;