1. Tố cáo tội chiếm đoạt tài sản của kế toán ?

Mong Luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề này ạ! Tôi phát hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản củ kế toán công ty tôi như sau:
1. Anh ta thực hiện sửa đổi số liệu công nợ của nhà cung cấp chuyển lên cho công ty tôi ?
2. Sau đó anh ta chuyển tiền cho nhà cung cấp với số liệu mà họ gửi lên, phần chênh lệch anh ta chuyển vào tài khoản của mình.

Tuy nhiên, khi công ty tôi đưa tiền mặt cho anh ta trả công nợ thì lại không có phiếu chi tiền mặt và bất kỳ giấy chứng nhận nào cả (vì tin tưởng). Sau mỗi lần anh ta chuyển công nợ xong thì về có ghi vào sổ công nợ như sau:

Ví dụ: Ngày 20-3-2012 trả nợ công ty A 50 triệu đồng. Và tôi biết trong 50 triệu đồng đó có 40 triệu là anh ta chuyển cho công ty A, còn 10 triệu anh ta chuyển vào tài khoản cá nhân của mình.

Vậy mong Luật sư tư vấn giúp tôi:

1. Tôi có thể tố cáo tội chiếm đoạt tài sản của kế toán bên tôi không?

2. Chứng cứ sổ công nợ mà anh ta ghi lại có đủ buộc tội anh ta chiếm đoạt tiền không?

3. Nếu anh ta kiện lại công ty tôi là chưa đưa tiền cho anh ta thanh toán công nợ thì sao? Anh ta có thể nhận số tiền mà nhà cung cấp nhận được là tiền của anh ta không?

4. Nếu anh ta kiện lại thì công ty tôi có bị đuối lý không? Vì số tiền mà công ty giao dịch có thể lên tới gần trăm tỷ đồng.

Mong được sự tư vấn chi tiết của luật sư sớm nhất có thể. Cám ơn Luật sư!

Người gửi: Hùng Khiêm Nguyễn

Trả lời

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc tới chuyên mục của chúng tôi. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Trong trường hợp này, người kế toán công ty bạn có dấu hiệu phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 174 Bộ Luật hình sự năm 2015 quy định.

Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Tuy nhiên, điều vướng mắc ở đây là công ty bạn khi xuất tiền cho kế toán, không để lại bất kỳ giấy tờ nào để chứng minh. Điều này là thiếu sót vô cùng lớn, sẽ khiến công ty bạn gặp khó khăn, rắc rối trong quá trình khởi kiện. Trước tòa, công ty bạn có thể bị đuối lý, khả năng thắng kiện là không khả quan.

Để có thể chắc chắn thắng kiện trong lần này, công ty bạn cần tạo được nền tảng pháp lý vững chắc trước khi kiện kế toán ra tòa. Điều này còn phụ thuộc vị trí hiện tại của bạn, và sự ứng xử khéo léo trong giao tiếp của công ty bạn.

Trước tiên, công ty cần yêu cầu người kế toán tự lập một bản báo cáo, hoặc bản tổng hợp về những lần rút tiền trả nợ, điều này công ty bạn hoàn toàn có thể làm được với một lý do nào đó. Sau khi có giấy tờ này, bạn mới có thể khởi kiện người kế toán với phần thắng thuộc về công ty.

Chúc công ty sớm giải quyết được công việc một cách thuận lợi! Trân trọng./.

>> Tham khảo dịch vụ: Luật sư tư vấn, tranh tụng trong lĩnh vực hình sự;

2. Có thể bị kiện tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay không ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi có người em, làm cây xăng, nhưng lại lấy tiền bán xăng của ca trực là 18 triệu, và đã tiêu xài cá nhân, nay tôi xin hỏi luật, trưởng hợp người em tôi có thể bị kiện hoặc là rắc rối với chính quyền không ?
Xin chân thành cảm ơn

Trả lời:

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 175 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định:

Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Trong trường hợp này của em bạn nếu em bạn không thỏa thuận được với bên chủ cửa hàng xăng đó về việc em bạn sẽ hoàn trả đầy đủ tiền absn hàng thì em bạn có thể bị khởi tố trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 175 khoản 1 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

3. Không trả góp cho ngân hàng có phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?

Thưa luật sư, xin hỏi: Em muốn hỏi em có vay tín chấp của bên vpbank số tiền 30 triệu đồng , khi vay và làm hợp nhân viên bên tín dựng có báo vay qua hình thức bảng lương lãi suất 2.95 %/ tháng . Nhưng khi giải ngân 1 tháng sau bên vpbank mới gửi bảng kê kèm hợp đồng cụ thể thì lãi suất lại là 5%/tháng , em có gửi mail cho bộ phận chăm sóc khách hàng vpbank yêu cầu giải quyết khiếu nại về lãi suất , yêu cầu phía vpbank có hướng giải quyết nhưng không chút động tĩnh ,em dừng việc đóng tiền góp hàng tháng khi đã đóng đến tháng thứ 4 , và có gửi mail cho bộ phận trăm sóc khách hàng sẽ đóng tiếp đến khi nào giải quyết cho em về vấn đề lãi suất , không có câu trả lời nhưng đến giờ phía vpbank lại gửi tin nhắn sẽ nhờ phía toà án can thiệp , vậy luật minh khuê cho em hỏi vậy em có bị phạm tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không ? Em mong được câu trả lời và hướng dẫn cụ thể ? Em xin chân thành cảm ơn !
Theo quy định tại khoản 1 Điều 175 BLHS như trên thì trường hợp của bạn, bạn cần phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo thỏa thuận hợp đồng vay trả góp ban đầu . nếu không thì bạn có thể bị bên cho vay khởi kiện. Tuy nhiên để tố cáo bạn tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì họ phải có căn cứ về việc bạn dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó; hoặc bạn đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Rõ ràng trường hợp này của bạn không đáp ứng điều kiện trên để định tội bạn nên bạn chỉ bị khởi kiện dân sự trong trường hợp bạn không tiếp tục thực hiện nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên trong trường hợp này bạn có thể khỏi kiện ra tòa về việc hợp đồng dân sự được lập do nhầm lẫn.

Căn cứ theo Điều 126 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Điều 126. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn

1. Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được.

Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu.

Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo quy định tại Điều 132 của Bộ luật này.

Và hậu quả của gia dịch vô hiệu căn cứ theo Điều 131 BLDS 2015 quy định:

Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về ý kiến tư vấn xin hãy liên hệ với tổng đài 1900.6162 để được tư vấn trực tiếp.

Kính thưa công ty luật Minh Khuê! Tôi có một vấn đề nhờ công ty luật tư vấn giúp. Tháng 7/2015 tôi có cho một người bạn mượn tiền, với số tiền khoảng 90.000.000đ (chín mươi triệu đồng). Vì tình cảm và anh em quen biết nên tôi chỉ viết giấy tay. Hiện nay người đó không chịu thanh toán, chuyển đi làm việc ở tỉnh khác và thay đổi số điện thoại. Vậy tôi có thể kiện anh ta về tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được không. Nếu được thì tôi phải làm đơn như thế nào và gửi cho cơ quan nào ? Tôi xin chân thành cảm ơn

Trong trường hợp này thì bạn của ban đã lợi dụng sự tín nhiệm tin tưởng của bạn để vay tiền bạn và sau đó chuyển đi nơi khác thay cả số điện thoại và không trả bạn như vậy thì bạn có thể tố cáo người đó tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017:

Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

g) Tái phạm nguy hiểm.
Về hình thức tố cáo theo quy định tại Điều 22 Luật tố cáo 2018 quy định:

Điều 22. Hình thức tố cáo

Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về ý kiến tư vấn xin hãy liên hệ với tổng đài 1900.6162 để được tư vấn trực tiếp

Thưa luật sư, xin hỏi: Tình hình thị trường hiện nay các công ty bán sỉ sự dụng nhân sự tiếp thị, việc lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đang phổ biến ngày càng gia tăng, xin tổng đài có thể nêu rõ hơn về vấn đề này không ? xin cảm ơn!
Theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015
Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Cấu thành của tội phạm này được quy định

1. Chủ thể

- Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 1, 2 Điều 175 thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự

- Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 3, 4 Điều 175 thì người phạm tội phải đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự

2. Khách thể

Quan hệ sở hữu tài sản được pháp luật bảo vệ

3. Mặt khách quan của tội phạm

- Hành vi: bao gồm các giai đoạn:

+) Người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông qua hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản hoặc hợp đồng khác

+) Sau khi có được tài sản, người phạm tội không thực hiện như cam kết trong hợp đồng, sử dụng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản.

- Hậu quả: người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản, hoặc đã bỏ trốn, hoặc không còn khả năng trả lại tài sản.

Người phạm tội chiếm đoạt được tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên, nếu tài sản có giá trị dưới 4 triệu đồng thì phải kèm theo điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm mới thì mới cấu thành tội phạm.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

- Lỗi cố ý

- Mục đích: chiếm đoạt tài sản

Thưa luật sư, xin hỏi: Xin chào quý Luật sư. Ngày 13/3/2016 tôi có cho em họ mượn 1 chiếc xe Sh150i nhập khẩu, nói mượn đi lấy tiền rồi đến nay không trả, không liên lạc được, không biết cả người và xe ở đâu. Tôi có làm đơn tố cáo tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" Ra Cơ quan công an thì họ không thụ lý và nói "phải biết xe bị cầm ở đâu / đánh bạc / bán tiêu xài" thì mới điều tra. (Mặc dù bạn bè tôi có nhìn thấy xe đi trên đường, có người từng thấy em họ tôi đi bộ) Vậy nay kính mong LS tư vấn tôi nên làm gì? Nếu khởi kiện ra tòa có mất nhiều thời gian không? Xin trân trọng cảm ơn./

Trường hợp của bạn nếu em họ bạn có hành vi mượn xe của bạn rồi sau đó không trả và bạn cũng không liên lạc được. Thì như vậy em bạn có thể bị khởi tố theo quy định của Bộ luật hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 BLHS . Lúc này bạn có thể ra cơ quan công an hoặc tòa án hoặc viện kiểm sát để tố cáo tội phạm

Về thời hạn giải quyết vụ án hình sự thì theo quy định sau:

Điều 145. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;

b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;

c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.

4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Điều 154. Quyết định khởi tố vụ án hình sự

1. Quyết định khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ căn cứ khởi tố, điều, khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiến hành điều tra.Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát việc khởi tố.Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Tòa án phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát cùng cấp.

Thời hạn điều tra thì căn cứ theo quy định tại Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự

Điều 172. Thời hạn điều tra

1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.

2. Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.

Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng;

c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng;

d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

3. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.

Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.

4. Trường hợp thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, nhập vụ án thì tổng thời hạn điều tra không vượt quá thời hạn quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Thưa luật sư, xin hỏi: Một giáo viên được chi bộ giới thiệu lên đảng ủy làm thủ tục vào đảng thì có đơn của học sinh sinh viên gửi lên lãnh đạo nhà trường đề nghị thay giáo viên chủ nhiệm và trong đơn của học sinh nêu rõ giáo viên này thường xuyên không lên lớp và có những lời nói thô tục với học sinh sinh viên, vây nếu Ông hiệu trưởng kiêm bí thư đảng ủy vẩn đưa ra đảng ủy để xét làm thủ tục vào đảng tiếp là đúng hay sai ( trường hợp này trong đảng ủy ông hiệu trưởng lấy phiếu tín nhiệm thì như thế nao?)

Theo Điều 1, Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam “Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên, thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xem xét để kết nạp vào Đảng”.

Thêm vào đó, tại Mục 3, Điểm 3.2, Hướng dẫn số 04 của Ban Tổ chức TW về vấn đề lý lịch của người vào Đảng nêu rõ:

+ Đối với bản thân người vào Đảng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

+ Đối với cha mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ, vợ hoặc chồng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở quê quán, nơi làm việc, nơi cư trú, do cấp uỷ cơ sở xác nhận.

+ Đối với ông, bà nội, ngoại, cô, dì, chú, bác… cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị ở quê quán, nơi đang ở, do cấp ủy cơ sở xác nhận.

+ Nếu những người thân (ông, bà, nội, ngoại, chú, bác, cô, dì, cậu ruột…) có nghi vấn về lịch sử chính trị phức tạp thì phải xác minh rõ từng trường hợp.

NHƯ vậy thì theo quy định trên nếu thầy giáo đó không đủ điều kiện về đạo đức lối sống thì sẽ không đủ điều kiện để được kết nạp vào Đảng.

Xin chào luật sư!Hiện em có một vấn đề như thế này xin luật sư tư vấn giúp em: Em đang làm việc cho một Nhà Phân Phối(NPP) đến nay đã được hơn 5 tháng, nhưng em đã lạm dụng sự tín nhiệm của NPP để sử dụng số tiền hàng hóa của NPP là 117tr đồng. Bây giờ em không co khả năng thanh toán một lần, nhưng em xin trả lại hàng tháng thì bên NPP không đồng ý. NPP dự định nhờ chính quyền can thiệp. Em không biết phải giải quyết thế nào! Xin luật sư có thể tư vấn giúp em trong trường hợp này em phải làm sao.Chân thành cảm ơn Luậy Sư. Gửi từ thiết bị Samsung của tôi

TRong trường hợp này của bạn . Nếu bạ không thỏa thuận được với NPP về việc cho bạn trả dần dàn hàng tháng thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 2 Điều 175 Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
c) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
Chào luật sư ! Em đi nước ngoài và có gửi cho mợ em gần 50 triệu nhờ giữ hộ . Em và cậu em bên nước ngoài làm chung 1 chủ. Khi em đi chỗ khác làm thì chủ đấy không trả tiền cho cậu em và nói để trừ tiền em nợ chủ đấy trong khi em không nợ. Và cậu em bảo cậu còn ở đấy 1000 đô. Em nghĩ thương cậu nên bảo cậu thôi bỏ đi tiền đấy cháu trả và nói với cả mợ nữa. Nào ngờ đâu vài hôm sau cậu em bảo còn tiền ở đấy 2000 đô và trừ hết số tiền em gửi mợ. Em rất bức xúc và bất lực. Em chuẩn bị về Việt Nam. Luật sư cho em hỏi giờ em có lấy lại được tiền nữa không?

Trường hợp này của bạn nếu dõ dàng cậu của bạn đã có hành vi lạm dụng sự tín nhiệm của bạn để chiếm đoạt tài sản của ban. Vì thế để khởi kiện cậu của bạn thì ban cần có bằng chứng chứng minh được rằng cậu bạn đã lợi dụng sự tín nhiệm của bạn để chiêm đoạt số tài sản này Bằng chứng chứng minh thì có thể là hợp đồng hay thỏa thuận về việc bạn sẽ đưa tiền cho anh bạn hoặc có thể là có người làm chứng. Các giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền qua ngân hàng....

> Như vậy theo quy định trên thì cá nhân có quyền sử dụng tên họ và được sửu dụng bí danh bút danh và Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Như vậy bạn hỏi việc gạch tên sai trên phiếu bầu cử thì cần phải căn cứ xem nếu bạn gạch tên sai như vậy thì phiếu bầu cử có hợp lệ hay không mà thôi

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về ý kiến tư vấn xin hãy liên hệ với tổng đài 1900.6162để được tư vấn trực tiếp.

3. Dùng thủ đoạn chiếm đoạt tài sản của người khác bị xử lý như thế nào ?

Luật sư có thể cho tôi hỏi 1 vấn đề về luật dân sự:.. Tình hình là tôi có 1 người bạn là sinh viên do nhẹ lòng đã bị người ta lừa đảo về vấn đề đa cấp và đã bị lừa mất 27tr vnđ kèm theo chứng minh nhân dân với thẻ sinh viên. Giờ người lừa dảo đã bỏ trốn và không thể liên lạc được với người đó. Bạn tôi giờ nó suy sụp tinh thần bận vẫn giấu gia đình về chuyện này. Bạn tôi nhờ tôi giúp về chuyện vay tiền để trả nợ những người họ đã vay nhưng theo tôi nghĩ vay tiền thôi thì có thể tôi giúp được còn việc lừa đảo sinh viên làm đa cấp tôi vẫn không muốn tình trạng đó còn tiếp diễn ?
Mong luật sư cho tôi 1 lời khuyên tốt nhất về vấn đề này

Trả lời:

Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Điều 174 như sau:

"Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo thông tin bạn cung cấp, hành vi của người này có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, do đó bạn có thể làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan công an kèm theo những chứng cứ về việc này.

Chào luật sư ! Cho em hỏi em có vay khoản tiền của PPF là 30.000.000vn, em trả trong 12 tháng, mỗi tháng em trả 3.906.000vn, hiện e đã trả được 2 tháng, nay em không còn khả năng để trả số tiền hàng tháng là 3.906.000 ngàn, gì trước đây thu nhập của em đủ chi trả hàng tháng, nay em đã bị mất việc, và em chuyển công việc khác với thu nhập hàng tháng của em chỉ được 3.600.000vn, em đã trể hẹn với PPF 2 tháng, bên phía PPF gọi điện liên tục và nói là gửi hồ sơ của em về địa phương xử lý, vậy luật sư cho em hỏi với thu nhập hàng tháng của em không đủ chi trả theo số tiền trên, vậy em có bị kết tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không, và em có bị kết tội hình sự ko.

Về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Bộ luật Hình sự quy định:

"Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo đó, nếu bạn có hành vi gian dối hay trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hay dùng số tiền vay được này vào mục đích bất hợp pháp thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này. Trường hợp bạn không có những hành vi trên thì bên cho vay chỉ có thể khởi kiện ra Tòa để yêu cầu bạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

4. Mức án cho tội chiếm đoạt tài sản sẽ phải chịu là bao nhiêu năm tù giam ?

Chào luật minh khuê, cho hỏi bạn tôi bị bắt vì tội chiếm đoạt tài sản của công ty số tiền là 55 triệu đồng và đã bị tạm giam 2 tháng. Bây giờ bồi thường thì sẽ bồi thường như thế nào và sau khi bồi thường sẽ bị xử lý như thế nào mức án sẽ phải chịu là bao nhiêu năm ?
Trân trọng cảm ơn. Mong phản hồi sơm của luật sư.
Người gửi : Nguyễn Công Hùng

Luật sư trả lời:

Thực sự, chúng tôi không thể hiểu được tội phạm bạn đang nói là phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở công ty của người bạn đó.

Trường hợp 1. Chúng tôi giả định rằng trường hợp của người bạn đó chiếm đoạt số tiền 55 triệu đồng nên sẽ phạm vào điểm c. Khoản 2. Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định, hướng dẫn tại Điều 175 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, cụ thể như sau:

...2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

Trường hợp 2. Chúng tôi giả định rằng trường hợp của người bạn đó chiếm đoạt số tiền 55 triệu đồng nên sẽ phạm vào điểm c. Khoản 2. Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định, hướng dẫn tại Điều 174 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, cụ thể như sau:

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

Về mặt các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định, hướng dẫn tại Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, cụ thể như sau:

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

Như vậy, số tiền người bạn đó chiếm đoạt là 55 triệu đồng nên là phải đối diện với mức án từ 2 đến 7 năm tù giam. Nếu chỉ có một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là ''Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả'' và chúng tôi cũng không biết người bạn đó bồi thường thiệt hại được bao nhiêu tiền cho công ty thì có khả năng người bạn đó sẽ được giảm xuống mức sàn của khung này là 2 năm tù giam. Nếu có thêm nhiều hơn các tình tiết giảm nhẹ khác rất có thể tòa án sẽ tuyên cho bạn xuống án treo. Người bạn đó có thể thuê luật sư của công ty chúng tôi tham gia tố tụng, bào chữa cho người bạn đó tại phiên tòa nhằm bảo đảm tính công bằng, tránh tình trạng án nặng hơn tội, oan sai, sự lạm quyền của cơ quan tố tụng. Công ty Luật Minh Khuê, chúng tôi có rất nhiều những luật sư nổi tiếng và uy tín, từng bảo vệ những vụ án đình đám chuyên về hình sự có thể giúp đỡ cho các bạn.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.

5. Tư vấn tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội vu khống ?

Chào luật sư, em có vấn đề sau mong được luật sư tư vấn giúp. Cháu trai em được thằng bạn cùng phòng đưa xe nhờ chở bạn của nó đi Bình Dương để xin việc. Xong cháu em chở đi, xuống đó vô quán nước uống. Cái thằng được chở đi mới nói cháu em ngồi đó nó lấy xe chạy vô công ty kia xin việc. Xong nó lấy xe đi luôn. Cháu em đợi tới chiều không thấy nó quay lại bà chủ quán mới nói nó lấy xe đi luôn rồi đợi gì nữa. Cháu Em mới đón xe về Sài Gòn nói với thằng chủ xe là bạn nó lấy xe đi luôn rồi. Mà thằng chủ xe quen biết thằng ăn cắp xe nhưng không biết địa chỉ nhà nơi ở gì hết đó.
Giờ thằng chủ xe nói cháu em thì dàn cảnh với thằng kia ăn cắp xe nó nó bắt đền. Giờ nó kêu đưa nó 5 triệu không nó báo công an. Mà giờ lỡ đưa 5 triệu vài bữa nó đòi tiếp thì tính sao? Xe nó hồi mua tầm 23 triệu. Mà cháu em nó không có lấy nó cũng chỉ giúp thằng chủ xe chở bạn nó đi tìm việc thôi.
Mong nhờ luật sư tư vấn giùm em về trường hợp này. Rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư, Em xin chân thành cảm ơn.

>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến gọi: 1900.6162

Trả lời:

Về hành vi của người lấy xe ở đây đã cấu thành hành vi trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:

Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

Xét về lỗi em bạn không có lỗi đối với việc để mất xe do đó em bạn không có nghĩa vụ phải bồi thường, mà bên có lỗi phải có nghĩa vụ bồi thường căn cứ quy định tại Điều 307 Bộ luật Dân sự 2005 (văn bản mới: Bộ luật Dân sự năm 2015).

Điều 307. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần.

2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

3. Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.

Trong trường hợp, em bạn không thực hiện hành vi phạm tội nhưng người bạn đó một mực đổi tội, vu khống cho em bạn rằng đã lấy xe nhằm xúc phạm danh dự nhân phẩm của em bạn, về hành vi đó có thể cấu thành tội vu khống theo Điều 122 BLHS.

Điều 156. Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Vì động cơ đê hèn;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

c) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đối với trường hợp này, bạn và em bạn nên đến Cơ quan Công an để khai báo, tường trình về việc mất xe. Và phía bên Công an sẽ có trách nhiệm làm rõ nguyên nhân, và trường hợp phạm tội này có đồng phạm hay không?. Vì người lấy xe lại là bạn của người đưa xe cho em bạn nên cũng cần đưa ra giả thiết người bạn này có liên quan gì đến việc mất xe không?.Do đó trong trường hợp này, em bạn nên thỏa thuận với người bị mất xe chờ cơ quan Công an xác nhận và tìm kiếm để trả lại tài sản cho người đó sớm nhất.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê