Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là xu hướng hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống mạng vật lý, mạng Internet kết nối vạn vật và điện toán đám mây. Vì thế ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy trong quá trình sản xuất ra hàng hóa, đặc biệt là những hàng hóa có kết cấu phức tạp, đòi hỏi người sản xuất có phương tiện máy móc, kỹ thuật cao,... Trên thực tế, có thể thấy nghĩa vụ bảo hành là một trong các nghĩa vụ đi kèm để đảm bảo chất lượng của tài sản mua bán.
1. Khái niệm bảo hành là gì?
Bảo hành hàng hóa là sự đảm bảo bằng văn bản của người bán hàng đối với hàng hóa đã bán cho người mua hàng (người tiêu dùng) nhằm sửa chữa hoặc thay thế sản phẩm nếu thuộc các điều kiện mà người bán hàng cam kết.
Bảo hành hàng hóa, có thể hiểu một cách khái quát chính là việc bên bán hàng hóa đặt ra cho mình nghĩa vụ sửa chữa hàng hóa đã bán cho bên mua trong một khoảng thời gian nhất định để đảm bảo quyền lợi cho người mua trong trường hợp hàng hóa được bán có khuyết tật hay hư hỏng. Xem thêm: Bảo hành là gì? Quy định pháp luật về bảo hành?
2. Quy định về quyền yêu cầu bảo hành và nghĩa vụ bảo hành như thế nào
Theo quy định tại Điều 447 Bộ luật dân sự 2015, trong thời hạn bảo hành, nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua bán thì có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.
Ngoài ra, Điều 446 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định rõ, bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn, gọi là thời hạn bảo hành, nếu việc bảo hành do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Thời hạn bảo hành dược tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật.
Theo quy định nêu trên và trên thực tế, có thể thấy nghĩa vụ bảo hành là một trong các nghĩa vụ đi kèm để bảo đảm chất lượng của tài sản mua bán. Để cụ thể hóa điều này, nghĩa vụ bảo hành háng hóa đã được quy định tại Điều 49 Luật thương mại 2005 như sau:
- Trường hợp hàng hóa mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hóa đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận.
- Bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép.
- Bên bán phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 449 Bộ luật dân sự 2015, ngoài việc yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo hành, bên mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do khuyết tật về kỹ thuật của vật gây ra trong thời hạn bảo hành.
Lưu ý: Bên bán không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua. Bên bán được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu bên mua khoog áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại. Xem thêm: Chính sách bảo hành là gì? Những lưu ý dành cho người tiêu dùng trong quá trình bảo hành?
3. Trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân đối với người tiêu dùng
3.1 Tổ chức cá nhân có trách nhiệm bảo hành cho người tiêu dùng
Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010 quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng như sau:
Phải ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật: Nhãn hàng hóa là một yếu tố quan trọng mà người tiêu dùng cần nắm bắt được trước khi quyết định mua hoặc sử dụng hàng hóa, trên nhãn hàng hóa có chứa các thông tin như tên hàng hóa, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm vè hàng hóa, xuất xứ của hàng hóa
Niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh, văn phòng dịch vụ: Là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thông báo công khai bằng các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng vè mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng Đồng Việt Nam bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng hoặc bằng các hình thức khác tại nơi gia dịch, nơi chào bán hàng hóa.
Cảnh báo khả năng hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa: nhằm tránh cho người tiêu dùng những thiệt hại không đáng có do sự thiếu thông tin đem đến.
Cung cấp thông tin về khả năng cung ứng linh kiện, phụ kiện thay thế của hàng hóa: Đây có thể là một trong các thông tin mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hiện nay thường né tránh không cung cấp cho người tiêu dùng vì nếu người tiêu dùng biết rõ về tình trạng không có linh kiện thay thế trước khi mua hàng hóa thì họ sẽ cân nhắc kỹ càng hơn về việc có quyết định mua hay không mua hàng hóa đó.
Cung cấp hướng dẫn sử dụng, điều kiện, thời hạn , địa điểm, thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành: Hướng dẫn sử dụng là thông tin vô cùng quan trọng đối với người tiêu dùng, vì có được sự hướng dẫn, người tiêu dùng mới có thể khai thác triệt để các tính năng, cộng dụng của sản phẩm, đồng thời tránh những thiệt hại có thể gây ra đối vơi người tiêu dùng do sử dụng sản phẩm sai cách
Thông báo chính xác, đầy đủ cho người tiêu dùng về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch: Đối với hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, người tiêu dùng không thể thỏa thuận được với tổ chức, cá nhân, kinh doanh mà bắt buộc phải đồng ý với những điều kiện, hợp đồng đó. Chính vì lý do này mà người tiêu dùng có thể phải chịu nhiều thiệt thòi trong quá trình mua bán sản phẩm với tổ chức, cá nhân kinh doanh. Do đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh bắt buộc phải cung cấp thông tin về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch với người tiêu dùng.
Như vậy, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng có trách nhiệm cung cấp bảo hành cho người tiêu dùng. Xem thêm: Mức phạt hành chính hành vi vi phạm về trách nhiệm bảo hành hàng hóa như thế nào?
3.2 Trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện
Hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành theo thỏa thuận của các bên hoặc bắt buộc bảo hành theo quy định của pháp luật. Trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm:
ĐẶC ĐIỂM | NỘI DUNG |
Trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện |
|