Đến năm 2008 chồng em có thông báo lại với bên công ty Nhật bản là hồ sơ đi mượn, công ty đã làm hợp đồng lao động theo đúng tên thật của chồng em, nhưng sổ bảo hiểm không đổi tên mà vẫn theo tên hồ sơ đi mượn ( do cty không làm điều chỉnh lại). Cuối năm 2010 hết hợp đồng, công ty trả sổ bảo hiểm cho chồng em vẫn mang theo tên hồ sơ đi mượn ( khi nhận sổ bảo hiểm về mới biết). Khi nhận sổ bảo hiểm về, em có tra tên và số chứng minh nhân dân trên mạng thì số chứng minh đó lại mang tên của một người nữ vì thế sau khi nghỉ việc 1 năm chồng em chưa nhận bảo hiểm trợ cấp 1 lần do vấn đề đó. Từ đó đến nay chồng em vẫn giữ số bảo hiểm đó và không biết phải làm thế nào? Luật sư cho em hỏi:
1.Thủ tục điều chỉnh hồ sơ phải làm thế nào để có thể tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội?
2. Chồng em có thể nhận trợ cấp 1 lần được không?
Xin cảm ơn!
Câu hỏi được biên tập từchuyên mục tư vấn luật lao độngcủa Công ty Luật Minh Khuê
Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi:1900.6162
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Cơ sở pháp lý:
Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn:
1. Thủ tục điều chỉnh hồ sơ?
Theo thông tin bạn cung cấp, chồng bạn mượn hồ sơ của người để kí kết hợp đồng lao động, do đó, ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của bạn liên quan đến bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp này, chồng bạn phải thực hiện thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Quyết định 959/QĐ-BHXH mà không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh nội dung ghi trên sổ bảo hiểm xã hội (vì trường hợp này, bạn cần thay đổi cả họ, tên, ngày sinh...)
Hồ sơ gồm:
+ tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
+ Sổ BHXH;
+ Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ điều chỉnh (Mục I Phụ lục 03).
Số lượng: 01 bộ
Nơi nộp: Cơ quan bảo hiểm xã hội
Ngoài ra, hành vi mượn hồ sơ của chồng bạn là hành vi vi phạm pháp luật: Theo Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
5. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật.
6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.
7. Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
8. Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Điều 27 của Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định:
Điều 27. Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp sau đây:
a) Thỏa thuận với cơ sở đào tạo nghề làm giả hồ sơ để trục lợi số tiền hỗ trợ học nghề mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi người lao động có việc làm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
c) Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: tìm được việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc của người sử dụng lao động khi có biến động lao động việc làm tại đơn vị theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi giả mạo hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giả mạo.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động không theo đúng phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại cho tổ chức bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Buộc tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động đúng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.”
Theo quy định trên, thì chồng bạn sẽ phải thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính, bị nộp phạt từ 500.000 đến 1.000.000 đồng.
2. Trợ cấp 1 lần?
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
"Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
Thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi chưa rõ ràng để có thể xác định được chồng bạn có được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần hay không. Chồng bản chỉ được hưởng nếu như thuộc một trong bốn trường hợp quy định tại Điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Luật sư lao động.