1. Phiếu đề nghị mượn hồ sơ, tài liệu  

Luật Minh Khuê giới thiệu mẫu phiếu đề nghị mượn hồ sơ, tài liệu có sự phê duyệt (cho phép hay không cho phép) của đơn vị quản lý tài liệu như sau:

PHIẾU ĐỀ NGHỊ MƯỢN HỒ SƠ – TÀI LIỆU

Họ và tên: .............................................................................. 

Đơn vị: .................................................................................. 

Đề nghị đơn vị: ...................................................................... 

Vui lòng cho mượn những tài liệu - hồ sơ sau: ..................... 

STT

Tên tài liệu – Hồ sơ

Mã hồ sơ

Thời gian trả

Mục đích sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ý KIẾN CỦA ĐƠN VỊ CUNG CẤP

□ Chấp nhận □ Không chấp nhận    

Lý do không chấp nhận:............................

...............................................................

................................................................

Ngày …… tháng …… năm 20…

ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ

 

 

Ngày …… tháng …… năm 20…

ĐƠN VỊ CUNG CẤP

                                            
                                                      

Tình trạng tài liệu - hồ sơ khi trả: □ Chấp nhận □ Không chấp nhận

Ý kiến khác: ................................................................................... 

........................................................................................................ 

ĐƠN VỊ CUNG CẤP  

 

Ngày …… tháng …… năm 20…

ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ

                                                                                             
                                                                       

 

 

2. Khái niệm trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý là việc mà Nhà nước áp dụng đối với cá nhân, tổ chức gây ra hậu quả vi phạm pháp luật, các cá nhân, tổ chức phải chịu những chế tài theo quy phạm pháp luật.

Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi do Nhà nước áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật, theo đó cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật phải chịu những chế tài được quy định tại phần chế tài của quy phạm pháp luật.

Trách nhiệm pháp lý còn là việc cá nhân, tổ chức cần phải thực hiện nghĩa vụ của mình trước pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ hành vi gây ra cá nhân, tổ chức phải gánh chịu trách nhiệm hình sự, hành chính và bồi thường dân sự.

 

3. Các loại trách nhiệm pháp lý

Ta có thể phân loại trách nhiệm pháp lý thành những loại sau: 

 

3.1 Trách nhiệm hình sự

Trách nhiệm pháp lý hình sự là trách nhiệm mà người phạm tội phải chịu hình phạt theo quy định và các biện pháp tư pháp được quy định trong bộ luật hình sự nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội. Trách nhiệm này sẽ do tòa án áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội theo quy định của Bộ luật hình sự.

 

3.2 Trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm của người hoặc là của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật dân sự và  phải chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm.

Cá nhân, tổ chức khi có hành vi vi phạm pháp luật dân sự thì sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành.

 

3.3 Trách nhiệm hành chính

Là trách nhiệm của người hoặc là của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm những nguyên tắc quản lí nhà nước và phải chịu các hình thức xử lí hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.

Trách nhiệm hành chính là một dạng trách nhiệm pháp lý vì vậy, cũng giống như các dạng trách nhiệm pháp lý khác trách nhiệm hành chính là hậu quả pháp lý bất lợi mà Nhà nước buộc tổ chức cá nhân phải gánh chịu khi các chủ thể đó vi phạm pháp luật.

Hậu quả bất lợi thể hiện ở chỗ cá nhân, tổ chức buộc phạ thực hiện các biện pháp chế tài do luật định. Có nhiều hình thức trách nhiệm pháp lý khác nhau và Nhà nước sẽ áp dụng phù hợp đối với từng loại hành vi vi phạm.

=> Như vậy: 

– Trách nhiệm hành chính chỉ đặt ra đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.

– Truy cứu trách nhiệm hành chính đối với cá nhân, tổ chức vi phạm là việc chủ thể có thẩm quyền áp dụng một trong các hình thức xử phạt đối với cá nhân, tổ chức này.

– Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cá nhân vi phạm trước Nhà nước. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính xâm hại đến trật tự quản lý Nhà nước và chỉ Nhà nước mới có quyền áp dụng chế tài đối với các chủ thể đó, do vậy trách nhiệm của cá nhân, tổ chức phải gánh chịu trước Nhà nước.

– Việc truy cứu trách nhiệm hành chính được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật hành chính.

 

3.4 Trách nhiệm kỷ luật

Là trách nhiệm của người vi phạm kỉ luật phải chịu các hình thức xử lý kỉ luật do thủ trưởng cơ quan xí nghiệp, trường học áp dụng với cán bộ, công nhân viên, học sinh của cơ quan, tổ chức mình.Chủ thể áp dụng trách nhiệm kỷ luật là thủ trưởng, cơ quan đơn vị, xí nghiệp.

Như vậy đối với mỗi loại hành vi vi phạm khác nhau tùy thuộc vào hành vi đó là gì, hậu quả do hành vi đó gây ra là như thế nào sẽ là cơ sở để xem xét người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự hay là trách nhiệm hành chính, xử lý kỷ luật theo quy định.

 

4. Trách nhiệm dân sự

4.1 Khái niệm 

Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm của người hoặc là của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật dân sự và  phải chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm.

Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp lý giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ xác định, tại đó bên có nghĩa vụ bị pháp luật cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ. Về điểm này, Bộ luật Dân sự Pháp qui định “hợp đồng giao kết hợp pháp có giá trị như luật đối với các bên giao kết” (Điều 134). Khoản 1 điều 302 Bộ luật dân sự quy định: “Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.” Như vậy, người vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi là trách nhiệm dân sự. Nếu các bên thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình thì quan hệ pháp luật phát sinh là quan hệ nghĩa vụ, còn trong trường hợp nghĩa vụ bị vi phạm, quan hệ phát sinh sau đó là quan hệ trách nhiệm.

=> Trách nhiệm dân sự là hậu quả pháp lý bất lợi, áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật dân sự để buộc chủ thể này phải khắc phục những tổn thất đã gây ra.

 

4.2 Đặc điểm trách nhiệm dân sự

- Là hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm, chỉ được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật và chỉ áp dụng đối với người có hành vi vi phạm đó.

- Là một hình thức cưỡng chế của nhà nước và do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước áp dụng.

- Luôn mang dến một hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi phạm.

Ngoài những đặc điểm chung của trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm dân sự còn mang những đặc điểm riêng như sau:

- Căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự là hành vi vi phạm luật dân sự hoặc vi phạm hợp đồng (đó là việc không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của người có nghĩa vụ dân sự).

- Trách nhiệm dân sự mang tính tài sản. Đây chính là đặc điểm cơ bản của trách nhiệm dân sự. Do đó, trách nhiệm dân sự của người vi phạm bao giờ cũng là sự bù đắp cho bên vi phạm những lợi ích vật chất nhất định.

- Chủ thể chịu trách nhiệm dân sự có thể là người vi phạm nhưng cũng có thể là người khác, như là người đại diện theo pháp luật cho người chưa thành niên, pháp nhân, cơ quan, tổ chức.

 

5. Trách nhiệm hình sự

5.1 Khái niệm 

Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý bất lợi của việc phạm tội và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của nhà nước do luật hình sự quy định.

- Trách nhiệm hình sự là “hậu quả pháp lý của việc phạm tội” thể hiện ở chỗ người đã gây tội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước”.

- Nó là một dạng trách nhiệm pháp lý, là trách nhiệm của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong pháp luật hình sự bằng một hậu quả bất lợi do Tòa án áp dụng tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà người đó thực hiện.

- Nó là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự quy định.

- Là một dạng của trách nhiệm pháp lý bao gồm nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu Trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của Trách nhiệm hình sự, như hình phạt, biện pháp tư pháp và mang án tích.

 

5.2 Đặc điểm trách nhiệm hình sự

- Nó là một dạng của trách nhiệm pháp lý, vì thế nó mang những đặc điểm chung của trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm hình sự được quy định trong bộ luật hình sự.

– trách nhiệm hình sự là hậu quả tất yếu của của việc thực hiện tội phạm. Nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm hình sự khi thực hiện tội phạm là nguyên tắc cơ bản của LHS nước ta nhằm đảm bảo công bằng và bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật. Một người đạt độ tuổi nhất định, có năng lực TNHS và có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS thì phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi

– Bản chất của trách nhiệm hình sự là sự lên án của nhà nước đối với hành vi phạm tội.

– trách nhiệm hình sự được thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế của nhà nước, đặc biệt là hình phạt. Hình phạt là biện pháp nghiêm khắc nhất của nhà nước so với các biện pháp cưỡng chế khác. Người chịu TNHS phải bị tước bỏ, hạn chế các quyền và lợi ích hợp pháp về vật chất hoặc tinh thần và được đảm bảo thực hiện bằng bộ máy cưỡng chế của nhà nước

Ngoài hình phạt còn các biện pháp cưỡng chế khác như bắt buộc chữa bệnh, tịch thu vật, tiền, trực tiếp liên quan đến tội phạm, giáo dục tại xã, phường, thị trấn, hoặc đưa vào trường giáo dưỡng đối với người chưa thành niên phạm tội,… các biện pháp này có thể áp dụng thay thế hình phạt.

Trách nhiệm hình sự được thực hiện chủ yếu bằng hình phạt. Tuy nhiên, trong trường hợp nhất định, người phạm tội chịu trách nhiệm hình sự không nhất thiết phải áp dụng vì các biện pháp khác cũng đủ để giúp họ cải tạo tốt, trở thành người có ích. Bên cạnh đó, người phạm tội có thể được miễn hình phạt nếu có tình tiết giảm nhẹ, được khoan hồng, qua đó thể hiện tính nhân đạo của nhà nước.

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!